Bí ẩn Tia đất (Earth Radiation) – Một khoa học bí mật

TS Vũ Văn Bằng, Phó viện trưởng Viện Công nghệ nước và Môi trường Việt Nam đã mất vài chục năm nghiên cứu và đã định nghĩa chính xác về địa bức xạ từ, gọi nôm na là “tia đất”. Không chỉ dừng lại ở việc áp dụng đo đạc nguồn nước ngầm dưới lòng đất, mới đây nhất, ông Bằng đã dựa trên thuyết này để áp dụng chữa những bệnh mà cả Đông – Tây y đều đang bó tay. Phát hiện này hy vọng sẽ mở ra một phương pháp chữa bệnh mới cho kết quả vượt trội.

Bài 1: Những căn bệnh có nguồn gốc từ tia đất và mồ mả

Tìm cho ra nguyên nhân

Chúng ta đều biết rằng, ngoài căn bệnh ung thư mà nền y học hiện đại đã và đang phải bó tay, ngày nay còn không ít những căn bệnh hiểm nghèo khác nữa cũng làm giới khoa học vã mồ hôi hột. Chúng ta thường hay gặp đâu đó các bệnh dạng như: đột tử, thần kinh, loạn trí, động kinh, điên, mất ngủ triền miên, ốm không ra ốm, khỏe không ra khỏe… Với những chứng bệnh này, cả Đông Tây y đều khó có thể chữa trị triệt để vì chưa tìm được nguyên nhân đích xác. Bệnh nhân đi khám Tây y thường nhận được kết luận của bác sĩ là: Không có bệnh, chỉ suy nhược cơ thể. Với các thầy thuốc Đông y, mặc dù họ cũng dùng đủ các phương pháp: vọng chẩn, văn chẩn, vấn chẩn, thiết chẩn… cũng chỉ kết luận là: Mất cân bằng âm dương.

Xin được kể ra đây một câu chuyện điển hình. Vợ chồng anh Nguyễn Huy Hùng, 33 tuổi mới chuyển về sống ở căn nhà mới ở khu Trung Hòa – Nhân Chính. Sống ở đây chưa đầy nửa năm thì chị Liên, vợ anh Hùng mắc một căn bệnh không giống ai. Chị khỏe không ra khỏe, ốm không ra ốm, mỗi chiều đi làm về, hiện tượng nghẹt thở lại diễn ra, nhiều lúc tưởng như ngất xỉu. Chị đau đầu, mất ngủ triền miên, người héo úa dần, da dẻ xanh bủng.

TS Vũ Văn Bằng và thiết bị đo tia đất của mình

Kinh tế vốn khá giả, gia đình đưa chị Liên sang Singapore để khám chữa. Thế nhưng, cả gia đình thở dài thườn thượt khi bác sĩ khám xong và kết luận: “Bà không có bệnh gì cả”. Anh Hùng tức giận phản đối: “Vợ tôi không có bệnh, sang đây để làm gì cho mất tiền, các vị xem đi, vợ tôi như người đang sắp chết đây này”. Người bác sĩ chỉ có thể nói rằng: “Trường hợp của vợ ông tôi không thể làm gì khác được, sự thực thì bà ta chẳng có bệnh gì cả”.

Cả gia đình anh Hùng thất vọng đưa chị Liên về nước. Vài tháng sau, qua lời giới thiệu của một người bạn, anh Hùng đã tìm đến gặp TS Vũ Văn Bằng. Sau khi nghe anh Hùng kể về tình trạng sức khỏe của vợ mình, TS Bằng quả quyết: “Bệnh của vợ anh có thể chữa được, tôi sẽ gắng hết sức”.

Sau khi dùng thiết bị đo bức xạ từ trên nền căn nhà của anh Hùng, TS Bằng ngỡ ngàng phát hiện ra rằng, căn nhà của anh Hùng tọa lạc trên cái ao cổ chứa tới hơn 30 hài cốt (số hài cốt này được giả thiết là nạn nhân của nạn đói năm 1945). Sau khi dùng phương pháp xử lý bức xạ từ, hiện tượng khó thở, đau đầu, ngất xỉu của chị Liên dần thuyên giảm. Đặc biệt, sau chưa đầy một tháng, sức khỏe của chị đã trở lại hoàn toàn bình thường.

