Đạo sỹ tài ba luận bàn về số mệnh

Đây là một câu chuyện có thật được ghi chép trong cuốn “Duyệt vi thảo đường bút ký” của học giả nổi tiếng Kỳ Hiểu Lam thời nhà Thanh (Trung Quốc).

Minh Thịnh là một viên quan huyện. Ngày nọ ông tiếp nhận một vụ án oan, muốn xử lại vụ án này, nhưng sợ đụng chạm đến quan trên. Trong số thuộc hạ của Minh Thịnh có người tên là Môn Đấu, người này có một người bạn có công năng đặc dị nhìn thấy trước tương lai. Thế là quan huyện Minh Thịnh bèn sai Môn Đấu tới gặp vị kia hỏi nên xử lý vụ án này như thế nào.

Môn Đấu tuân lệnh đến thỉnh mời. Vị kia nghe xong sự tình, liền trang trọng trả lời: “Minh Thịnh làm quan huyện thì cũng như cha mẹ của chúng dân trong huyện. Ông ấy nên xét xem dân chúng có bị hàm oan hay không chứ sao lại đi hỏi thượng cấp có vừa ý hay không. Chẳng lẽ ông ấy đã quên câu chuyện của Lý Vệ tiên sinh năm xưa rồi à?

Môn Đấu trở về, bẩm báo lại đầu đuôi mọi sự. Quan huyện Minh Thịnh vừa nghe thì giật mình cả sợ, nhớ lại câu chuyện mà xưa kia Lý Vệ tiên sinh đã từng kể cho ông ta. Nhưng làm sao vị kia lại biết được tất cả những chuyện đó? Thật là thần kỳ!

Nhớ lại chuyện cũ, quan huyện Minh Thịnh giờ đây đã biết cần xử lý vụ án này ra sao.

Trước đây có lần Lý Vệ lên thuyền vượt sông. Để tiết kiệm chút tiền mọn, một hành khách đã tranh cãi đôi co với chủ thuyền về giá vé. Trong số người đi thuyền có một Đạo sỹ, thấy vậy thở dài nói: “Sắp chết đuối mà vẫn còn tranh cãi chỉ vì một chuyện tầm thường, thật là không đáng!”. Lý Vệ nghe không hiểu Đạo sỹ kia nói lời ấy là có ý gì.

Một lát sau, đột nhiên trên mặt sông nổi gió lớn. Vị hành khách kia bị gió thổi ngã xuống sông chết đuối. Lý Vệ bây giờ mới giật mình hiểu ra lúc nãy Đạo sỹ nói đến chuyện gì.

Gió càng ngày càng mạnh, con thuyền chòng chành muốn lật. Đạo sỹ bước chân theo trận đồ, không ngừng niệm thần chú. Cơn cuồng phong nhanh chóng dừng lại. Lý Vệ hướng về Đạo sỹ lạy ba lạy tạ ơn cứu mạng. Thế nhưng Đạo sỹ không nhận và nói: “Vừa rồi người kia chết đuối là vì mệnh của ông ta đến đó đã tận, tôi không thể cứu được. Ông là quý nhân, hôm nay gặp họa nhưng được giải cứu, cũng là trong mệnh đã định như vậy rồi, tôi không thể không cứu. Cho nên ông không cần cám ơn tôi”.

Lý Vệ nghe xong, thụ giáo được rất nhiều, lại bái tạ và nói: “Nghe ngài dạy bảo, từ đầu tới cuối tôi đều được lợi ích. Từ nay về sau cả đời tôi sẽ an phận mà thủ mệnh”.

Đạo sỹ nói, “Ông nói lời này không hoàn toàn đúng. Nếu một cá nhân đối với vinh nhục, thăng trầm, phú bần… đều không truy cầu thì người đó là đang an phận, tức là an mệnh, chính là thuận theo tự nhiên. Không an mệnh, tức là lừa gạt lẫn nhau, đấu đá với nhau, chuyện xấu gì cũng làm. Những việc như vậy tất thảy đều tạo nghiệp. Ví như Lý Lâm Phủ, Tần Cối, bọn họ nếu có thể thủ mệnh, thuận theo tự nhiên thì về sau đều được làm Tể Tướng, bởi số mệnh đã định như thế. Nhưng bọn họ năm đó chỉ vì tranh giành địa vị Tể Tướng mà loại trừ những người trái ý, dùng hết tâm kế để hãm hại trung lương, không biết rằng đường nào sau này đều được làm Tể Tướng. Họ như vậy chỉ làm gia tăng ác nghiệp bản thân mà thôi. Về phần quốc kế dân sinh lợi hay hại thế nào không thể nói là mệnh được; đối diện với trăm họ đang trong cảnh khốn cùng, oan ức, thì không thể để mặc như thế, nhưng cần phải tùy theo tự nhiên. Tất cả những người phụ trách thì đều phải chịu trách nhiệm. Gia Cát Khổng Minh từng nói: “Thần cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi, còn về việc thành hay bại, lợi hay không, thì thần không rõ, nhưng cũng có khả năng lường trước được!”. Chính là đạo lý ấy. Trời Đất dưỡng dục nên nhân tài, quốc gia thiết đặt vị trí cho các cấp quan lại, mục đích là để ích nước lợi dân. Thân là quan lại, nắm giữ quyền hành, mà bó tay ủy thác hết cho số mệnh, thì Trời Đất cần gì phải sinh ra những người tài như thế, quốc gia cần gì phải thiết lập quan lại như thế? Cao nhân thánh hiền cần phải hiểu được Mệnh, đó chính là đạo lý chân thực, hy vọng ông có thể lĩnh hội được toàn diện”.

Đạo sỹ nói xong xuống thuyền, nhanh chóng biến mất.

