Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 6)

Trông chúng như những bộ phận máy móc hiện đại nào đó. Nhưng thật không ngờ, chúng được làm hoàn toàn bằng đá cứng, từ thời đại mà theo sách giáo khoa phần đông chúng ta vẫn còn đang sống trong hang động.

  • Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5)
  • Thế giới bị lãng quên: “Người tiền sử” là ai? (kỳ 2)
  • Thế giới bị lãng quên: Ai là “Người tiền sử”? (kỳ 1)

Các đồ gia dụng thượng cổ được chế tác bằng máy tiện cơ khí

1
Một kệ hiện vật đá Ai Cập. Ảnh chụp tại bảo tàng Cairo, 1996.

2
Cái đĩa in hằn rõ rệt những dấu vết của máy tiện, để lại những góc cạnh và vết tròn đồng tâm hoàn hảo do mũi cứng của dụng cụ cắt gây ra.

Trong bảo tàng Cairo và các bảo tàng khác trên thế giới có hàng chục ngàn mẫu vật bằng đá được tìm thấy trong và xung quanh các kim tự tháp bậc thang tại Saqqarra, Ai Cập. Hàng ngàn chiếc bình được cắt gọt từ đá cứng được tìm thấy khắp nơi ở Saqqara, được cho là đã xuất hiện từ những Triều đại đầu tiên (khoảng 6.000 năm trước hoặc hơn). Nhà Ai Cập học số 1 nước Anh, ngài Flinders Petrie cũng tìm thấy những mảnh đồ vật đá tương tự ở Giza. Có một số điều đặc biệt kì dị về những cái bình, bát, lọ và tấm này:

1. Chúng cho thấy các dấu vết đặc trưng của những vật được sản xuất bằng máy tiện. 

2. Nhiều hiện vật được làm từ đá siêu cứng, đòi hỏi những lưỡi cắt siêu cứng để cắt chúng. Phải chăng thiết bị của họ quá siêu việt, cho nên không cần phải quan tâm đến độ cứng của vật liệu? 

3. Nhiều hiện vật khác làm bằng loại đá rất dễ vỡ như đá phiến, nhưng lại có bề mặt mỏng như tờ giấy. 

4. Phần ruột của các hiện vật đá cổ xưa này cho thấy những người bí ẩn ắt phải dùng một thiết bị khoan đặc biệt để cắt gọt chúng. Đáng kinh ngạc thay, phần bên trong cũng được cắt hoàn hảo y hệt phần bên ngoài, gồm cả những phần rất khó như bên dưới vòng cổ của những cái bình. 

5. Việc chế tác có độ khó khăn và độ chính xác rất cao, tuy nhiên chúng đã được sản xuất hàng loạt. Nhiều cái là đồ gia dụng thường ngày. 

6. Những cái bát và đĩa đá được tìm thấy có niên đại từ giai đoạn sớm nhất của nền văn minh Ai Cập, cách nay khoảng 6.000 năm. 

7. Chúng ta không thể tìm được những đồ vật bằng đá như thế này ở bất kỳ thời đại nào sau đó trong lịch sử Ai Cập – có vẻ như các kỹ năng cần thiết đã bị thất truyền.

Chúng được làm từ nhiều loại vật liệu đá khác nhau – từ mềm, chẳng hạn như thạch cao tuyết hoa, cho đến rất cứng, chẳng hạn như đá granite. Làm việc với đá mềm như thạch cao tuyết hoa tương đối đơn giản so với đá granit. Thạch cao tuyết hoa có thể được xử lý bằng các công cụ thô sơ và các chất mài mòn. Còn việc xử lý đá granite là một vấn đề khác hẳn, đòi hỏi không chỉ kỹ năng hoàn hảo, mà còn cả công nghệ khác biệt.

Kỹ thuật của họ thậm chí có thể cao cấp hơn chúng ta. Đây là một trích dẫn của ngài Petrie, nhà Ai Cập học tiên phong hàng đầu của thế giới: “… Máy tiện dường như là một công cụ thường thấy trong Triều đại thứ tư, giống như ở trong các xưởng máy hiện đại ngày nay”. 

3

Một số những chiếc bình tinh tế này được làm bằng loại đá rất dễ vỡ như đá phiến. Đáng kinh ngạc là chúng còn được tiện và đánh bóng, để tạo ra những góc cạnh và đường cong hoàn mỹ – một thành tích phi thường không tưởng đối với tay nghề thủ công.

4
5
2 hình ở trên là một cái bát đá có đường kính khoảng 23cm, đã hoàn toàn được đục rỗng bên trong, bao gồm cả rãnh cắt ở đoạn mở đường kính khoảng 8cm ở trên đỉnh bình. Có một số bát tương tự như vậy, được tiện một cách hoàn hảo khiến nó cân đối một cách không tưởng tượng nổi. Đến mức độ: phần đầu chiếc bình nằm ngang khi cái bát được đặt trên một kệ kính, trên phần đáy có kích thước và hình dạng của đỉnh quả trứng gà!

6
Điều này đòi hỏi toàn bộ cái bát có một bề dày đối xứng mà không có bất kỳ lỗi nào cả!

