Bí ẩn những ngôi đền khổng lồ của người tiền sử

Một trong những điều kỳ bí nhất của “người tiền sử” là khả năng làm việc với những khối đá có kích thước khổng lồ một cách dễ dàng, vào thời mà theo sách giáo khoa không thể có những thiết bị khoa học và công cụ máy móc hiện đại hỗ trợ cho việc xây dựng. Điều đó đã cho thấy sự tồn tại của những chủng người phát triển, chứng tỏ rằng họ là ai đó chứ không phải là những “người tiền sử” săn bắn hái lượm sống trong hang đá như trong tưởng tượng của chúng ta.

Tại thị trấn Ba’albek của LiBăng, ở độ cao 1.150 m so với mực nước biển, tọa lạc tàn tích những ngôi đền vĩ đại lớn nhất thế giới. Kỳ lạ thay, không ai biết chủ nhân đích thực của chúng là ai, và cũng không có bất kỳ tư liệu lịch sử nào ghi chép về nguồn gốc của chúng.

Bí ẩn những ngôi đền khổng lồ của người tiền sử - Tin180.com (Ảnh 1)

Điều đáng kinh ngạc nhất, là người Sumer từ 5.000 năm trước đã đề cập đến Ba’albek và gọi đó là “thành phố cổ xưa”.

Megalyths

Vẻ đẹp kỳ lạ vẫn phảng phất dù thời gian đã làm cung điện khổng lồ nguy nga trở thành tàn tích

Travel Tourism And Landscapes Destinations: The Baalbeck Archaeological  Site: The Canaanite God's mythological city (Part – 1)

Hình ảnh phục dựng của khu tàn tích vĩ đại

Informe del Misterio: agosto 2012

Tỉ trọng của các phần khác nhau bên trong mỗi khối đá có thể khác nhau khá xa, hơn nữa một số khối đá nặng đến mức không thể nhấc nổi, do đó nhiều khi chúng ta chỉ có thể ước lượng được khối lượng của chúng.

Asombrosas y misteriosas construcciones de piedra

Tảng đá to nhất tại đây là tảng khối xây dựng lớn nhất hành tinh, dài 21,36m, cao 4,33m, rộng 4,6m và nặng khoảng từ 1.200 tấn đến 2.000 tấn. Khối đá này cùng với các khối xây khổng lồ khác ở đây đã khiến các nhà khảo cổ, các nhà khoa học và các kỹ sư vô cùng kinh ngạc.

MFS-Strange but TRUE: December 2014

Khối lượng của nhiều khối đá này chỉ có thể được ước đoán, bởi không có bất kỳ thiết bị cơ khí hiện đại nào của chúng ta có thể nhấc và di chuyển nổi chúng. Nhiều người cho rằng khối đá khổng lồ này có khối lượng lên tới 2.000 tấn.

Notes from an ancient Indic, Sanskritic World: ANCIENT LEBANON - THE LINK  TO SRI RAMA, BALARAMA AND SRI KRISHNA - Vedic Cafe

Địa hình Baalbek dốc, mấp mô và lởm chởm đá, hoàn toàn bất lợi cho việc xây dựng. Hơn nữa, các tảng đá nặng 1.000 tấn phải được nhấc bổng lên và đặt chồng lên nhau làm nền móng. Không có chiếc cần trục nào trong thế giới hiện đại của chúng ta có thể nhấc nổi khối xây khổng lồ này.

Có giả thuyết cho rằng các mặt phẳng nghiêng, ròng rọc và hệ thống giàn đã được sử dụng, cùng với hàng ngàn công nhân và sức thú. Đài kỷ niệm Ai Cập phía trước Hoàng Cung của St. Peter ở La Mã là một ví dụ. Kiến trúc sư Domenico Fontana đã xây dựng tảng đá 327 tấn ở thời kỳ Phục Hưng với sự giúp sức của 40 ròng rọc lớn, 800 công nhân, 140 con ngựa. Tuy nhiên ông ta có một khoảng đất bằng phẳng trống trải. Những thuận lợi này không thể tìm thấy tại Baalbek. Có thể thấy rõ rằng Baalbek không phải được dựng nên vào thời kỳ của đế quốc La Mã.

Kawthar Magazine: December 2010

Không có nguồn thông tin nào của La Mã đề cập đến các phương pháp xây dựng, hoặc các dữ liệu và tên gọi của những người chủ, các kỹ sư, các kiến trúc sư và các công nhân của công trình khổng lồ này. Tảng ghép nguyên khối của 3 khối mỗi khối hơn 1000 tấn, ghép nối với 6 tảng khác tại phía Tây của công trường không có nét kiến trúc hay họa tiết điêu khắc mỹ thuật nào tương tự với những công trình trong thời đại La Mã. Những khối đá vôi có các dấu vết rõ ràng của sự xói mòn cát cho thấy đây là một công trình đã được xây dựng rất lâu trước thời kỳ đó.

Misteri Kemegahan Kuil Baalbeck - Masih Kepo Ga??

3 khối đá bên dưới “Nền móng vĩ đại” (The Grand Terrace) của ngôi đền cũng được ước tính có khối lượng từ 750 cho đến 1.000 tấn mỗi khối. Người ta còn thấy nhiều khối đá cực lớn khác xung quanh khu “Đền Jupiter” vĩ đại tại Ba’albek.

Ở đây chúng ta có thể nhận thấy các kích thước to lớn khác thường của nền móng “Đền thờ Jupiter”. Cho đến bây giờ không ai có thể hiểu được làm thế nào những tảng đá nặng hàng ngàn tấn mà ngay cả các cần trục khỏe nhất của người hiện đại chúng ta cũng không nhấc nổi này, lại có thể được tách ra, đẽo gọt vuông vắn và vận chuyển từ khu mỏ cách đó nhiều km, rồi được xây dựng, đặt vào vị trí chính xác của chúng, tại công trường có độ cao 1.150m như thế này. Ngay cả với công nghệ hiện đại ngày nay đây cũng là một bài toán hết sức nan giải, hầu như không thể thực hiện được. Người ta không thể biết người xưa đã dùng các công cụ thiết bị và phương tiện vận chuyển gì để dựng nên bí ẩn vĩ đại này.

Liberalguy: May 2010

Cột trụ đổ nằm ngang phía dưới bên phải tấm ảnh có đường kính trên 2,2m. Có thể thấy khu kiến trúc tiền sử khổng lồ tuyệt đẹp này có tỉ lệ lớn hơn tỉ lệ thông thường vài lần.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người cho rằng trước Đại Hồng Thủy có một nền văn minh của những người khổng lồ, sống sót sau đại thảm họa đó họ trở thành những ông tổ đầu tiên của nền văn minh cổ Ai Cập và Sumer,… Họ được tôn thờ như những vị thần, và là nguyên nhân tại sao các bích họa và phù điêu thời đó mô tả họ vô cùng kỳ lạ đối với nền văn minh chúng ta.

egy monuments: 2012

Bức phù điêu Ai Cập cổ đại thời những vương triều đầu tiên

bensozia: 2012

Phù điêu Sumer cổ đại. Gilgamesh vị vua tổ tiên đời thứ 4 của người Sumer kẹp một con sư tử đực trong tay như một con mèo.

CÙNG CHUYÊN MỤC

Đi tìm đức Phật

Từ một câu chuyện có thật Kinh Hiền Ngu ghi chép lại rằng, ở thủ đô Vaisali của đất nước Licchavi có 500 người mù

Chat With Me on Zalo