Đi tìm đức Phật

Từ một câu chuyện có thật

Kinh Hiền Ngu ghi chép lại rằng, ở thủ đô Vaisali của đất nước Licchavi có 500 người mù sinh sống. Vì họ không nhìn thấy gì nên họ chẳng thể tìm được công việc nào cả. Họ sống qua ngày nhờ ăn xin và người ta đối xử với họ rất tệ bạc.

Lúc này Đức Phật Thích Ca đã đắc Đạo thành Phật. Nghe được tin tốt lành rằng đức Phật đang ở cõi trần gian, 500 người mù ấy rất xúc động. Họ biết những ai may mắn gặp đức Phật thì tất cả phiền não đều được hóa giải, bệnh tật đều tiêu tan. Họ tụ họp lại và bàn bạc về việc này. Họ nói: “Với tất cả niềm tin và sự kính ngưỡng, chúng ta cùng gắng đi gặp đức Phật! Nếu được gặp đức Phật, chúng ta sẽ có thể nhìn thấy thế giới này!”.

Người dẫn đầu trong số những người mù ấy nói: “Đúng thế! Chúng ta sẽ chủ động đi tìm đức Phật thay vì ngồi chờ vận may, phải không?”.

Mọi người buồn bã nói: “Làm thế nào chúng ta đến được chỗ Ngài đây? Chúng ta thậm chí còn chẳng thấy đường để đi”.

Người dẫn đầu trả lời: “Nếu chúng ta quyết tâm đi gặp đức Phật, chúng ta cần tìm một người dẫn đường. Mọi người xem cách này có được không. Chúng ta cùng gắng hết sức đi ăn xin, cố tích cóp cho đủ mỗi người 1 đồng tiền vàng. Đến khi tích cóp đủ 500 đồng tiền vàng, chúng ta có thể thuê một người dẫn đường cho chúng ta đi tìm đức Phật”.

Xá lợi của Phật có thực sự mầu nhiệm? - Hành trình tâm linh
Khi hỏa táng nhục thân của các bậc tu hành đã đắc Đạo sẽ xuất hiện xá lợi. Đó là loại vật chất đặc biệt, rất cứng, gần như bất hoại

Vậy là những người mù ấy tỏa đi khắp nơi ăn xin. Sau một thời gian dài chịu đựng nhiều đắng cay gian khổ, họ đã tích cóp đủ 500 đồng tiền vàng, và thuê được một người dẫn đường cho họ. Thế là người dẫn đường đi trước, còn đám người mù nối đuôi đi theo. Người sau nắm áo người trước thành một hàng dài dằng dặc, rồng rắn kéo nhau đi trông rất ấn tượng.

Gặp nạn giữa đường

Họ đi về Sravasti nơi đức Phật đang nghỉ chân tại đó. Trong suốt cuộc hành trình, họ phải chịu mọi cực nhọc khó khăn. Với tâm hồn tràn ngập niềm tin sáng ngời, họ cảm thấy chuyến đi đỡ gian nan hơn. Trên con đường đi về Magadha, có một đầm lầy ở trong khe núi. Người dẫn đường thấy chặng đường phía trước rất khó khăn bèn tìm cớ chuồn đi mất. Hắn đã bỏ mặc những người mù đáng thương ấy.

Họ chờ mãi, chờ mãi, nhưng kẻ dẫn đường không quay lại như lời hắn đã hứa. Họ cảm thấy rất sợ hãi và bảo nhau: “Thế là mọi công sức chúng ta bỏ ra đều vô nghĩa ư?. Tên xấu ấy đã cướp hết tiền xương máu của chúng ta và bỏ rơi chúng ta. Phải làm sao bây giờ?”.

Khi mọi người đang hoang mang lo lắng, người dẫn đầu đám người mù chợt nghe thấy tiếng nước chảy ở phía trước. Anh đoán hẳn đây là cái đầm lầy mà họ cần phải lội qua và bảo mọi người nắm tay nhau đi về phía ấy. Khi đang mò mẫm tiến về phía trước, bỗng họ nghe thấy tiếng một người giận dữ quát: “Này, các người mù cả rồi à? Các người đã giẫm nát hết hoa màu mà tôi gieo trồng rồi!”.

“Trời ơi! Chúng tôi thật lòng xin lỗi Ngài. Thật sự là chúng tôi bị mù. Nếu mắt sáng, chúng tôi đã không gây ra lỗi lầm như thế này. Chúng tôi van xin Ngài, xin lượng thứ cho chúng tôi. Xin Ngài rủ lòng từ bi và chỉ cho chúng tôi đường đến Sravasti! Một kẻ lưu manh đã lấy hết tiền của chúng tôi rồi, chúng tôi chỉ có thể đền đáp lại lòng tốt của Ngài trong tương lai mà thôi. Chúng tôi sẽ giữ lời hứa của mình, thưa Ngài!”.

Người chủ ruộng cảm động trước những người mù đáng thương. Ông nhẹ nhàng nói với họ: “Bỏ qua chuyện này đi! Đến đây nào, tôi sẽ tìm cho các vị một người dẫn đường đến Sravasti”. Những người mù vô cùng cảm động và biết ơn người chủ ruộng. “May mắn thay, chúng tôi đã gặp được Ngài, một người nhân từ tốt bụng!”. Thế là người chủ ruộng tìm một người dẫn họ đến Sravasti. 

Thử thách của đức Phật

Khi đến nơi, họ rất hạnh phúc. Nhưng người trụ trì của ngôi chùa ấy báo lại họ: “Các bạn đã đến trễ. Đức Phật đã đi tới Magadha rồi”. Những người mù vừa mệt vừa buồn, nhưng họ vẫn tìm đường trở lại Magadha. Họ đã chịu đựng rất nhiều nỗi khổ dọc đường, nhưng khi đến Magadha họ mới biết là đức Phật đã trở lại Sravasti rồi.

