Thực vật cũng biết suy nghĩ và có tình cảm

Nghiên cứu này đã thúc đẩy chính phủ Thụy Sỹ thông qua dự luật đầu tiên về quyền lợi của thực vật. Dự luật này quy định rằng thực vật được bảo vệ về mặt đạo đức và pháp lý, và các công dân Thụy Sỹ phải đối xử với chúng một cách thích hợp! Như vậy có thể nói Thụy Sỹ là nước đầu tiên công nhận thực vật biết tri giác và tình cảm.

Thực vật có trí tuệ hay không? Nhiều năm trước, khi ghé thăm một người bạn ở Úc, tôi được mời chiêm ngưỡng một cây cần sa lớn được trồng bằng kỹ thuật thủy canh và đèn chiếu halogen. Khu vườn nằm trong một căn phòng lớn và tất cả các cây được xếp gọn gàng theo hàng. Ở một bên của căn phòng, các cây xanh dường như cao hơn và thẫm màu hơn, còn càng xa chỗ ấy thì cây càng kém tươi tốt. Tôi đã đề cập về sự khác biệt rõ ràng này với chủ của khu vườn, và được ông giải thích rằng: góc có những cây tươi tốt nhất là nơi ông đã cho chúng nghe nhạc.

Tò mò, tôi hỏi ông ta những cây trồng này thích thể loại nhạc gì? Ông cho biết: chúng thích nhạc cổ điển nhất, tuy nhiên gần đây ông đã đạt được những kết quả tốt hơn khi sử dụng các bản ghi âm tiếng dế kêu.

Một vườn thủy canh dùng đèn chiếu halogen

Cleve Backster và “Tri giác nguyên sơ” của thực vật

Cleve Backster là cựu chuyên gia thẩm vấn của CIA. Vào năm 1960, trong đầu ông thình lình nảy ra ý kết nối máy phát hiện nói dối với cây trồng. Kết quả nằm ngoài khả năng tưởng tượng của ông, khi ông phát hiện ra rằng chúng phản ứng lại đối với những hành động gây hại (ví dụ như cắt lá) hay thậm chí những suy nghĩ làm hại đến chúng phát sinh từ những người ở gần đó. Sau rất nhiều thí nghiệm khác nhau, ông đã buộc phải đưa đến một kết luận gây chấn động, mặc dù biết nhiều người sẽ không hoan nghênh kết quả của mình. Ông đã kết luận rằng: thực vật có tri giác và có tình cảm.

Khi ấy, Backster gắn các điện cực của máy phát hiện nói dối với cây huyết dụ trong văn phòng của ông, sau đó tưới nước cho cây và chờ xem phản ứng của những chiếc lá. Ông kinh ngạc phát hiện ra rằng: cây thực sự đã phản ứng lại với hành động này. Sau đó, ông quyết định chờ xem liệu điều gì sẽ xảy ra nếu như ông đe dọa nó, và ông nảy ra ý rằng sẽ quẹt diêm để đốt lá cây nơi gắn các điện cực.

Điện đồ đo được từ thực vật rất tương đồng với điện đồ não người

Một sự thật hết sức khó tin đã xảy ra: Cái cây không đợi cho đến lúc ông đốt que diêm, mà nó phản ứng ngay tức khắc đúng thời điểm mà ý định của ông vừa mới hình thành trong đầu!

Thông qua các nghiên cứu sâu hơn, Backster thấy rằng chính ý định của ông đã khiến cho cây Huyết dụ ấy phản ứng lại.

Ông cũng phát hiện ra rằng thực vật có sự nhận thức lẫn nhau, chia buồn với cái chết của bất cứ sinh vật nào, cực kì ghét những người đã giết chết các cây khác một cách vô tình hay cố ý. Chúng cũng nhớ một cách trìu mến, mở rộng trường năng lượng của chúng ra ngoài hướng về những người đã trồng và chăm sóc chúng, thậm chí khi “bạn” của chúng cách xa cả về thời gian lẫn không gian.

Trong thực tế, ông nhận thấy, thực vật có thể phản ứng “tức thời” với một sự việc đang diễn ra cách xa hàng ngàn dặm. Và không chỉ là những nhà tâm linh, chúng còn là những nhà tiên tri, biết trước được cát hung, bao gồm cả thời tiết.

Cleve Backster bắt đầu những thí nghiệm của mình với cây huyết dụ. (Ảnh tặng của Cleve Backster)

Backster gọi khả năng tư tưởng của thực vật là “tri giác nguyên sơ” và lần đầu tiên công bố phát hiện của mình trên tạp chí quốc tế Siêu tâm lý học. Công trình của ông được lấy cảm hứng từ nghiên cứu của Jagadish Chandra Bose, người từng tuyên bố đã phát hiện ra rằng: khi ta phát một số loại nhạc nhất định trong khu vực trồng cây thì sẽ khiến chúng phát triển nhanh hơn. Rõ ràng đây là sự thật.

