Người ta chưa tìm được văn bản lịch sử ghi chép lại những sự kiện của nhân loại xảy ra trước đó, cho nên thời điểm trước năm 3.150 TCN được gọi là thời tiền sử. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng thời tiền sử đồng nghĩa với tăm tối và mông muội. Càng không có nghĩa là từ năm 3.150 TCN trở về trước không có sự kiện lịch sử nào xảy ra, mà chỉ đơn giản là chúng ta chưa tìm được những văn bản lịch sử của những thời kỳ cổ xưa hơn mà thôi. Những phát hiện khảo cổ học gần đây chứng tỏ, những hiểu biết của nhân loại về lịch sử của chính mình đã bộc lộ nhiều sai lầm thiếu sót, và lịch sử thế giới cần phải được viết lại từ đầu.
Những vết xe bí ẩn có mặt ở khắp nơi trên thế giới, như Malta, Hy Lạp, Ý, Sicily, Sardinia, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Cyrenaica, Bồ Đào Nha, Azerbaijan, Pháp…
Những tài liệu đầu tiên nhắc tới những vết bánh xe cổ đại là của Gian Francesco Abela vào năm 1647, cho rằng đó là dấu vết bánh xe của những chiếc xe đã được sử dụng để vận chuyển đá từ các mỏ đá ra biển rồi xuất khẩu sang châu Phi trong thời gian người Ả Rập cai trị tại Malta. Kể từ đó chúng đã được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, và sự xuất hiện của chúng thường được giả định là do việc sử dụng liên tục một lộ trình nhất định bởi một loại phương tiện nào đó. Tuy nhiên, giả thuyết này đã không đứng vững vì nhiều thực tế lạ thường. Ví dụ:
1) Các vết bánh xe chỉ có một hàng đã được tìm thấy.
2) Các vết bánh xe đã được tìm thấy trên các đoạn đường dốc đến 45°
3) Một số vết bánh xe được tìm thấy chạy dưới những chỗ nước sâu. Một số vết xe bị cắt ngang bởi vách núi dựng đứng.
4) Một số vết xe chạy cắt ngang qua những phiến đá lớn!
Đã có nhiều tranh cãi sôi nổi về chức năng, sự đa dạng về hình dạng và kích cỡ, xu hướng quanh co, sự xuất hiện của chúng ở khắp mọi vùng đất trên thế giới, vv… đã nổ ra xoay quanh những vết xe kỳ lạ này.
Dù một số vết bánh xe được cho là do các xe hàng tạo ra, nhưng không phải tất cả các vết bánh xe đều là của xe hàng. Ngoài ra còn có sự phân biệt giữa vết bánh xe trên cát tại Anse de St Croix nước Pháp, với các vết bánh xe chạy trong đá. Đảo Malta tại Địa Trung Hải là địa điểm của những vết bánh xe nổi tiếng nhất trên thế giới. Có nghĩa là, những vết xe này hình thành trước khi bị hóa thạch, và chúng đã vô cùng cổ xưa.
Sự hiện diện của những vết xe tại khắp nơi trên thế giới, như Malta, Hy Lạp, Ý, Sicily, Sardinia, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Cyrenaica, Bồ Đào Nha, Azerbaijan và Pháp đã khiến các nhà nghiên cứu phải chú ý. Sau cuộc nghiên cứu quốc tế suốt một năm, các nhà khoa học đến từ các quốc gia này gần đây đã kết luận rằng những rãnh song song trong đá này không thể là do các xe hàng qua lại chính xác trên cùng một tuyến đường đá trong thời gian dài.
Những dấu vết tại Samaipata, South America. Nằm tại ’El Fuerte’, một ngọn núi trong khu rừng nhiệt đới tại Bolivia. Chúng không giống như những vết xe khác. Chúng cắt trên đá, chạy dài từ đỉnh ngọn núi. Có những dấu hoa văn lạ lùng dọc theo bên cạnh. Ngay cả những người dân bản xứ nơi đây cũng không biết gì về nguồn gốc của chúng, nghĩa là chúng đã vô cùng lâu đời, trước khi những người bản xứ tới định cư trên vùng đất này.
Có những vết xe được tìm thấy chạy dưới những chỗ nước sâu chứng minh rằng chúng có từ trước khi nước dâng lên. Một số vết xe chạy qua chỗ vách núi dựng đứng, chứng tỏ những chiếc xe hàng này có thời đã chạy khắp các nẻo đường từ Hagar Qim tới Filfla qua một dải đất. Dải đất ấy đã sụp xuống trước khi con người đặt chân tới đây lần đầu tiên.
Các nhà nghiên cứu Malta gần đây đã xác định niên đại của một số các vết xe này là khoảng từ 6.000 cho tới 7.000 năm trước. Các nhà khảo cổ học cho rằng những vết xe đó có độ tuổi khác nhau, một số có niên đại lên đến 12.000 năm trước. Dù là con số nào đi nữa, thì chí ít nó cũng chứng tỏ con người đã sử dụng bánh xe sớm hơn nhiều ngàn năm so với tưởng tượng của chúng ta.
Có dấu vết của những mỏ đá xung quanh một số vết xe
Những vết xe tại vịnh St. Georges, chạy thẳng xuống biển …
Những vết xe trên đá trên những đỉnh núi cao, bị cắt ngang bởi những vực sâu. Chúng chứng tỏ rằng, từ thuở xa xưa khi mực nước biển thấp hơn bây giờ, khi những phần lục địa chưa bị những biến đổi địa chất rất lớn nào đó cắt đứt và nhấn chìm xuống đáy biển, đã từng có những chủng người bí ẩn sử dụng những thiết bị có bánh xe, ngang dọc khắp các lục địa trên thế giới. Điều đó làm chúng ta không thể không nghĩ đến những “truyền thuyết” được lưu truyền từ tiền sử, khi một nền văn minh phát triển đã bị nhấn chìm và xóa sổ bởi cơn Đại hồng thủy, khoảng 12.000 năm trước đây. Không ai có thể đảm bảo rằng, lịch sử sẽ không bao giờ lặp lại.
Những văn bản lịch sử cổ nhất mà loài người khai quật được có niên đại khoảng năm 3.150 TCN. Người ta chưa tìm được văn bản lịch sử ghi chép lại những sự kiện của nhân loại xảy ra trước đó, cho nên thời điểm trước năm 3.150 TCN được gọi là thời tiền sử. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng những gì thuộc về thời tiền sử là đồng nghĩa với tăm tối và mông muội. Càng không có nghĩa là từ năm 3.150 TCN trở về trước không có sự kiện lịch sử nào xảy ra, mà chỉ đơn giản là chúng ta chưa tìm được những văn bản của những thời kỳ cổ xưa hơn mà thôi. Những phát hiện khảo cổ học gần đây chứng tỏ, những hiểu biết của nhân loại về lịch sử của chính mình đã bộc lộ nhiều sai lầm thiếu sót, và lịch sử thế giới cần phải được viết lại từ đầu.