Mặc dù đã kiệt sức, họ vẫn tin tưởng vững chắc rằng cuối cùng họ sẽ gặp được đức Phật, thế là một lần nữa họ lại hướng về Sravasti. Họ đã quyết tâm sẽ kiên định cho tới ngày được gặp đức Phật. Đáng buồn thay, một lần nữa họ  không gặp được đức Phật ở Sravasti. Thấy những người mù lại tới, vị sư trụ trì ngôi chùa giọng đầy thông cảm nói: “Đức Phật đã tới Magadha rồi”. Những người mù lại dò dẫm trở lại Magadha lần thứ 2.

Sau khi họ đi đi về về giữa 2 thành phố ấy đến lần thứ 7, đức Phật thấy rằng Thiện tâm của họ đã đạt được tiêu chuẩn, Ngài quyết định đợi họ ở tịnh xá tại Sravasti.

Những người mù đáng thương cuối cùng cũng tìm được đức Phật. (Ảnh chụp màn hình)

Những người mù cảm nhận được sự ấm áp khi họ sắp tới gần tịnh xá của đức Phật. Cuối cùng, họ đã gặp được đức Phật mà họ mong mỏi bấy lâu nay. 500 người mù đồng loạt quỳ dưới chân đức Phật và bày tỏ lòng biết ơn vô bờ của họ. “Đức Phật từ bi vĩ đại, Ngài cứu độ tất cả sinh mệnh đang phải chịu khổ đau. Cầu xin Ngài ban cho chúng con đôi mắt sáng để chúng con được chiêm ngưỡng Ngài”.

Thấy sự chân thành của họ, đức Phật nói: “Ta đã nhìn thấy sự thành kính và niềm tin kiên định của các con trên chặng đường dài đầy chông gai tới đây. Ta sẽ ban cho các con ánh sáng”. Thế là ngay lập tức 500 người mù sáng mắt trở lại. Họ quỳ trên mặt đất cảm ơn và nói: “Xin tạ ơn Ngài, đức Phật từ bi vô lượng! Xin Ngài hãy thu nhận chúng con làm đồ đệ, chúng con muốn đi theo và phụng sự Ngài mãi mãi”. Đức Phật nói: “Lành thay, các đồ đệ của ta!”. Từ đó họ trở thành đồ đệ của đức Phật và tu luyện rất tinh tấn. Cuối cùng, họ đều đạt được quả vị A-la-hán, nhảy thoát khỏi bể khổ luân hồi.

——-oOo——-

Những người mù ấy tuy sống trong tăm tối mịt mù, nhưng con tim của họ tràn đầy ánh sáng. Tâm cầu Đạo của họ sáng chói như ánh vàng kim rực rỡ. Trong suốt cuộc hành trình đi tìm đức Phật, họ đã không đánh mất niềm tin mãnh liệt của mình vào Phật Pháp, bất kể trải qua bao nhiêu khó khăn gian khổ.

Có một số người cứ mãi cho rằng: “Tôi không tin chuyện tu luyện. Chỉ khi chính mắt tôi nhìn thấy thì tôi mới tin”. Những người như thế sẽ không bao giờ thấy được chân lý. Vì trái tim của họ không thể đón nhận Chân Lý trước tiên, thì cặp mắt kia đâu có tác dụng gì.

Có người không thể lý giải vì sao những người tu luyện lại vững tin vào Đạo. Họ luôn nghĩ những người tu luyện thật là ngốc nghếch. Vì người tu luyện không thấy những lợi ích vật chất tầm thường ngay trước mắt mình. Đúng vậy. Ở phương diện này, người tu luyện giống như những người mù kia, không nhìn thấy những cảnh đẹp xung quanh.

Có người lại nghĩ việc tu luyện quá huyền bí và khó thực hiện được. Thực ra, tu luyện không phải là điều gì huyền bí cả. Bạn chỉ cần kiên trì nuôi dưỡng tâm mình bằng năng lượng thiện lành, từ bi. Đến ngày bạn sẽ hái được trái ngọt như những người mù trong câu chuyện trên.

Toàn Chân thất tử: Hác Đại Thông tạc động tu luyện

Trong “Anh hùng xạ điêu” và “Thần Điêu Đại Hiệp”, chắc hẳn mọi người còn nhớ các nhân vật Vương Trùng Dương và Toàn Chân Thất Tử. Cốt truyện tuy có nhắc đến tu luyện, nhưng cơ điểm vẫn là tư tâm, yêu hận tình thù.

Trên thực tế, để tu luyện thành công cần xả bỏ tất cả mọi tư tâm và thất tình lục dục. Đạo sĩ Vương Trùng Dương vốn là ông tổ của Toàn Chân giáo, ông dạy dỗ đồ đệ rất nghiêm khắc, thường đánh đập để thử thách nên cuối cùng chỉ còn lại bảy người. Nhóm bảy đạo sĩ này được gọi là Toàn Chân Thất Tử, một trong số đó là Hác Đại Thông.

Sau này tổ sư Vương Trùng Dương vũ hóa đăng Tiên, Hác Đại Thông cùng với 6 vị sư huynh đệ đi khắp nơi ngao du sơn thủy. Sách xưa có kể chuyện Hác Đại Thông vân du qua Triều Châu. Ông từng ở dưới cầu Triều Châu đả tọa ngồi thiền sáu năm, bị trẻ con tinh nghịch đánh chửi trêu chọc, thậm chí lấy mấy hòn đá to đặt trên đầu, ông vẫn thản nhiên bất động. Khi nước sông dâng cao càn quét mọi thứ trên đường đi của nó, ông vẫn ngồi yên không lay động nhưng kỳ lạ thay nước sông lại chảy vòng qua không hề tổn hại đến ông.