Từ việc chữa được căn bệnh kỳ lạ của chị Liên, TS Bằng nhận thấy rằng, chỉ cần tìm ra nguyên nhân đích xác của căn bệnh thì căn bệnh ấy có rất nhiều cơ sở để chữa khỏi. Nghiên cứu thêm thông tin ở nước ngoài, ông nhận thấy rằng, một số người trên thế giới đã bắt đầu áp dụng phương pháp chữa bệnh này. Bác sĩ Hagger thuộc Hội Khoa học y tế Đức cùng với các đồng nghiệp Ba Lan đã tiến hành thống kê kết quả khảo sát những căn nhà của 5.348 người bị chết vì căn bệnh ung thư ở thành phố Stetin (Ba Lan). Đương nhiên, lúc đầu kết luận nguyên nhân của bệnh ung thư hàng loạt và đột biến tại đây được giới chuyên môn khẳng định rằng, do rượu bia, thuốc lá… Sau khi khảo sát, họ lại đưa ra một nguyên nhân khác, không hề giống với những nhận định ban đầu rằng: Hầu hết bệnh nhân đã sống, làm việc và ngủ ở nơi có tia đất rất mạnh.

Những việc chưa ai làm

Sau quá trình nghiên cứu bài bản loại tia này từ lý thuyết, thí nghiệm mô hình và thực tế khảo sát, TS Bằng lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa chính xác về cái gọi là “tia đất”. Tia đất là danh từ chung dùng để chỉ tất cả những bức xạ điện từ của những khối vật chất lớn nhỏ khác nhau, có thành phần khác nhau nằm trong vỏ trái đất (môi trường đất đá), ví dụ như các loại khoáng sản rắn, lỏng, khí, các khối macma xâm nhập, đứt gãy địa chất kiến tạo, hang động ngầm, dòng chảy ngầm, khoáng chất phóng xạ, kể cả các công trình nhân tạo chôn ngầm dưới mặt đất, đặc biệt mồ mả, hài cốt… và cũng là lần đầu tiên trong khoa học cũng như thuật ngữ kỹ thuật chuyên ngành, TS Bằng đặt tên cho những bức xạ này là “Địa bức xạ từ thứ cấp – Secondary Magnetic Georadiation”, hay “Địa bức xạ – Georadiation”, gọi đơn giản gọi là tia đất.

Tiếp đó, TS Bằng cùng các cộng sự của mình đã làm một việc mà chưa một đơn vị nhà nước cũng như tư nhân nào làm, đó là khảo sát đo đạc kiểm tra tia đất, địa bức xạ xấu và mồ mả hài cốt, trường vong có hại trong khuôn viên nhà ở của các gia đình, nơi làm việc của các công sở, trụ sở công ty, đất xây dựng. Nói cách khác, ông đã “khám và chữa bệnh” cho tất cả những khu đất nói trên.

Đối tượng khảo sát, đo đạc gồm 4 thành phần chính. Thứ nhất là, xạ khí, nó là chất khí phóng xạ có nguồn gốc từ sự phân rã phóng xạ dưới sâu của vỏ trái đất và thoát lên mặt đất qua các đường đứt gãy kiến tạo. Thứ hai là, bức xạ từ thứ cấp của các dị thường địa chất quy mô địa phương như: chuyển động kiến tạo, đứt gãy kiến tạo, xâm nhập macma, động đất, núi lửa… Thứ ba là, bức xạ từ thứ cấp của các dị thường địa chất quy mô cục bộ, ví dụ như:  hang động ngầm, sông ngầm, xói ngầm, trượt lở. Và cuối cùng là trường vong – mồ mả hài cốt – loại tia đất đặc biệt.

Sau 10 năm khảo sát, đo đạc, thống kê, trên cơ sở số liệu thu thập được và đối chiếu với tình hình sức khỏe của những người trong gia đình, cơ quan, trường học, TS Bằng phát hiện ra những căn bệnh không có trong danh mục của ngành y xuất hiện ở nhiều gia đình và công sở mà nền nhà có tia đất xấu và mồ mả, hài cốt.

Nhóm nghiên cứu đã rút ra kết luận hết sức bất ngờ: Những bệnh có triệu chứng giống hệt như đột tử, ung thư, thần kinh, loạn trí, nổi khùng, động kinh, điên, mất ngủ triền miên, ốm không ra ốm, khỏe không ra khỏe… mà nền y học hiện đại đã và đang chạy chữa nhưng không kết quả, không phải do những nguyên nhân như hiểu biết thông thường của ngành y, mà đó là do chúng có nguồn gốc từ tia đất và mồ mả, hài cốt.

