Các bằng chứng này là hết sức giản dị và tự nhiên, và cũng hết sức rõ ràng. Các bạn chỉ cần quan sát các bằng chứng và tự mình đưa ra nhận xét. Những khối đá đó đã tự mình nói lên tất cả rồi.
>> Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 1)
>> Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 3)
Các bằng chứng về những nền văn minh các chu kỳ trước có thể thuộc một trong hai loại: trực tiếp và gián tiếp. Bằng chứng trực tiếp bao gồm những tàn tích có thể xác định được niên đại rõ ràng, cho thấy rõ là chúng thuộc về những thời kỳ hết sức cổ xưa, vượt quá xa khỏi tầm xích của thuyết tiến hóa. Những công trình xây dựng dưới đáy biển như Yonaguni Nhật Bản, Guanahacabibes Cuba, Cambay Ấn Độ, Bimini,… là những minh chứng hiển nhiên vẫn còn tồn tại tới ngày nay, bởi vì chính trạng thái đang chìm sâu dưới nước ấy có thể được sử dụng để xác định niên đại cho chúng.
Các bằng chứng gián tiếp là những hiện vật đòi hỏi công nghệ chế tác phải rất cao, không thuộc về bất kỳ nền văn minh đã biết nào.
Để khẳng định sự tồn tại của một nền văn minh trước thời kỳ của người Ai Cập trên vùng đất đó, cần phải đưa ra và chứng minh được những hiện vật có hàm chứa kiến thức hoặc công nghệ cao hơn trình độ của bất kỳ nền văn minh nào mà chúng ta đã biết (thậm chí ngay cả chúng ta hiện nay).
Một trong những ví dụ về trình độ khoa học rất cao siêu của nền văn minh tiền sử, đó là công nghệ chế tác đá của những chủng người bí ẩn cổ xưa trên vùng đất mà về sau trở thành Ai Cập. Các công trình xây dựng cổ đại ở Sacsayhuaman, Peru, vv… dường như liên quan đến những công cụ phức tạp tinh vi chứ không chỉ là những cái đục bằng đồng hoặc các công cụ thô sơ khác. Nhưng bằng chứng cụ thể hơn cả có lẽ là nằm ở Ai Cập cổ đại.
Các bằng chứng này là hết sức giản dị và tự nhiên, và cũng hết sức rõ ràng. Các bạn chỉ cần quan sát các bằng chứng và tự mình đưa ra nhận xét. Những khối đá đó đã tự mình nói lên tất cả rồi.
Hình trên là của một cái bình được làm từ đá cứng được tìm thấy ở Ai Cập có niên đại từ thời kỳ tiền vương triều, khoảng ít nhất là 6.000 năm trước. Nó bóng láng, tròn trịa và đối xứng hoàn hảo, đến mức có thể đứng thăng bằng trên một mặt đáy có hình dạng và kích thước của đỉnh trứng gà. Ngay cả nếu sử dụng công nghệ hiện đại như máy tiện của chúng ta ngày nay, để đạt tới trình độ chế tác đá cao siêu như vậy cũng vẫn cực kỳ khó. Còn bình hoa bên dưới, “người tiền sử” có thể cắt gọt mài giũa bề mặt bên trong với những góc cạnh tròn đều và đường cong hoàn hảo, trong khi đường kính cổ bình lại rất nhỏ hẹp. Với kỹ thuật hiện đại ngày nay, chúng ta cũng không thể làm được như họ.
Một cái “bát” bằng đá cứng được tìm thấy tại Ai Cập, được xác định niên đại khoảng 6.000 năm trước (chú ý những cái rìa chìa vào bên trong).
Quan sát các mẫu vật này, ai cũng sẽ đặt câu hỏi: làm sao họ có thể chế tác chúng? Đó rõ ràng là một công nghệ rất cao.
Vậy ở đây, công nghệ đó là gì? Có 3 khả năng: họ biết cách làm cho đá trở nên mềm hơn. Hoặc, họ biết làm ra đá nhân tạo. Hoặc, họ sở hữu máy công cụ cao cấp điều khiển tự động. Dù là trường hợp nào đi nữa, thì đối với khung nhìn của quan niệm hiện nay, đều là vô cùng kỳ lạ.
Hơn thế nữa, đó là một trong những công nghệ từng phổ biến khắp toàn cầu. Công nghệ đó giúp người thượng cổ có thể chế tác được những chiếc bình đá, đồng thời cũng giải thích tại sao những khối đá khổng lồ ở Sacsayhuaman, Ai Cập, Inca, Cuzco, Machu Pichu, đảo Easter, và rất nhiều nơi khác trong thế giới cổ xưa, có thể ghép nối một cách tuyệt vời như vậy, đến mức gần như hợp nhất với nhau.
“Đền Thung lũng”, Giza, Ai Cập – Có nhiều khối đá với đặc điểm như vậy tại đây.
Inca, Nam Mỹ. Người Inca có lưu truyền một “huyền thoại” rằng họ là con cháu của một nền văn minh đã mất.
Chúng ta dễ dàng thấy rằng công nghệ chế tác đá của họ là tinh vi đến mức không tưởng, và hết sức tương đồng với nhau. Đó là những bằng chứng hiển nhiên, cho thấy các nền văn minh sớm nhất mà chúng ta đã biết hiện nay đều có một nguồn gốc chung. Nó cũng giải thích vì sao những nền văn minh sớm nhất như Lưỡng Hà, Ai Cập, cổ Trung Hoa,… đều xuất hiện đột ngột với trình độ phát triển rất cao ngay từ đầu. Kiến trúc Kim tự tháp ở khắp nơi trong thế giới thượng cổ như Ai Cập, Iran, Iraq, Maya, Teotihuacan, Trung Quốc, nhiều nước châu Âu, thậm chí dưới đáy biển ở Cuba và Nhật Bản,… thật ra đều là dạng kiến trúc phổ biến của 1 thế giới đã diệt vong. Những hậu duệ sống sót qua trận Đại Hồng Thủy đã xây dựng nên những nền văn minh mới kể trên, và nhờ những di sản kiến thức được thừa kế họ đã phát triển rất cao đột ngột ngay từ đầu. Những di sản vĩ đại của nền văn minh chu kỳ liền trước hầu hết đều được giữ bí mật trong số các nhân vật đặc quyền của các nền văn minh hậu duệ kể trên, gồm các pharaông, quốc vương, thầy tế, quốc sư, vv…. Tuy nhiên, một số thì vẫn được công khai, trong đó có kiến trúc Kim tự tháp, “Quyển sách của người chết”, Kinh Dịch, Tử Vi, Bát Quái, Hà Đồ, Lạc Thư,… Tất cả chúng đều là các di sản thừa kế của những nền khoa học đi theo các con đường khác. Đó cũng là lý do vì sao các học giả hiện nay không thể nghiên cứu chúng thấu đáo nổi, nhiều nhất cũng chỉ sử dụng được ở chừng mực rất hạn chế mà thôi.