Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 3)

Điều gì đang đứng đằng sau và thao túng lịch sử loài người, và mục đích của nó là gì? Điều đó còn bí ẩn hơn chính những hiện vật kể trên, và thậm chí còn bí ẩn hơn cả những thành phố tiền sử mà hiện đang nằm dưới đáy đại dương…

>> Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 1)
>> Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 2)

Ở vùng đất Ai Cập có bằng chứng về công nghệ chế tác đá rất phát triển từ thời đại trước khi nền văn minh Ai Cập xuất hiện.

Nhà Ai Cập học số 1 thế giới, Ngài Flinders Petrie, là người đầu tiên nói đến ý tưởng này. Sir Flinders Petrie cũng đã từng nói rằng các công cụ của các vương triều Ai Cập “không đủ để giải thích các hiện vật ở Ai Cập”. Gần đây nhà nghiên cứu Chris Dunn đã dẫn ra nhiều bằng chứng thuyết phục về các mẫu vật đã được chế tác bằng các máy móc cơ khí tại Giza vào thời thượng cổ, chứng minh những gì Sir Flinders Petrie là rất có cơ sở thực tế.

Chris Dunn đã kiểm tra những hiện vật bằng đá hỏa sinh từng được Petrie kiểm tra trước đây và kết luận rằng chúng “cho thấy gần như chắc chắn, rằng các thợ xây kim tự tháp đã sử dụng máy móc cơ khí”.

Nhưng các dấu vết xoắn ốc do công cụ gây ra trên các mẫu vật cho thấy người thượng cổ ở miền đất Ai Cập chắc chắn đã phải sử dụng kim loại hay đá quý cứng hơn đồng rất nhiều chứ không thể chỉ dùng công cụ đồng và đá.

Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 3) - Tin180.com (Ảnh 1)

Hình ảnh này là cận cảnh những dấu vết do công cụ để lại trên một mẫu vật bằng đá granite. Sự rõ nét, độ dài và khoảng cách đều đặn của các dấu vết chỉ ra rằng: 1. Một mũi công cụ có độ cứng lớn hơn đá granite đã được sử dụng, 2. Với một áp lực không đổi.

Dưới đây là vài hình ảnh của các đồ tạo tác cổ xưa được tìm thấy tại vùng đất Ai Cập có dấu vết của nhiều phương pháp cơ khí khác nhau: kỹ thuật khoan bao tâm, cưa, và tiện. Điều đó chứng tỏ, có những chủng người bí ẩn ở miền đất Ai Cập cổ đại đã sử dụng các công cụ (khoan ống, cưa thẳng và cưa tròn, và “những chiếc máy quay tròn” – máy tiện) để chế tác đá.

Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 3) - Tin180.com (Ảnh 2)

Kỹ thuật khoan bao tâm. Đó là một kỹ thuật khó, tuy nhiên dường như đối với người thượng cổ điều đó không hề khó khăn.

Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 3) - Tin180.com (Ảnh 3)

Kỹ thuật cưa trong đá cứng. Những gờ sắc nét và song song chứng tỏ trình độ kỹ thuật rất cao, lưỡi dao đã được giữ hết sức ổn định, hoàn toàn không có hiện tượng bật nảy và cong vẹo nếu sử dụng lưỡi cưa đồng. Có vẻ việc cắt đá bazan này không hề chậm chạp và khó khăn, bởi vì nếu vậy người xưa không bao giờ tạo ra những nhát cắt thừa phí rất nhiều thời gian công sức như thế.

Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 3) - Tin180.com (Ảnh 4)

Kỹ thuật tiện, và kỹ thuật tổng hợp. Trừ chiếc bình bên trái làm bằng đá trầm tích thời vương triều thứ 2, tất cả các hiện vật khác đều được làm bằng đá cứng thời vương triều Ai Cập đầu tiên, ít nhất 5.000 năm trước. Chúng cho thấy kỹ năng chế tác đá siêu việt, ngay cả đối với kỹ thuật cơ khí hiện đại ngày nay của chúng ta.

Chúng ta có thể nói gì về những người xây dựng thượng cổ bí ẩn này?

• Họ có ống khoan – mũi khoan, cùng với máy móc để giữ cho chúng ổn định và áp dụng các mô-men quay.
• Họ có những lưỡi cưa có thể cắt được đá granite một cách dễ dàng và chính xác.
• Họ có khả năng chạm khắc được các loại đá cứng nhất.
• Họ cực giỏi trong việc xử lý đá granite tại chỗ – sau khi các khối xây đã được đặt vào vị trí trong một bức tường hay trên bề mặt của một kim tự tháp.
• Họ có khả năng cắt gọt, san phẳng và đánh bóng đá granite ở trình độ cực cao.
• Họ có máy tiện có thể lật xoay và đánh bóng đá granit, đá phiến, đá bazan, vv… (theo những cách nào đó mà chúng ta chưa thể làm nổi).
• Họ có các phương tiện để cắt khớp đá vôi cực kỳ chính xác với độ phẳng rất cao, trên những bề mặt rộng – tới 3,3 mét vuông trở lên, và dường như họ đã làm chủ được kỹ thuật này từ trước khi xây dựng lớp vỏ của các kim tự tháp Giza.
• Họ có kiến thức và công nghệ thích hợp để nhấc bổng, cơ động chính xác và đặt những khối xây bằng đá rất lớn vào đúng vị trí một cách hoàn hảo.
• Họ có các phương tiện và động lực để khai thác đá và di chuyển hàng triệu khối đá lớn.
• Họ có các kỹ năng quản lý và sự giàu có để tổ chức công trình rất lớn. Các dự án lớn này bao gồm tất cả các khía cạnh của công trình dân dụng, kiến trúc, khảo sát, kỹ thuật đo đạc, quản lý nhân sự đa cấp và nhiều mặt, cơ sở hạ tầng vật lý, quản lý vật liệu, vv…

Họ đã phát triển thành một xã hội có trình độ chính trị, tổ chức, kỹ thuật cùng với trình độ phát triển văn hóa cao đến như vậy bằng cách nào?

Một luận điểm khoa học chỉ đáng tin cậy nếu không có hiện vật thực tiễn nào mâu thuẫn với nó, nếu không luận điểm đó chắc chắn là sai. Thế nhưng, thật đáng ngạc nhiên, hiện nay các hiện vật thực tế mâu thuẫn hoàn toàn với lịch sử theo khung nhìn tiến hóa đã lên đến con số hàng trăm ngàn, vậy mà không ai đủ can đảm đứng ra nghiên cứu và viết lại lịch sử. Họ sợ hậu quả gì? Điều gì đang đứng đằng sau và thao túng lịch sử loài người, và mục đích của nó là gì? Điều đó còn bí ẩn hơn chính những hiện vật kể trên, và thậm chí còn bí ẩn hơn cả những 

CÙNG CHUYÊN MỤC

Đi tìm đức Phật

Từ một câu chuyện có thật Kinh Hiền Ngu ghi chép lại rằng, ở thủ đô Vaisali của đất nước Licchavi có 500 người mù

Scroll to Top