Sau thời gian dài khảo sát đo đạc nền nhà của gần 5.000 gia đình, 17 khu chung cư lớn nhỏ và trên 200 trụ sở cơ quan, trường học, doanh nghiệp, xí nghiệp ở gàn 50 tỉnh, thành và hải đảo trên cả nước, nhóm khoa học do TS Bằng phụ trách đã tập hợp thống kê và phát hiện ra nhiều nhóm bệnh. Trong đó, bệnh về hệ thần kinh chiếm 71%  tổng số trường hợp đã khảo sát đo đạc. Trong số này, người bị điên chiếm 9%, số người chết vì tai nạn giao thông, xây dựng, đuối nước chiếm 16%, số người tự tử là 3%. Bệnh về hệ tuần hoàn chiếm 58% tổng số nhà đã khảo sát đo đạc. Bệnh về xương khớp chiếm 17% tổng số nhà đã khảo sát đo đạc. Bệnh khóc của trẻ sơ sinh chiếm trên 90% tổng số nhà có trẻ em sơ sinh. Bệnh chậm phát triển ở vị thành niên chiếm 25% tống số nhà có các em từ 10 đến 17 tuổi…

Đây được coi là thành tựu mới của nhóm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe con người.

Sau hơn 10 năm tiến hành đo đạc, thống kê số liệu dựa trên lý thuyết, TS Vũ Văn Bằng đã đưa ra kết luận: Nhiều căn bệnh và những trục trặc thường gặp ở những gia đình công sở có tia đất xấu và mồ mả hài cốt. Theo đó, ông đã tiến hành xử lý những tia đất xấu và mang lại hiệu quả bất ngờ.

Bài 2: Tia đất tác động mạnh tới sức khỏe

Nhận dạng năng lượng đặc biệt

TS Bằng cho rằng, các nhà khoa học trên thế giới từ trước đến nay hầu như chỉ tìm hiểu nhiều về “tia vũ trụ”, còn “tia đất” chưa được quan tâm nghiên cứu, nên ít được biết đến. Trong khi đó tác hại tiềm ẩn tia đất đối với sức khỏe con người không hề nhỏ, không thua kém tất cả các tác nhân gây bệnh khác đã biết.

Cho đến nay, những gì có hại xuất phát từ dưới mặt đất con người vẫn nghi hoặc và nghĩ về một thế lực vô hình nào đó, nên có nhiều tên gọi khác nhau: ma quỷ, quỷ trạch, hung khí, ác khí, tia tử địa… còn các nhà cảm xạ gọi là: trường sinh địa, sóng độc hại, ác xạ… Mới đây trên thế giới gọi là “trường bức xạ xấu” hay “Tia đất – The Earth Ray, The Earth Radiation”.

Sau quá trình nghiên cứu bài bản loại tia này từ lý thuyết, thí nghiệm mô hình và thực tế kiểm tra nền nhà ở của hàng ngàn gia đình, cơ quan, trường học, xí nghiệp, công trường, TS Bằng lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa chính xác về cái gọi là “tia đất”. Theo quan niệm của ông, tia đất là danh từ chung dùng để chỉ tất cả những bức xạ điện từ của những khối vật chất lớn nhỏ khác nhau, có thành phần khác nhau nằm trong vỏ trái đất (môi trường đất đá). Ví dụ như các loại khoáng sản rắn, lỏng, khí; các khối mácma xâm nhập, đứt gẫy địa chất kiến tạo, hang động ngầm, dòng chảy ngầm, khoáng chất phóng xạ, kể cả các công trình nhân tạo chôn ngầm dưới mặt đất. Trong đó, đặc biệt mồ mả hài cốt. Lần đầu tiên trong khoa học, TS Bằng đặt tên cho những bức xạ này là “Địa bức xạ từ thứ cấp – Secondary Magnetic Georadiation”, hay “Địa bức xạ – Georadiation”, gọi nôm na là tia đất.

TS Bằng đang đo tia đất ở Nghĩa trang Bất Bạt

Tia đất là một dạng năng lượng đặc biệt được giải phóng từ trong lòng đất. Khi còn ở sâu dưới mặt đất, năng lượng này là trường điện từ đầy đủ. Thế nhưng, khi vượt lên khỏi mặt đất chỉ còn lại là trường từ. Từ trường trái đất là một ví dụ điển hình và dễ hiểu. Có trường điện từ đồng nghĩa với sự hình thành và tồn tại dòng điện kín. Vậy bản chất của tia đất là trường từ, gọi chính xác là trường bức xạ từ thứ cấp.

