Đại hồng thủy là có thật?

Lịch sử của loài người cần phải được viết lại cho đúng. Đó là trách nhiệm mà chúng ta phải hoàn thành, để mang lại tương lai cho các thế hệ mai sau.

Teoberto Maler (12/1/1842 – 22/11/1917) là nhà thám hiểm nổi tiếng người Úc gốc Đức. Ông đã cống hiến cả đời mình để khám phá và ghi chép lập hồ sơ tư liệu về các di tích của nền văn minh Maya.

Mặc dù nền văn minh Maya rất nổi tiếng và đã được biết đến từ rất lâu, tuy nhiên việc khảo sát nghiên cứu về nó đến tận ngày nay vẫn còn ở mức độ sơ khai. Còn rất nhiều địa điểm nằm trong rừng sâu đến nay hầu như vẫn chưa được khám phá. Vào cuối thế kỷ 19 Teoberto Maler đã tiên phong khảo sát và lặn lội vào những địa điểm sâu trong rừng để nghiên cứu và chụp ảnh tư liệu, thậm chí ở lại đến vài tháng, ăn ngủ trong rừng giữa các tàn tích Maya. Dưới đây là một bức ảnh ông chụp được tại 1 trong những địa điểm đó.

Ảnh chụp bởi nhà thám hiểm Teobert Maler tại một di tích của người Maya. Đến nay người ta vẫn chưa khảo sát phần lớn các di tích trong rừng, và địa điểm của tấm phù điêu này là một trong số đó.

Ảnh chụp bởi nhà thám hiểm Teobert Maler tại một di tích của người Maya. Đến nay người ta vẫn chưa khảo sát phần lớn các di tích trong rừng, và địa điểm của tấm phù điêu này là một trong số đó.

Đó là một tấm phù điêu trên đá của người Maya. Nó minh họa một ngôi đền đã bị phá hủy bởi động đất, một người đàn ông đang chết đuối, một núi lửa đang phun trào, những cơn sóng thần cuộn dâng cao, một người đàn ông đang trốn chạy trên một con thuyền. Tổng thể bức phù điêu bất kỳ ai cũng dễ dàng nhận thấy: đó là một trận Đại Hồng Thủy.

Bức phù điêu này rõ ràng mô tả về một sự kiện mà người Maya đã được kể cho nghe, câu chuyện truyền miệng từ đời này sang đời khác. Nó làm người ta nhớ đến những thành phố dưới đáy biển như Yonaguni (Nhật Bản), Guanahacabibes (Cuba), vịnh Cambay (Ấn Độ), vv…

Ở khắp các vùng miền và tất cả các dân tộc trên thế giới đều có những câu chuyện về một đại thảm họa, một trận Đại hồng thủy tương tự như nhau. Các thống kê cho thấy, trên khắp thế giới có khoảng 600 câu chuyện Đại Hồng Thủy, với những chi tiết rất giống nhau.

Hầu hết các câu chuyện đều đại ý kể rằng: Có một thời loài người đã từng phát triển văn minh rực rỡ, nhưng đạo đức của họ suy đồi, trái tim họ trở nên ích kỷ và độc ác. Các vị thần đã kiên nhẫn chờ đợi loài người thay đổi tốt hơn lên, nhưng vô vọng. Các thần vì vậy quyết định hủy diệt loài người đã tha hóa biến chất bằng cơn Hồng Thủy, đồng thời tẩy sạch và tịnh hóa địa cầu. Các Thần lựa chọn những người còn đạo đức tốt đẹp và cho biết trước Đại thảm họa sắp xảy ra, dạy họ đóng những con tàu để cứu bản thân, gia đình, những người khác và các vật nuôi của họ. Sau cơn Hồng Thủy, những người sống sót sinh sôi lại loài người và trở thành ông tổ của các nền văn minh mới.

Người Inca có “huyền thoại” rằng, họ là con cháu của một nền văn minh đã bị hủy diệt.

Phần 3 của Popol Vuh kể về sự sáng tạo ra nhân loại, sự di cư, và buổi bình minh đầu tiên của con người.

Đại Hồng Thủy và truyền thuyết 2012 của người Maya - Tin180.com (Ảnh 3)

Sacsayhuaman, Peru: “Dễ dàng nhận thấy kỹ thuật chế tác đá của người thượng cổ cao siêu như thế nào. Những khối đá nặng hàng chục tấn, được đẽo gọt hoàn hảo và vừa khít với nhau, giữa chúng hoàn toàn không có khe hở. Nền văn minh hiện nay của chúng ta không thể làm được như vậy.”

Ở Sacsayhuaman có những cấu trúc mà người ta thường gọi là “pháo đài” (xem hình). Các bức tường của nó được xây dựng bằng những khối đá rất lớn, có hình dạng rất khác nhau, nhưng lại vừa vặn khít với nhau hết sức hoàn hảo, và thực tế là không hề có một khe hở nào cả. Kiểu kiến trúc như thế không đẹp nhưng rất ổn định và kiên cố. Vì vậy các nhà nghiên cứu cho rằng chủ nhân công trình thượng cổ này đã cố ý xây dựng như vậy để chống động đất.

Tuy nhiên, kỳ lạ là kiến thức xây dựng ấy lại rất phổ biến vào những thời kỳ cổ xưa. Ta có thể thấy kiểu ghép nối đá đặc biệt này ở nhiều công trình thượng cổ trên khắp thế giới.

Điều đó cho thấy là những chủ nhân của các công trình đá ấy có nhiều kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng bí ẩn về loại thảm họa này, loại thảm họa mà có liên quan trực tiếp đến tấm phù điêu Maya kể trên.

Ở Sacsayhuaman, Peru, còn có những tàn tích rất bất thường, xem hình dưới:

Đại Hồng Thủy và truyền thuyết 2012 của người Maya - Tin180.com (Ảnh 4)

Lối giải thích thông thường cho thứ trong bức ảnh ấy, là rằng người làm ra nó đã ngẫu nhiên tạo ra một số biểu tượng có hình dáng cầu thang lộn ngược.

Nhưng những người can đảm hơn thì hiểu rằng đây là cầu thang bình thường của một kiến trúc lớn, vô cùng cổ xưa. Một thảm họa đã phá hủy, lật nhào nó, để lại tàn tích mà chúng ta thấy trên hình. Thiên tai này tất nhiên là rất lớn.

Von Däniken đứng bên cạnh khối đá để cho thấy độ lớn của nó.
Những khối đá khổng lồ dị thường tại Sacsayhuaman. Lực cần thiết để lật nhào những khối tường và cầu thang đá cực cổ xưa này rõ ràng là rất lớn. (Ảnh của Erich Von Däniken)
Ảnh chụp khác của chiếc cầu thang lộn ngược ở trên (lấy từ một trang web du lịch)

Đây là 3 hình ảnh chi tiết nữa của những khối đá bất thường tại Sacsayhuaman. Chúng có vị trí như ngày nay, nếu không phải do một chấn động dữ dội nào đó, thì là do điều gì?

Như vậy theo bạn Đại hồng thủy có thật hay không, khi mà truyền thuyết không thực sự chỉ là truyền thuyết?

Lịch sử của loài người cần phải được viết lại cho đúng. Đó là trách nhiệm mà chúng ta phải hoàn thành, để mang lại tương lai cho các thế hệ mai sau.

CÙNG CHUYÊN MỤC

Đi tìm đức Phật

Từ một câu chuyện có thật Kinh Hiền Ngu ghi chép lại rằng, ở thủ đô Vaisali của đất nước Licchavi có 500 người mù

Scroll to Top