Ngài Jagadish Chandra Bose là một nhà vật lý, nhà sinh vật học, nhà thực vật học, nhà khảo cổ học lừng danh thế giới. Ông là một trong những nhà sáng lập Học viện Khoa học Quốc gia Ấn Độ, chủ tịch Hội nghị Khoa học Ấn Độ lần thứ 14, là thành viên của Học viện Hoàng gia Anh, thành viên Học viện Khoa học Vienna (Áo), thành viên Hội Khoa học Phần Lan, vv… Ông được Hoàng gia Anh phong tước Hiệp sỹ vào năm 1917

Ý thức của thực vật

Tiến sĩ Jagadishchandra Bose một nhà khoa học hàng đầu Ấn Độ, đã phát minh ra một dụng cụ có tên là crescograph và đã làm nhiều thí nghiệm trên thực vật. Tiến sĩ Bose đã chứng minh rằng thực vật biết cảm giác, theo cách riêng của chúng. “Giả sử có một cây xanh rất tươi tốt và lá của nó lấp lánh xanh tươi dưới ánh mặt trời. Chúng ta muốn ngắt một chiếc lá ra chơi. Nhưng chúng ta không nghĩ đến những gì đang diễn ra bên trong cây ấy. Có lẽ chúng ta cảm thấy rằng thực vật không biêt đau như chúng ta. Nhưng thực ra thực vật biết đau. Trong thực tế, xung động của cây này bị ngắt ngay tại vị trí mà chiếc lá bị nhổ. Trong một thời gian ngắn, xung động bắt đầu lại lần nữa tại điểm đó, nhưng lần này rất chậm. Và sau đó nó hoàn toàn ngừng hẳn. Đối với cái cây ấy thì điểm đó coi như là đã chết”.

Tiến sĩ Bose còn nói về khả năng của thực vật nhận biết và phản ứng với những cá nhân có hành vi bạo lực (đặc biệt là đối với một cái cây) “trước mặt” chúng.

Darwin từng bị mê hoặc bởi các phản ứng của thực vật đối với những kích thích bên ngoài, đặc biệt là với các loài cây ăn thịt như cây bắt ruồi (Dionaea muscipula).

Trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến 1970, tiến sỹ Burdon – Sanderson đã tiến hành nhiều thí nghiệm trên cây bắt ruồi. Thí nghiệm đầu tiên, và có lẽ là thí nghiệm hé lộ nhiều điều đáng chú ý nhất trong tất cả. Trong thí nghiệm đó các điện cực được gắn lên trên bề mặt của các mấu của cái bẫy ấy với hy vọng có thể ghi lại những hoạt động điện. Ông thấy rằng mỗi khi các sợi lông cảm giác bị chạm vào, nó phát ra một sóng điện gần giống như các xung thần kinh, hoặc các điện thế hoạt động ở các tế bào thần kinh động vật. Khi thí nghiệm này được thực hiện trên cây gọng vó và cây xấu hổ – tất cả đều có kết quả tương tự!

Tượng của Ngài John Scott Burdon-Sanderson (21/12/1828 – 23/11/1905) tại Viện bảo tàng Đại học Oxford

Theo một tạp chí uy tín Plant Physiology (Sinh lý học thực vật) thì cây trồng có khả năng xác định nguy hiểm, báo hiệu mối nguy hiểm đó cho các cây khác và sắp xếp mọi thứ nhằm phòng thủ chống lại các mối đe dọa có thể nhận thấy được. Theo nhà thực vật học Bill Williams thuộc Viện nghiên cứu Helvetica, “thực vật không chỉ có nhận thức và cảm thấy đau đớn, chúng thậm chí còn có thể giao tiếp”.

Nghiên cứu này đã thúc đẩy chính phủ Thụy S thông qua dự luật đầu tiên về quyền lợi của thực vật. Dự luật này quy định rằng thực vật được bảo vệ về mặt đạo đức và pháp lý,  các công dân Thụy S phải đối xử với chúng một cách thích hợp! Như vậy có thể nói Thụy Sỹ là nước đầu tiên công nhận thực vật biết tri giác và tình cảm.Điện thế hoạt động là sự thay đôi điện thế xảy ra ngang qua màng tế bào thần kinh

Ngày nay với thiết bị hiện đại, các nhà sinh lý học thực vật đang bắt đầu hiểu nhiều hơn về hoạt động của thực vật. Các xung mà Burdon-Sanderson đã phát hiện thấy thực sự là những điện thế hoạt động (action potential) tương tự như ở động vật.

Nhưng vẫn còn một câu hỏi, đó là: thực vật có cảm xúc thực sự không?

Thực vật có tình cảm

Trong thế giới động vật, một con bố hoặc mẹ có thể hy sinh cuộc sống của nó cho con của chúng. Một quân nhân có thể được gọi là “vị tha” nếu anh ta nằm đè lên một quả lựu đạn để bảo vệ đồng đội của mình. Còn các thành viên trong một gia đình nhà khỉ dành nhiều thời gian và công sức để chải chuốt bộ lông cho nhau. Còn thực vật thì sao, chúng có tình cảm tương tự hay không?

Chúng không có hệ thần kinh giống như động vật, nhưng vẫn có bằng chứng mạnh mẽ chứng tỏ rằng chúng có khả năng cảm nhận môi trường xung quanh và phản ứng lại theo nhiều cách, giống như thể hiện tình cảm.