Trong các loại tia đất phát ra từ những dạng vật chất phát ra từ lòng đất thì mồ mả, hài cốt là dạng tia đất đặc biệt. Hiểu một cách cặn kẽ và khoa học thì một cơ thể con người đang sống đều có những thông số vật lý cụ thể.

Theo đó, cái chết của con người sẽ giống như cái chết của những ngôi sao hình thành lỗ đen. Dấu vết còn lại của con người trên cõi sống chỉ là “lực vô hình”. Theo lý thuyết vật lý, thực chất đó chính là “trường lực hấp dẫn mạnh”.

Nhà vật lý học người Ba Lan, Slawinski phát hiện ra khả năng bức xạ photon của cơ thể với cường độ cỡ 10-1.000 photon/s/cm2. Khi chết bức xạ này tăng lên gấp hơn 1.000 lần. Việc tăng đột ngột này chính là để tăng năng lượng cho sự “suy sụp hấp dẫn” nói trên, tăng cường độ cho trường tổng của cơ thể con người khi chết.

Như vậy, hài cốt là một khối vật chất nằm trong mội trường rất kín là dưới lòng đất, ngoài từ trường vốn có của cơ thể sống để lại sau khi chết và được cô đặc tức khắc để tăng lên hơn 1.000 lần như nhà vật lý Ba Lan – Slawinski đo được, nó còn có thêm 3 từ trường nữa khi hài cốt nằm trong môi trường đất. Những từ trường này không những bị phân cực mà cường độ từ trường tổng tăng lên dữ dội và chúng trở thành những thỏi nam châm mạnh. TS Bằng đã chứng minh lý thuyết này bằng máy BXT-13 do ông chế tạo và đã nhận biết trường từ này từ xa hàng trăm mét theo nguyên lý tương tác điện – từ, cảm ứng điện – từ và từ – từ.

Kết quả đo tia đất trong 10 năm

TS Bằng và các cộng sự của mình trong 10 năm qua theo yêu cầu của nhiều gia đình, công sở, trường học, xí nghiệp, doanh nghiệp xây dựng dự án các khu đô thị… ở trên 40 tỉnh, thành và hải đảo của cả nước đã tiến hành đo và xử lý tia đất đạt được con số trên 5.000 gia đình, 17 khu chung cư lớn nhỏ và trên 200 trụ sở cơ quan, trường học, doanh nghiệp, xí nghiệp…

Tổng kết những số liệu đo đạc được và thống kê phân loại cho thấy: Về tia đất xấu (có hại cho sức khỏe) xuất hiện ở các gia đình, công sở… chiếm đến 93%, tức là hầu như nhà nào cũng có, tuy chỉ khác nhau về diện tích tia đất phân bố rộng hay hẹp so với diện tích toàn nhà mà thôi. Có thể chia tỷ lệ diện tích này làm 3 cấp, tương ứng với tỷ lệ: 1/3, 2/3 và 1/1. Trong đó  tỷ lệ 1/3 chiếm 57%, tỷ lệ 2/3 chiếm 25%, còn lại toàn diện tích chiếm 18%. Riêng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, số nhà có tia đất cấp 3 chiếm tới 89%.

Về mồ mả và hài cốt thì trường vong còn nằm dưới nền nhà bình quân ở các thành phố lớn chiếm 67%. Trong đó, có thể thống kê theo địa dư như sau: miền núi chiếm 3%, trung du 9% và đồng bằng 55%. Trong đó các thành phố lớn chiếm trên 70%. Riêng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh gần như 100%.