大紀元副刊頻道| 第892頁| 大紀元
Minh họa: Chân Nhân Trương Tam Phong

Một ngày, tổ sư Vương Trùng Dương hóa thành đồng tử hiện thân điểm hóa cho Hác Đại Thông, muốn ông đến Hoa Sơn tạc động tu Đạo sẽ có thể thành chính quả. Hác Đại Thông nghe lời Sư phụ đến Hoa Sơn tạc động ba năm, tạc ra được động Tử Vi chuẩn bị ở đây tu hành. Động Tử Vi vừa tạc xong, liền có một vị lão Đạo nhân đến khẩn cầu nói rằng: “Động của ông tạc thật là tốt, ta không tạc, vậy nhường cho ta nhé”. Hác Đại Thông nghe vậy, không nói câu nào liền nhường động cho lão Đạo sĩ đó. Tạc hết động này đến động khác, cho hết Đạo hữu này đến Đạo hữu kia, mất hơn 40 năm tạc được 70 động nhưng vẫn không có một cái động nào cho bản thân mà tu Đạo cả.

Hác Đại Thông mang theo hai đồ đệ tới Nghiệt Nghiệt Chuyên, nơi có vách núi dựng đứng tuyệt đẹp, quả là một nơi lý tưởng để tu hành. Ông bảo đồ đệ giữ sợi dây cho ông leo xuống, tại lưng chừng vách núi tạc cái động thứ 71. Hai đồ đệ vốn một lòng muốn tu Đạo thành Tiên, ngờ đâu lại gặp một ông Sư phụ chỉ biết tạc động tặng cho người ta. Bây giờ thấy thời cơ đã tới, nhất thời ác niệm nổi lên bèn cắt đứt sợi dây cho Sư phụ rơi xuống núi mà chết.

Đạo sĩ Vương Trùng Dương giảng Đạo cho Toàn Chân thất tử 

Hai người đồ đệ thu dọn hành lý vội vàng xuống núi, mới đi một đoạn đã thấy Sư phụ phiêu nhiên lướt tới. Hai đồ đệ lập tức hiểu ra sư phụ đã đắc Đạo thành Tiên rồi, trong tâm hối hận mãi không thôi. Hác Đại Thông thấy đồ đệ đã hối hận, một lần nữa lại thu nạp họ. Tảng đá ven đường nơi Sư phụ gặp hai đồ đệ xuống núi về sau được đặt tên là “Hồi tâm thạch” để ghi nhớ sự kiện này.

Lời bàn:

Phật Thích Ca Mâu Ni có mười đại đệ tử, trong đó Mục Kiền Liên được mệnh danh là “đệ nhất thần thông”. Bồ Đề Đạt Ma, đệ tử đời thứ 12 của ông chỉ với một cọng lau vượt sông Dương Tử, sau đó ngồi quay mặt vào núi Tiểu Thất chín năm, thân hình in trên đá, trở thành kỳ quan thiên cổ. Lục tổ Huệ Năng của Thiền Tông đã viên tịch hơn 1.000 năm mà nhục thân không hề hư hoại, đến nay vẫn an nhiên tọa trong chùa Nam Hoa tỉnh Quảng Đông.

Làm phước tu tuệ viên mãn như trong kinh nói:
Bồ Đề Đạt Ma vượt sông trên một cọng lau
Thân thể bất hoại của Lục tổ Huệ Năng nguyên vẹn sau 1000 năm

Chân nhân Trương Tam Phong, cũng như các bậc Phật, Đạo, Thần xưa nay đều khuyên bảo con người coi nhẹ danh lợi tình, buông bỏ dục vọng, tu luyện Chính Pháp, đắc Chính Quả, vượt thoát luân hồi sinh tử. Một người tu Đạo xưa từng có bài thơ như thế này :

“Cầu danh tham lợi khắp thế gian

Chẳng như lão nạp Đạo nhân gian

Gà được cho ăn nồi đã sủi

Nhạn đồng không thóc vẫn an nhàn

Phú quý trăm năm đâu giữ nổi

Lẽ Đạo luân hồi vẫn tuần hoàn

Khuyên người sớm kiếm đường tu luyện

Đánh mất thân người vạn kiếp nan”.

Cách thay đổi số mệnh. Phần 1: “Liễu Phàm tứ huấn”

“Liễu Phàm Tứ Huấn” là một cuốn sách nổi tiếng của Trung Quốc. Tác giả có tên thật là Viên Hoàng (1533 – 1606). Ông là người huyện Ngô Giang, tỉnh Giang Tô, sống vào triều đại nhà Minh. Khi còn trẻ, ông đã được một vị cao nhân tiên đoán chính xác cả cuộc đời của mình, tuy nhiên sau này ông đã tự thay đổi được số mệnh.

Cha của Viên Liễu Phàm qua đời từ khi ông còn niên thiếu, mẹ ông khuyên con trai hãy từ bỏ việc tu học theo Nho giáo, thay bằng việc học nghề y để có thể kiếm tiền nuôi thân, lại vừa có thể cứu người.

Một hôm, ông đi đến chùa Từ Vân, gặp được một ông lão có tướng mạo phi phàm, phong thái phiêu nhiên như một vị Đạo Thần. Ông lão nói với ông: “Con có tướng làm quan. Sang năm, con có thể tham gia kỳ thi và được thăng quan tiến chức. Cớ sao con lại ngừng học?”

Liễu Phàm tứ huấn

Viên Liễu Phàm liền kể lại chuyện nghe lời mẹ bỏ việc đọc sách thánh hiền để theo học nghề y. Ông lão tự xưng mình họ Khổng, là người tỉnh Vân Nam, từng được chân truyền phép xem số Hoàng Cực của tiên sinh Thiệu Khang Tiết đời nhà Tống. Ông nói rằng số mệnh của Viên Liễu Phàm đã định sẵn rồi, cần phải nói hết cho ông ta biết.