Một ví dụ cho thấy thực vật có cảm giác, đó là việc người ta quan sát thấy chúng có tình cảm, bằng cách gây hại cho các cá thể khác, nhưng là nhằm để bảo vệ các thân thích của chúng!

Mặc dù thực vật có khả năng cảm nhận và phản ứng lại đối với các loài thực vật khác, nhưng khả năng nhận ra họ hàng và hành động theo tình cảm của chúng đã từng là đề tài của một vài nghiên cứu. Gần đây, theo một bài báo trên tạp chí ScienceDaily, một vài nhà khoa học khám phá ra rằng loài Impatiens pallida (một loài hoa dại có màu vàng) có khả năng nhận ra họ hàng, và chúng có thể hiện tình cảm.

Impatiens pallida

Các cá thể của loài hoa dại màu vàng này thường mọc gần với các cá thể có họ hàng với chúng, và có phản ứng mạnh mẽ đối với những cuộc đấu tranh sinh tồn trên mặt đất – đặc biệt là sự tranh giành ánh sáng mặt trời. Bằng cách dồn sinh lực vào lá, loài cây này có thể phát triển nhanh chóng che phủ lá các cây đối thủ và lấy đi ánh sáng mặt trời của đối thủ. Chúng cũng có thể kích thích rễ tăng trưởng và lấn át hệ thống rễ của các cây lân cận.

Tuy nhiên, những cây hoa dại màu vàng này không làm thế khi những cây lân cận là một trong những họ hàng của chúng.

Giữa những cây có họ hàng gần, thì loài cây hoa này không tăng phân bổ chất dinh dưỡng cho rễ hoặc lá. Thay vào đó, chúng hay đổi hình thái bằng cách tăng cường phát triển thân dài ra và phân nhánh. Điều này là một ví dụ cụ thể về việc thực vật cộng tác với những cây họ hàng nhằm nhận được những chất dinh dưỡng cũng như ánh sáng cần thiết mà không che khuất nhau.

Cây bóng nước

Những cây bóng nước khi trồng chung với loài cây lạ khác, thì loài cây này tăng cường phân bố đều các chất dinh dưỡng của nó đến lá, thân và rễ, rõ ràng đây là một dấu hiệu cho thấy biểu hiện cạnh tranh của chúng trước các loài cây khác.

Chúng ta thường trồng các loài cây trên mặt đất cạnh nhau, và khi chúng không phát triển tươi tốt, thì chúng ta thường quy cho một tác nhân gây bệnh. Nhưng có thể đó là do nguyên nhân khác mà chúng ta không ngờ đến.

Thực vật biết hợp tác với các cây khác họ hàng nhưng cùng loài

Cây keo

Cây keo tiết ra Tanin để bảo vệ chính mình trước các loài động vật. Mùi hương Tannin lan truyền trong không khí và khi những cây keo khác “ngửi” thấy, chúng cũng bắt đầu tiết ra Tanin để tự bảo vệ mình khỏi những động vật gần đó.

Thực vật biết sử dụng hóa chất để tương tác với động vật. Khi bị tấn công bởi sâu bướm, một số cây có thể tiết ra chất hóa học để thu hút côn trùng ký sinh đến tấn công sâu bướm.

Các loài phong lan nổi tiếng với hành động này. Không có tí đường nào để quyến rũ côn trùng đến và giúp chúng phát tán phấn hoa, một số loài phong lan thu hút côn trùng bằng mùi hương của những loài hoa nhiều đường, hoặc bắt chước giống vẻ bề ngoài của bạn tình của những loài côn trùng ấy. Loài phong lan Dendrobium trên đảo Hải Nam của Trung Quốc đánh lừa loài ong bắp cày thụ phấn cho chúng bằng cách tiết ra một chất hóa học mà loài ong mật dùng để báo động. Ngửi thấy chất hóa học đó, loài ong bắp cày (vốn chuyên bắt ong mật để làm thức ăn cho ấu trùng của chúng) liền bổ nhào xuống loài hoa lan này – vốn chẳng có gì hấp dẫn đối với chúng cả.

Những cây nấm trong một vườn nấm và những con kiến thợ của loài kiến Atta sexdens rubropilosa chuyên gặm lá cây cũng giao tiếp với nhau. Nếu khu vườn có loài cây có độc tố đối với nấm, thì nấm truyền tín hiệu cho kiến, và kiến sẽ tránh gặm lá cây có độc tố đó để khỏi tạo thành mùn độc có hại cho nấm.

http://www.youtube.com/watch?v=PmD-RTmNBUA

Tham khảo:

http://www.viewzone.com/plants.html

http://www.ultramind.ws/primary_perception.htm

http://www.redicecreations.com/specialreports/cbackster.html

CÙNG CHUYÊN MỤC

Đi tìm đức Phật

Từ một câu chuyện có thật Kinh Hiền Ngu ghi chép lại rằng, ở thủ đô Vaisali của đất nước Licchavi có 500 người mù

Scroll to Top