Sau hơn 10 năm tiến hành đo đạc, thống kê số liệu dựa trên lý thuyết của mình, TS Vũ Văn Bằng đã đưa ra kết luận: Nhiều căn bệnh và những trục trặc thường gặp ở những gia đình công sở có tia đất xấu và mồ mả hài cốt. Ông cho biết: “Hầu hết những gia đình hay tập thể, dù là nhà nước hay tư nhân… khi đến yêu cầu chúng tôi kiểm tra tia đất mồ mả hài cốt thì trong nội bộ gia đình đó, đơn vị đó đều có vấn đề trục trặc, không về sức khỏe, nội bộ bất hòa thì công việc bế tắc”…

Cụ thể những người có trục trặc về sức khỏe như: Tai nạn xe cộ, đột tử, ung thư, thần kinh, loạn trí, nổi khùng, động kinh, điên, mất ngủ triền miên, ốm không ra ốm, khỏe không ra khỏe… Trục trặc về tình cảm trong gia đình thường là vợ chồng ly thân, ly hôn, con cái lục đục bất hòa. Ở cơ quan nội bộ bè phái, cản nhau, chống đối nhau. Trục trặc trong công ăn việc làm như thất bát, phá sản…

Những vấn đề sức khỏe này có thể thống kê thành một số bệnh đặc trưng. Trong đó, bệnh thần kinh với những biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, giấc ngủ không sâu, tinh thần không tỉnh táo tập trung, lười suy nghĩ, đãng trí hay quên, ngủ hay làm mê sợ hãi ác mộng, tính tình nổi khùng, dễ bị choáng, ngất… cuối cùng dẫn đến thần kinh, điên từ nhẹ đến nặng. Bệnh này chiếm 71%  tổng số nhà đã khảo sát đo đạc. Bệnh về hệ tuần hoàn với những biểu hiện như rối loạn tuần hoàn máu, tim đập nhanh, đôi lúc dồn dập, đôi lúc như ngừng đập, ngủ không ngon, trằn trọc, chập chờn, hồi hộp khó thở, đứt quãng, bóng đè, mắt mờ đầu váng, đứng ngồi không yên, huyết áp tăng, hụt hơi, tính tình cáu gắt, dễ bị ngất. Bệnh này chiếm 58% tổng số nhà đã khảo sát đo đạc. Bệnh về xương khớp với biểu hiện đau mỏi toàn thân, nhức các khớp, đau cơ bắp, giảm sức đề kháng, đôi lúc không điều khiển được chân tay. Bệnh này chiến 17% tổng số nhà đã khảo sát đo đạc.

Trong nội dung nghiên cứu về tia đất, TS Bằng đặc biệt quan tâm đến tác hại của nó tới sức khỏe con người. Với kết quả khảo sát nêu trên đủ để thống kê thấy rằng, tia đất, đặc biệt mồ mả hài cốt có mối liên quan chặt chẽ tới các căn bệnh nguy hiểm mà trong y học không tìm ra nguyên nhân, đây là điều bây giờ mới được làm sang tỏ.

Câu hỏi đặt ra là tại sao tia đất phát ra từ mồ mả hài cốt lại có hại đến sức khỏe con người như vậy, mà cho đến nay kể cả giới khoa học cũng như Y học không hay biết.

Dựa trên những nghiên cứu của mình, TS Vũ Bằng đã đưa ra chứng minh tia đất nói chung và mồ mả hài cốt nói riêng có liên quan đến sức khỏe con người.

Bài 3: Chứng minh tia đất gây bệnh

Cơ chế gây bệnh

TS Bằng kể lại rằng: Trong cuốn “The Earth Radiation” của nhà dò tìm tia đất Kathe Bachler người Đức, tác giả đã khảo sát hơn 11 nghìn giường ngủ của trên 3 nghìn gia đình ở 14 nước khác nhau và ông ta đều thấy có sự hiện diện của tia đất xấu. Ông khẳng định rằng, tia đất có mặt ở khắp nơi và rất có hại.

Tương tự, bác sĩ Hager thuộc Hội Khoa học Y tế Đức cùng các đồng nghiệp Ba Lan đã tiến hành khảo sát nhà ở có 5348 người bị chết vì căn bênh “ung thư” ở thành phố Stettin Ba Lan. Hầu hết họ đã sống và ngủ trên vị trí có tia đất rất mạnh.                                     

Vậy, cơ chế gây bệnh của tia đất là như thế nào?

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cũng có rất nhiều khả quan. Họ đã phát hiện ra rằng, bán cầu não phải của con người là bộ phận nhạy cảm từ trường và có tác dụng điều chỉnh, đối phó với các biến đổi của ngoại lực như lực hấp dẫn, địa từ. Nhưng một khi đã vượt quá sức thụ cảm của nó, bộ phận này phát tín hiệu cho tuyến thượng thận tiết ra chất adrenalin làm nồng độ hernon này tăng đột ngột trong máu dẫn đến các mao mạch trong các tế bào máu co cụm lại thành các quần tụ ngưng kết làm máu lưu thông chậm lại. Do đó máu không đủ oxy cung cấp cho não. Não rơi vào trạng thái gần như hôn mê, bất tỉnh.

