Bài học 5000 năm từ “ông tổ” quảng cáo: tranh thủ hơn cao thủ

Quảng cáo đầu tiên trong lịch sử loài người: Ra đời cách đây hàng nghìn năm, chứa đựng bài học người kinh doanh nào cũng cần nhớ

Ngày nay, quảng cáo là một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. Quảng cáo có mặt ở khắp nơi và dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến giữa thế kỷ 19, quảng cáo hàng loạt mới trở nên phổ biến. Khi đó, người ta mới bắt đầu nhìn thấy quảng cáo của cùng một sản phẩm hoặc công ty xuất hiện thường xuyên trên báo chí và truyền hình.

100 năm trước thời điểm này, ở Nhật Bản, quảng cáo bằng văn bản viết tay rất phổ biến, chủ yếu là các banner quảng cáo lớn, giới thiệu tính năng sản phẩm.

Quảng cáo đầu tiên trong lịch sử loài người: Ra đời cách đây hàng nghìn năm, chứa đựng bài học người kinh doanh nào cũng cần nhớ - Ảnh 1.

Một quảng cáo thời xưa của Nhật Bản.

Ngược dòng thời gian thêm 500 năm nữa đến thời Trung Cổ, hầu hết quảng cáo chỉ bao gồm những từ đơn giản như “người bán thịt”, “thợ rèn” hay “thợ may”… Thậm chí nhiều quảng cáo chỉ vẽ hình hoặc ký hiệu đại diện cho sản phẩm hay dịch vụ mà người bán cung cấp. Nguyên nhân là vì tỷ lệ mù chữ ở thời điểm này vẫn rất cao. Ngoài những hình thức trên, truyền miệng vẫn là hình thức quảng cáo phổ biến nhất.

Nguồn gốc của quảng cáo

Đến nay, quảng cáo lâu đời nhất trong lịch sử được cho là đến từ Ai Cập cổ đại, cụ thể là khoảng năm 3000 trước Công nguyên. Có nhiều bằng chứng cho thấy Ai Cập là nơi bắt đầu của hình thức quảng cáo.

Một trong số đó là những bức tường hay tảng đá được chạm khắc tỉ mỉ các học thuyết chính trị và tôn giáo. Một cách đơn giản và phổ biến hơn là vẽ các thông điệp lên tường. Tuy nhiên, vấn đề là những bức tranh tường này thường được đặt ở khu vực đông đúc và tiếp xúc nhiều với các yếu tố môi trường. Điều này dẫn đến sự xuống cấp nhanh chóng bởi thời đó chưa có sơn chống thấm như ngày nay.

Quảng cáo đầu tiên trong lịch sử loài người: Ra đời cách đây hàng nghìn năm, chứa đựng bài học người kinh doanh nào cũng cần nhớ - Ảnh 3.
Một bức tường cổ ở Ai Cập

Quảng cáo đầu tiên trong lịch sử loài người

Người Ai Cập cổ đại đã phát minh ra giấy cói và dùng chúng để ghi lại văn bản. Vào năm 3000 trước Công nguyên, tại Thebes có một người đàn ông tên Hapu điều hành một xưởng sản xuất quần áo. Ông thuê nhiều công nhân và một vài trong số đó là nô lệ.

Một người nô lệ tên Shem dường như không hài lòng với thỏa thuận lao động của mình nên đã nhiều lần tìm cách bỏ trốn. Hapu đã gặp phải không ít khó khăn trong quá trình tìm ra Shem.

Để việc tìm kiếm dễ dàng hơn, ông đã thuê một người viết “quảng cáo” trên giấy cói với nội dung: “Nô lệ Shem đã chạy trốn khỏi ông chủ tốt của mình – Hapu. Tất cả những công dân tốt của Thebes hãy cùng tìm ra và đưa Shem trở lại.

Anh ta là người Hittite, thấp bé, nước da hồng hào, mắt nâu. Người nào cung cấp manh mối với nơi anh ta đang trốn sẽ được thưởng nửa đồng vàng. Còn đối với người đưa anh ta về cửa hàng của Hapu, nơi loại vải tốt nhất được may theo mong muốn của bạn, phần thưởng là một đồng vàng.

Tuy nhiên, không ai có thể tìm thấy Shem. Chẳng ai biết số phận của người đàn ông này ra sao. Đến nay, đó vẫn là một bí ẩn của khảo cổ học. “Quảng cáo” của Hapu được tìm thấy trong một cuộc khai quật hàng nghìn năm sau đó và được gọi là “The Shem of Papyrus”. Hiện, nó được trưng bày trong một bảo tàng ở London.

Quảng cáo đầu tiên trong lịch sử loài người: Ra đời cách đây hàng nghìn năm, chứa đựng bài học người kinh doanh nào cũng cần nhớ - Ảnh 4.
Hình ảnh mảnh giấy cói ghi quảng cáo của Hapu

Điều duy nhất mà các nhà khảo cổ biết gần như chắc chắn là Shem gắn liền với quảng cáo chính thức đầu tiên của nhân loại. Có thể nói, Hapu đã rất nhạy bén lợi dụng thông báo tìm người để quảng cáo cho cửa hàng của mình. Sau quảng cáo đó, ông có thể không tìm được Shem nhưng đã giúp cửa hàng được biết đến rộng rãi hơn. Một chuyên gia trong ngành nhận định: “Quảng cáo đầu tiên của lịch sử loài người đã dạy chúng ta bài học rằng dù ở bất kỳ thời đại nào, sự tranh thủ thời cơ là một yếu tố quan trọng để việc kinh doanh phát triển hơn”.

Nguồn: Inc

CÙNG CHUYÊN MỤC

Đi tìm đức Phật

Từ một câu chuyện có thật Kinh Hiền Ngu ghi chép lại rằng, ở thủ đô Vaisali của đất nước Licchavi có 500 người mù

Scroll to Top