Viên Liễu Phàm liền thỉnh mời Khổng tiên sinh về nhà mình và đem mọi chuyện kể lại cho mẹ. Mẹ ông nói: “Nếu vị tiên sinh ấy tự xưng là người tinh thông tướng số, vậy hãy mời tiên sinh bói thử cho con, xem xem liệu những điều được tiên đoán có chính xác hay không”. Kết quả, Khổng tiên sinh đều nói đúng, ngay cả những chi tiết nhỏ cũng cực kỳ chính xác. Tiếp đó, Khổng tiên sinh nói về số mệnh tương lai của Viên Liễu Phàm cát hung họa phúc ra sao, như là năm nào ông sẽ trúng tuyển, năm nào ông nên ra ứng thí Lẫm Sinh, năm nào ông sẽ trở thành Cống Sinh, sau khi tốt nghiệp, ông sẽ làm quan huyện ở tỉnh nào. Làm quan được ba năm rưỡi, Viên Liễu Phàm sẽ từ quan và về quê nhà. Cuối cùng, ông sẽ qua đời vào giờ Sửu ngày 14 tháng 8 âm lịch, hưởng thọ 53 tuổi. Đáng tiếc là trong mệnh ông đã định là sẽ không có con trai để nối dõi.

Viên Liễu Phàm ghi lại những lời của Khổng tiên sinh, thế là lại bắt đầu tiếp tục học hành. Từ đó về sau, hễ tham gia cuộc khảo thí nào thì thứ hạng của ông luôn đúng như lời Khổng tiên sinh đã dự đoán. Có một lần, dựa theo lời Khổng tiên sinh đã tiên đoán thì Viên Liễu Phàm khi làm Lẫm Sinh được cấp gạo ăn, đến khi lĩnh đủ 91 thạch 5 đấu gạo mới trở thành Cống Sinh. Nhưng khi ông mới chỉ lĩnh được 71 thạch thì tôn sư họ Đồ là quan Học Đài (chức quan Học Đài ngày xưa tương đương với Giám đốc Sở Giáo dục ngày nay) đã tiến cử ông làm Cống Sinh. Viên Liễu Phàm bắt đầu hoài nghi lời tiên đoán của Khổng tiên sinh lúc trước đã có phần sai trật.

Sau đó, quả nhiên việc này bị một vị đại diện của quan Học Đài là tôn sư họ Dương bãi bỏ, không chấp nhận việc tiến cử ông làm Cống Sinh. Trải qua bao trắc trở mãi đến năm Đinh Mão ông mới được chấp thuận. Trước đã nhận được 71 thạch gạo, cộng với số gạo nhận thêm cho đến thời điểm ấy thì vừa đúng 91 thạch 5 đấu. Viên Liễu Phàm trải phen trắc trở ấy lại càng tin rằng: con đường công danh của mỗi người dẫu có tiến thoái thăng trầm thì đều là điều đã định sẵn trong số mệnh rồi. Dẫu vận may tới sớm hay muộn thì thời điểm cũng đã định trước rồi, vậy nên ông coi nhẹ mọi thứ, không truy cầu điều gì nữa.

Vốn đã được biết trước cả cuộc đời của mình, Viên Liễu Phàm trở nên an phận thủ thường. Khi được tiến cử làm Cống Sinh, theo quy định, ông sẽ đến học tại trường Quốc Học tại Nam Kinh. Trước khi đến trường Quốc Học, ông lên núi Tây Hà ở ngoại ô Nam Kinh bái kiến Vân Cốc thiền sư, là một vị cao tăng đắc Đạo.

Tại thiền phòng của Vân Cốc thiền sư, nhà sư kinh ngạc hỏi Viên Liễu Phàm: “Từ khi thí chủ bước vào đây, bần tăng không hề thấy thí chủ khởi vọng niệm nào, đó là duyên cớ làm sao?”

Viên Liễu Phàm giãi bày với thiền sư: “Số mệnh của tôi đã được Khổng tiên sinh đoán định chính xác rồi, lúc nào sinh, lúc nào tử, khi nào gặp vận, khi nào gặp hạn, đều đã biết trước cả rồi, chẳng có cách nào thay đổi được. Chính là vì tôi có muốn nghĩ ngợi lung tung thì cũng không ích lợi gì, cũng là mơ tưởng viển vông cả, cho nên quả thực là tôi không nghĩ gì nữa, trong lòng cũng không còn vọng niệm gì”.

Vân Cốc thiền sư cười nói: “Tôi vốn nghĩ rằng ông là một hào kiệt hiếm có trên đời, giờ tôi mới biết hóa ra ông chỉ là một phàm phu tục tử tầm thường mà thôi”.
Viên Liễu Phàm hỏi thiền sư: “Tại sao lại như vậy?”

Vân Cốc thiền sư đáp: “Một người bình thường, thông thể nói rằng họ hoàn toàn không nghĩ những điều xấu; chẳng may có lúc không kiềm chế tham vọng lại được thì cũng vẫn bị vận mệnh trói buộc thôi; mà còn bị vận mệnh trói buộc thì làm sao nói đến chuyện vượt qua số mệnh? Tuy nói số mệnh đều là tiền định, nhưng chỉ những người bình thường mới bị trói buộc vào số mệnh được an bài sẵn đó thôi. Nếu là người cực thiện thì số mệnh sẽ không thể trói buộc nổi người đó”.

Mở chương đầu tiên trong Kinh Dịch, thiền sư nói: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh” (Nhà mà làm việc thiện tích đức thì tất nhiên sẽ gặp nhiều điều tốt lành). Vì vậy, số mệnh của con người là có thể tự thay đổi được. Phật gia giảng con người cần phải hiểu thấu điều thiện và điều ác, dựa theo đó mà hành động. Số mệnh là do tự mình tạo, phúc là bởi tự mình cầu, kẻ làm ác tất sẽ tổn phúc đức, người tu thiện ắt sẽ được phúc đức. Điều trong các kinh thư thuở xưa đã nói, thật sự là lời giáo huấn rất giá trị, rõ ràng và chính xác. Trong kinh Phật, chúng ta cũng được dạy rằng: người như thế cầu phú quý ắt sẽ được phú quý, cầu con cái ắt sẽ có con cái, cầu trường thọ ắt sẽ được trường thọ!”