TS Bằng dùng thiết bị đo tia đất

Bác sĩ Hager thuộc Hội Khoa học y tế Đức cùng với các đồng nghiệp Ba Lan khảo sát hàng nghìn người chết về căn bệnh ung thư đều cho rằng họ đã sống và ngủ ở nơi có tia đất xấu rất mạnh. Ở đó các hạt neutron được giải phóng và dễ dàng xuyên qua đất đá, bê tông, nhựa đường. Khi vào cơ thể sinh vật, những hạt neutron vô hại trước đó biến thành các proton rất nguy hiểm cho tế bào sống. Vì nó sẽ tạo ra cái được gọi là tia “alpha” cư trú lâu dài trong cơ thể.

Đi sâu hơn nữa, cơ chế gây bệnh của tia đất có thể được hiểu theo con đường những tác nhân vật lý của vật lý hiện đại, gọi là cơ chế tác nhân vật lý đối với cơ thể sống – y lý. Hầu hết, tất cả các trường vật lý khi biến đổi khác thường nằm ngoài ngưỡng cho phép đều có thể làm thay đổi sự phân bố điện tích, áp lực, nhiệt độ, tính thấm của màng. Nó dẫn tới thay đổi cấu trúc, chức năng, trạng thái của từng cơ quan hay toàn bộ cơ thể sống nói chung, các protid bị biến tính, men không còn tác dụng xúc tác, nhiễm sắc thể bị đứt gãy… dẫn đến trong hệ xuất hiện sự đột biến và cơ thể dẫn đến mắc bệnh.

Một trong những tác nhân vật lý nguy hiểm nhất đối với con người là tác nhân ion hóa. Nguy hiểm ở chỗ, con người không hề nhìn thấy và tính chất cơ bản nhất là khả năng xuyên sâu cũng như nó có thể tác dụng lên tất cả các nguyên phân tử của chất sống, không phân biệt cấu trúc, trạng thái và bản chất của đối tượng bị nhiễm. Đặc điểm của tổn thương ion hóa là tác dụng trực tiếp hay gián tiếp những tồn thương đều phát triển theo thời gian tích lũy liều bị nhiễm. Giai đoạn đầu gọi là giai đoạn biến đổi sơ cấp. Giai đoạn 2 là giai đoạn ủ bệnh. Giai đoạn 3 là giai đoạn bị nhiễm “phóng xạ”. Ở giai đoạn này những biến đổi hóa sinh và sinh lý phát triển hết sức nhanh và xuất hiện các hiện tượng bệnh lý.

Nhiều giả thuyết khác nhau

Tuy nhiên, theo TS Bằng, chúng ta cũng phải chấp nhận rằng, cơ chế tổn thương bức xạ ion hóa hiện nay hoàn toàn chưa rõ ràng, do đó có nhiều thuyết khác nhau. Một trong những thuyết đầu tiên có ý định giải thích tại sao bức xạ ion hóa với năng lượng không đáng kể có thể gây ra hiệu ứng sinh vật rất lớn, đó là thuyết “Bia”. Thuyết “Bia” do Desauer (1922), Crewthe (1924) đưa ra, sau đó được Lea (1935) bổ sung. Theo thuyết này, trong mỗi đối tượng sinh vật có những phần rất nhạy cảm với bức xạ Y ion hóa và rất quan trọng đối với quá trình sống. Những phần đó được gọi là “Bia”. Bức xạ bắn trúng bia thì đối tượng đó bị tổn thương. Ví dụ trong tế bào, “Bia” có thể là nhân, gen hoặc men.