DCF 1.0
Cái bình bằng đá cứng tròn như một khối cầu, ngay cả ở phần đáy, nhưng nó vẫn đứng thăng bằng hoàn hảo cho thấy sự chính xác và cân đối tuyệt diệu. Vậy mà nó đã xuất hiện từ nhiều ngàn năm trước chứ không phải được chế tác gần đây bằng máy cơ khí hiện đại.

Với một mặt đáy nhỏ như vậy – khoảng 3,5 mm vuông – bất kỳ đặc điểm không đối xứng nào cũng sẽ khiến nó không thể đứng thăng bằng được. Loại kỹ năng này đủ để làm kinh ngạc bất kỳ thợ máy nào của thời đại chúng ta. Làm được đối với đồ gốm đã là rất ấn tượng. Nhưng, đối với đá granite thì điều đó là không thể tin nổi.

8
9
2 hình trên là những mẫu vật khác nữa bằng đá thạch cao tuyết hoa, đá granit hay đá bazan được tiện rỗng với các bán kính tiết diện khác nhau một cách hết sức đều đặn và cân đối, và thậm chí một số bình có cổ dài và hẹp. Bởi vì, ngày nay chúng ta vẫn chưa thể sao chép được những tác phẩm như vậy, cho nên có thể khẳng định chắc chắn rằng các kỹ thuật, máy móc mà họ sử dụng để sản xuất ra những chiếc bát ấy là quá cao cấp. Như vậy các hiện vật thượng cổ ấy cũng đã tự chứng tỏ chúng không thể là đồ giả mạo.

 

10
Đây là một mẫu vật lớn, có đường kính hơn 61cm, được làm từ đá phiến, được trưng bày tại Viện bảo tàng Cairo. Nó giống như một cái đĩa lớn với một trục trung tâm có đường kính khoảng 7cm, với 3 cái vành cách đều nhau quanh chu vi của cái đĩa, hướng nghiêng về phía trục giữa. Đây thực sự là một kỳ quan bằng đá.

11
Một chiếc tù và bằng đá phiến có bề mặt mỏng như tờ giấy

Không chỉ có một số ít những hiện vật như thế. Có đến hàng ngàn đồ tạo tác dạng này trong và xung quanh kim tự tháp Step, Ai Cập. Nhiều hiện vật bằng đá này đã được tìm thấy tại đây. Nhiều đồ tạo tác đã bị khắc những biểu tượng của các vị vua đầu tiên của Ai Cập – các quốc vương thời kỳ tiền Vương triều – từ trước cả thời kỳ của các pharaông, khoảng 6.000 năm trước đây. Căn cứ theo kiểu dáng và kỹ năng các chữ khắc này, có vẻ các hiện vật ấy không phải thuộc thời kỳ tiền vương triều Ai Cập, mà có nhiều khả năng là các chữ khắc đã được khắc thêm vào sau khi những người thuộc thời kỳ đó tìm thấy chúng. Thế thì, những người đã chế tác ra các hiện vật này là ai? Họ đã chế tác chúng bằng cách nào, ở đâu, và khi nào? Và tại sao những vật dụng gia đình thường nhật của họ lại bị chôn vùi trong các kim tự tháp Ai Cập cổ xưa nhất?  

12
13
Cái bát bằng đá diorite có ghi tên của Hotep, vị vua đầu tiên của triều đại thứ hai – tại Saqqara, Ai Cập. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các chữ khắc đó là do những người ở triều đại thứ 2 khắc vào sau khi họ tìm thấy chúng.

14
15
1 chiếc bình bằng đá granit, 1 bình bằng đá pocfia. Tất cả đều thuộc thời kỳ tiền Vương triều Ai Cập, khoảng 6.000 năm trước.

Một vài mẫu vật không tưởng khác 

16
Cái đĩa bằng đá diệp thạch này được tìm thấy tại Saqqara. Người ta chỉ có thể phỏng đoán mục đích của nó mà thôi. Nó có đường kính khoảng 30cm, và hết sức mỏng. Hiện nó được trưng bày tại bảo tàng Cairo, và được gán nhãn là “cái đựng hương trầm”, mặc dù hoàn toàn không có bằng chứng nào chứng minh điều đó. Rõ ràng, đẽo gọt đá (hoặc đúc đá) đã là kỹ năng quen thuộc của họ.

17
Cái đĩa bằng đá phiến này được xác định là thuộc Triều đại thứ 3. Nó cho thấy những góc gấp giống như cái đĩa ở Saqqara. Hiện được trưng bày tại bảo tàng Cairo.

18
19
Vật lạ bằng đá diệp thạch tại Viện bảo tàng Cairo. Chú ý 3 cái “tai” mỏng dính chìa vào tâm

20
Hình ảnh phục chế của vật thể đá trên

21
Một mẫu vật khác. Phần hình bên phải vẽ minh họa phần chi tiết ở giữa đã bị thất lạc. Trông chúng như những bộ phận máy móc hiện đại nào đó. Nhưng, chúng được làm hoàn toàn bằng đá cứng, từ thời đại mà theo sách giáo khoa phần đông chúng ta vẫn còn sống trong hang động.

CÙNG CHUYÊN MỤC

Đi tìm đức Phật

Từ một câu chuyện có thật Kinh Hiền Ngu ghi chép lại rằng, ở thủ đô Vaisali của đất nước Licchavi có 500 người mù

Scroll to Top