Những lời nói đó như đánh thức người trong mộng, Viên Liễu Phàm bắt đầu thay đổi. Kể từ đó về sau, ông ngày ngày trau dồi đức hạnh, dẫu là ở nơi không người cũng nhất định không làm gì đắc tội với đất trời. Khi gặp phải những người ganh ghét và phỉ báng mình, ông có thể thản nhiên như không, cũng không màng so đo tranh luận với họ.

Một năm sau lần gặp Vân Cốc thiền sư, ông tham dự kỳ thi Đình. Theo lời của Khổng tiên sinh, ông sẽ xếp hạng thứ ba trong kỳ thi này, vậy mà lạ kỳ thay ông lại đỗ đầu, lời của Khổng tiên sinh thực sự đã bắt đầu không còn linh nghiệm nữa. Khổng tiên sinh không bói được rằng Viên Liễu Phàm đỗ cao như vậy trong kỳ thi, những điều này vốn không có trong số mệnh của ông.

Sau đó, Viên Liễu Phàm phát nguyện sẽ làm 3.000 việc thiện. Qua hơn mười năm nỗ lực, ông đã hoàn thành được ước nguyện ấy, và kết quả là vợ ông sinh được một đứa con trai, đặt tên là Thiên Khải. Sau này, mỗi lần làm được một việc thiện, lúc nào ông cũng đều dùng bút ghi chép lại; vợ ông không biết viết chữ, mỗi lần chồng làm được một việc thiện đều dùng bút lông ngỗng mà vẽ một vòng tròn màu đỏ trên lịch, dẫu là phân phát lương thực cho người nghèo, hay là mua vật sống để phóng sinh thì đều nhớ ghi lại. Có khi một ngày đã hơn 10 vòng tròn đỏ, chính là một ngày mà làm được hơn 10 việc thiện. Mấy năm sau, đến năm Bính Tuất, ông tự nhiên lại thi đỗ tiến sĩ, bộ Lại bèn bổ nhiệm Viên Liễu Phàm làm chức quan huyện lệnh coi sóc huyện Bảo Trì, vậy là ông lại phát nguyện tiếp tục làm thêm một vạn điều thiện nữa.

Khi đang làm tri huyện Bảo Trì, ông chuẩn bị viết một cuốn sách nhỏ. Viên Liễu Phàm gọi nó là sách “Trì Tâm”. Ý là sợ rằng bản thân mình nảy sinh tâm xấu, bởi vậy mới đặt hai chữ là “Trì Tâm” – nghĩa là giữ vững tâm tính. Mỗi ngày khi xử lý mọi việc, dù là việc nhỏ đến đâu, ông đều nhớ lấy những điều trong cuốn “Trì Tâm” mà suy xét. Đến tối, ông lập đàn ở sân sau nhà, thay quan phục, bắt chước quan Thiết Diện Ngự Sử (Chức quan chuyên xét xử quan lại và can ngăn vua) Triệu Duyệt Đạo đời nhà Tống, và thắp hương cầu khấn Thượng Đế, mỗi ngày ông đều làm như vậy. Vợ ông thấy chồng mình bận bịu quá nhiều công vụ không có nhiều thời gian để làm việc thiện nên thường hay cau mày nói: “Thiếp thuở xưa ở nhà giúp chàng làm việc thiện mới có thể hoàn thành tâm nguyện làm 3 nghìn việc tốt. Bây giờ chàng lại nguyện sẽ làm một vạn việc tốt, nhưng đâu có được bao nhiêu việc tốt mà làm trên công đường, chẳng biết bao lâu nữa mới hoàn thành được tâm nguyện đây?”

Sau khi nghe vợ nói ra những suy nghĩ ấy, tối đó Viên Liễu Phàm nằm mơ thấy một vị thần. Ông nói với vị thần ấy rằng tâm nguyện làm một vạn việc thiện thật khó hoàn thành được. Vị thần đáp: “Chỉ tính riêng việc ông lấy danh nghĩa là tri huyện mà giảm tiền thuế ruộng cho dân là đã làm được một vạn việc thiện rồi, đã hoàn thành tâm nguyện của ông rồi đó”.

Nguyên là ở huyện Bảo Trì, mỗi mẫu đất nông dân phải nộp thuế 2 phân 3 ly 7 hào. Viên Liễu Phàm nghĩ rằng người dân trăm họ phải đóng thuế quá nặng, vậy nên sau khi đi kiểm kê toàn huyện một lượt, ông quyết định mỗi mẫu ruộng sẽ chỉ phải đóng 1 phân 4 ly 6 hào.

Cả cuộc đời Viên Liễu Phàm không ngừng làm việc thiện, Khổng tiên sinh đoán rằng khi được 53 tuổi ông sẽ qua đời, nhưng tới tận năm 69 tuổi ông vẫn rất khỏe mạnh. Sau đó, Viên Liễu Phàm tiếp tục làm việc thiện trong suốt phần đời còn lại của mình. Ông đã lấy toàn bộ câu chuyện thay đổi vận mệnh mà bản thân đã tự thể nghiệm trong suốt cuộc đời để viết thành một cuốn sách nhỏ “Liễu Phàm Tứ Huấn”, truyền lại cho con trai mình là Thiên Khải và cho hậu thế.

Câu chuyện Viên Liễu Phàm tự mình thay đổi vận mệnh khiến chúng ta phải suy ngẫm. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc thì chủ đề chính yếu nhất đều là “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Nhìn lại trong sử sách, có vô số tiểu thuyết của người xưa đều ghi lại và trình bày đạo lý này, mà Viên Liễu Phàm chỉ là một người trong số đó. Ông đã lấy trải nghiệm thực tế của bản thân mà ghi chép lại, cho nên “Liễu Phàm Tứ Huấn” mãi cho đến ngày nay vẫn có sức ảnh hưởng lớn. Năm tháng đã tôi luyện nó trở thành một mũi tên nhọn chọc thủng sự lừa dối của học thuyết vô thần.