Thuyết độc tố, kết quả nghiên cứu cho thấy, một số chất hóa học có tác dụng lên tế bào sống giống như tác dụng của bức xạ ion hóa. Ví dụ như yperit nitow, etylenamin, epoxit. Những chất như thế được gọi là chất độc “phóng xạ”. Chất này không chỉ tác dụng gây nên biến đổi nhiễm sắc thể mà còn gây ra nhiều hiệu ứng sinh vật khác như ức chế quá trình phân bào, tổn thương hệ tạo máu, hệ tiêu hóa. Trên cơ sở này Tnixop và Emanuen coi bản chất của tổn thương phóng xạ là hình thành các chất độc phóng xạ trong các đối tượng bị nhiễm xạ. Đến đây, có thể hình dung tia đất thực sự có hại tới cơ thể sống theo 2 con đường: bức xạ – phóng xạ, điện từ và phát tán hóa chất độc. Cơ chế gây bệnh là sự ion hóa tế bào sống. Ngày nay mỗi khi có bão từ mọi người được cảnh báo, những ai bị bệnh thần kinh, tim mạch, huyết áp cao cần hạn chế đi ra khỏi nhà… Viện Hàn lâm khoa học Nga thống kê, mỗi khi có bão từ xảy ra, số ca đột quỵ tăng 2-2,5 lần. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, hằng năm có khoảng 60.000 người chết vì ánh nắng mặt trời vì UV-B gây ung thư da và đục nhân mắt…

Dựa trên những thông tin thu thập được, TS Bằng đã công bố cơ chế gây từ tia đất. Một điều cần nói thêm, trên thế giới, tới thời điểm này chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu bài bản về vấn đề này.

Sau nhiều năm nghiên cứu, TS Vũ Văn Bằng đã khẳng định được những vấn đề sau: Thứ nhất, ông cho rằng, từ hóa là thuộc tính của mọi vật chất không loại trừ con người.

Hiện tượng sinh ra từ trường phụ (theo quy tắc cảm ứng điện từ) chống lại hay hưởng ứng của vật chất khi đặt trong từ trường ngoài gọi là hiện tượng từ hóa. Vậy từ hóa là quá trình thay đổi cấu trúc từ, mômen từ nguyên tử…) của vật chất dưới tác dụng của từ trường ngoài. Tức là khi đặt vào từ trường ngoài, các mômen từ nguyên tử có xu hướng bị quay đi theo từ trường ngoài dẫn đến sự thay đổi về tính chất từ. Để đánh giá mức độ từ hóa của vật chất người ta dùng độ từ hóa. Độ từ hóa là một đại lượng vật lý nói lên khả năng bị từ hóa của một vật từ, được xác định bằng tổng mômen từ nguyên tử trên một đơn vị thể tích, hoặc một đơn vị khối lượng.

Vậy, ở người thì cơ chế như thế nào?

Đối với con người giới khoa học vẫn còn bỏ ngỏ, đặc biệt trong y học hiện đại lĩnh vực lý sinh – vật lý y sinh (biophysics) là ngành khoa học nghiên cứu các giải pháp đối với các vấn đề sinh học liên quan tới khía cạnh vật lý, vật lý y tế (medical physics) là ngành khoa học dựa trên các vấn đề vật lý để giải quyết trong quá trình chẩn đoán y học chưa được phát triển. Nên nhiều bệnh, đặc biệt bệnh thần kinh và tim mạch… nguồn gây bệnh không phải từ virus, vi khuẩn… các bác sĩ phải bó tay trả về.

Dựa trên nghiên cứu của mình, TS Bằng đã dùng thiết bị máy móc hiện đại đo đạc kiểm tra tất cả các yếu tố môi trường trên và dưới nền nhà (không khí, đất) có hại cho sức khỏe của các thành viên trong mỗi gia đình. Ông đề xuất, tốt nhất là trước khi xây nhà ở, cơ quan, trường học, xí nghiệp, khu chung cư hay đô thị nên tiến hành khảo sát đo đạc phát hiện tia đất xấu, mồ mả hài cốt và tiến hành xử lý tia đất cũng như mồ mả hài cốt có trong diện tích xây dựng để môi trường đất trong lành – “địa linh nhân kiệt”.

Một số thiết bị đo được sử dụng trong nghiên cứu khảo sát tia đất:

  • Máy Địa bức xạ từ (Magnetic Radiation ): BXT-13 (TS. Vũ Văn Bằng tự chế)
  • Máy đo từ dị biệt: The Ghost Meter, (Germany)
  • Máy đo điện và từ trường nhân tạo: ME 3830B (Germany)
  • Máy đo độ pH
  • Máy địa từ (Geo-Magnetometer) – Germany, BPT-2010
  • Máy đo phóng xạ (photon Radiation và Gramma and X-rays), Japan YF -99A.

CÙNG CHUYÊN MỤC

Đi tìm đức Phật

Từ một câu chuyện có thật Kinh Hiền Ngu ghi chép lại rằng, ở thủ đô Vaisali của đất nước Licchavi có 500 người mù

Scroll to Top