Sư phụ Lý Hồng Chí đã giảng trong sách Chuyển Pháp Luân, bài giảng thứ hai rằng:

“Còn có một cách có thể cho phép con người biến đổi đời của họ; đây là cách duy nhất; chính là cá nhân ấy từ nay trở đi sẽ bước trên con đường tu luyện”.

Chú thích:

Lẫm sinh: là những học trò được học bổng của các châu, huyện, hoặc phủ thời xưa.

Cống sinh: học trò giỏi thời xưa được chọn qua các kì thi sát hạch ở tỉnh, được cấp lương ăn để chuẩn bị đi thi Đình.

Giờ Sửu: ngày xưa, khoảng thời gian từ 0h đến 2h sáng ở Trung Quốc.

Thạch và đấu là 2 đơn vị đo lường của Trung Quốc. 10 đấu bằng 1 thạch.

Cao quý có nghĩa là gì?

Lời tác giả: Trong sử sách Việt Nam, chúng ta thường nghe rằng người xưa coi trọng việc giữ lời hứa hơn là giữ của cải hay người ta thà chết vì một người huynh đệ tốt còn hơn sống chỉ cho bản thân mình. Ngày nay những hành động như vậy thật là hiếm gặp. Thời đại đó đã biến mất từ lâu; nó cũng là một thời đại mà chúng ta không hiểu. Điều gì đã xảy ra với sự cao quý của con người? Tại sao điều đó không còn nữa? Đó là một vấn đề đáng bàn cãi, tuy nhiên câu chuyện mà tôi kể dưới đây là về sự cao thượng của người Tây phương, song người Á Đông vẫn có thể cảm thấy thích thú khi đọc bài viết này.

Người Á Đông đã hiểu lầm về sự cao quý của người châu Âu

Ngày nay, rất nhiều bậc cha mẹ giàu có ở Việt Nam đã gửi con cái của họ đến các trường học ưu tú tại Anh quốc với hy vọng chúng có thể trở thành những người cao quý sau khi tốt nghiệp. Họ sớm nhận thấy rằng các sinh viên gia nhập vào ngôi trường tốt nhất tại Anh quốc, trường Eton, ngủ trên giường ván, ăn các món ăn đơn giản và nhận được sự dạy dỗ hàng ngày khắt khe hơn nhiều so với những trường học thông thường. Họ không thể hiểu được sự liên hệ giữa một lối sống khổ hạnh và một tâm hồn thanh cao.

Thật ra, điều này không lạ bởi vì sự cao quý mà người phương Tây kính trọng không phải là sự cao ngạo của những kẻ gặp thời, mà là sự đề cao danh dự, tinh thần trách nhiệm, lòng can đảm và kỷ luật tự giác, đó mới là những giá trị cốt lõi. Điều đó không hề đối lập với những người bình thường và cũng không hề tương đương với một cuộc sống xa hoa.

Giàu có và cao quý không như nhau

Tại sao những trường học ưu tú danh tiếng bậc nhất thế giới lại thực hiện quy trình đào tạo khắc nghiệt và nghiêm túc đến như vậy? Đó là để tạo cho sinh viên cách nuôi dưỡng một ý thức hợp tác và kỷ luật tự giác. Sự cao quý thật sự chính là phải có đầy đủ tính tự chủ và năng lực tinh thần. Loại sức mạnh tinh thần đó phải được tạo dựng từ thuở bé.

Trường Eton đã đào tạo rất nhiều con người ưu tú, trong đó có Công tước đầu tiên của nhà Willington, Arthur Wellesley, người đã đánh bại Napoleon. Wellesley từng là sinh viên đứng đầu của trường Eton và cũng nổi tiếng trong lịch sử quân sự thế giới. Ông để lại một câu nói bất hủ trong trận chiến quyết định với Napoleon. Khi ông đang quan sát quân địch từ phía trực diện, người phụ tá của ông đã nhắc đi nhắc lại lời khuyên rằng ông nên rời khỏi nơi đó bởi vì nó quá nguy hiểm, tuy nhiên ông đã không xê dịch chút nào. Cuối cùng thì người phụ tá của ông đã hỏi ông rằng nếu có điều gì bất trắc xảy ra với ông, thì ông có lời nào để nhắn nhủ lại không. Wellington trả lời mà không nhìn lại, “Hãy nói với họ, câu nói cuối cùng của tôi cũng giống như tôi vậy: Hãy giữ vị trí.”

Đối với nhiều người Á Đông, sự quý phái có nghĩa là sống trong một ngôi biệt thự, lái xe Bentley, chơi gôn, làm một kẻ tiêu tiền hoang phí và xem người ta như đầy tớ. Trong thực tế, đó không phải là sự cao quý, mà là tâm thần của những kẻ mới giàu lên. Đối với những người Á Đông này, sự giàu có và sự quý phái có nghĩa như nhau. Thực ra thì, chúng hoàn toàn khác biệt. “Giàu có” liên quan đến sự sung túc về của cải vật chất trong khi đó “sự quý phái” liên quan đến sự sung túc về tâm hồn.

Hoàng tử nước Anh Harry là một ví dụ điển hình về sự quý phái. Sau khi tốt nghiệp Học viện quân đội Hoàng gia Anh quốc, ông được cử đến tiền tuyến Afghanistan để làm một xạ thủ súng máy. Gia đình hoàng gia biết rõ sự nguy hiểm ở nơi tiền tuyến, nhưng họ vẫn tin tưởng rằng phụng sự Tổ quốc là một trách nhiệm cao quý. Do vậy, việc làm đó là tất nhiên.

Trong suốt chiến tranh thế giới thứ II, một bức ảnh đã được lưu truyền rộng rãi tại nước Anh. Đó là bức ảnh chụp nhà vua George VI của nước Anh đang thăm khu nhà ổ chuột tại London. Ông đứng trước một căn nhà tồi tàn, nơi ở của một phụ nữ già nghèo xơ xác và hỏi, “Tôi có thể vào không?” Điều này phản ánh một sự tôn trọng đối với những người ở tầng lớp thấp hơn. Một người quý tộc thật sự biết cách tôn trọng người khác.

Vào ngày 21 tháng Giêng năm 1973 trong tòa lâu đài “Place de la Concorde” ở Paris, một tù nhân sắp sửa bị hành hình. Bước đến máy chém, người tù nhân vô tình dẫm lên chân của người đao phủ, ngay lập tức cô ấy nói: “Tôi xin lỗi, thưa ông.” Trong cùng ngày hôm đó, chồng của người phụ nữ ấy, vua Louis XVI đã để lại những lời nói điềm tĩnh và cao thượng khi đứng trước tên đồ tể tàn bạo: “Ta chết một cách vô tội bởi những tội danh được gán cho ta. Ta tha thứ cho kẻ đã gây ra cái chết của ta, và cầu Chúa rằng máu của ngươi sẽ không bao giờ rơi trên đất Pháp.” Một vài phút sau, vua Louis XVI và hoàng hậu của ông bị chém đầu. Hai thế kỷ sau, Tổng thống Pháp Francois Mitterrand, trong buổi lễ kỷ niệm 200 năm cuộc Cách mạng Pháp đã phát biểu một cách long trọng, “Vua Louis XVI là một người tuyệt vời, và cái chết của ông là một bi kịch.”

Vào ngày 28 tháng Mười năm 1910, một người đàn ông 83 tuổi quyết định hiến tặng tất cả tài sản của ông cho người nghèo để giải thoát linh hồn của họ khỏi cuộc sống đầy đau khổ. Ông bước ra khỏi ngôi biệt thự của mình, và cuối cùng ông chết như một người vô gia cư trong một sân ga nhỏ hoang vắng. Ông chính là nhà văn vĩ đại người Nga Leo Tolstoy. Nhiều năm sau, nhà văn nổi tiếng người Áo Stefan Zweig đã bình luận về Tolstoy, “Nếu ông không chịu đựng sự đau khổ thay cho chúng ta thì ông đã không có được tiếng thơm toàn nhân loại.”

Tất cả những người đã được đề cập ở trên đều có những số phận khác nhau, nhưng họ đều có chung một điểm: sự cao quý.

Sự cao quý đại diện cho phẩm giá và nhân cách cao cả

Ở phương Tây, cho đến thế kỉ thứ 18, giới quý tộc vẫn là chủ đạo và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội. Thậm chí cho đến tận ngày nay, Vương quốc Anh vẫn phong tước và danh hiệu cho những người cao quý.

Khi xã hội quý tộc ở phương Tây trở thành xã hội của thường dân, tầng lớp trung lưu cũng không hề tạo ra làn sóng phủ nhận và phê phán văn hóa quý phái. Trái lại, họ còn gửi con em mình đến học ở những trường học ưu tú để học hỏi, để được tặng danh hiệu về tất cả các loại biểu chương hay trang phục, một huy hiệu và một tước vị cao quý, để qua đó họ có thể kế thừa hoàn chỉnh thể hiện của sự cao quý. 

Nói về giới quý tộc Vương quốc Anh, một nhà báo người Á Đông là Chu An Bình đã từng nói rằng nguyên nhân giúp cho giới quý tộc Anh có thể tồn tại đến ngày nay là nhờ vào sự ủng hộ của dân chúng. Nhìn chung, người Anh luôn tin rằng tinh thần của giới quý tộc đại diện cho phẩm giá và nhân cách cao cả. 

Khi vua Henry I của Anh mất năm 1135, cháu trai Stephen và cháu nội Henry II của ông đều tự nhận mình là người thừa kế ngai vàng hợp pháp. Khi đó, Stephen đang ở Vương quốc Anh nên đã được thừa kế ngai vàng. Henry II, lúc này lại đang ở lục địa châu Âu, đã rất tức giận khi nghe tin và tập hợp quân đội tấn công Stephen. Khi ấy, Henry II vẫn còn rất trẻ và chưa có kinh nghiệm nên không có kế hoạch tốt. Khi vừa mới tiến vào bờ biển British Isles (quần đảo ở miền đông bắc Đại Tây Dương, ngăn cách với lục địa châu Âu bởi biển Bắc và biển Măng-sơ), đội quân của Henry II đã cạn kiệt tiền và lương thực. Vậy Henry II đã làm gì sau đó? Ông đã làm một việc mà không có bất cứ người Việt Nam nào có thể làm. Đó là viết thư cho Stephen để cầu cứu. Trong thư, ông nói với Stephen rằng ông đã không lên kế hoạch chu đáo và quân đội của ông giờ đây đã hết lương thực. Ông mong Stephen viện trợ để ông có thể đưa đội quân đánh thuê trở về châu Âu. Và Stephen đã rất hào phóng gửi tiền cho Henry II. Và ngay sau đó, Henry II lại phát động cuộc chiến tranh lần thứ 2 để giành lấy ngai vàng.

Người dân Việt Nam sẽ nghĩ rằng Henry II là kẻ vô ơn bạc nghĩa. Một người vừa mới giúp bạn vượt qua khó khăn, và bây giờ bạn lại tấn công người ấy. Nhưng nhiều quý tộc châu Âu lại khoan dung với địch thủ của mình. Một vài năm sau, khi Henry II trưởng thành hơn, ông lại dẫn một đội quân khổng lồ tấn công Stephen một lần nữa. Và lần này, ông đã giành chiến thắng. Một kết quả thú vị ở đây là ông đã kí một hiệp ước với Stephen cho phép Stephen tiếp tục ngồi trên ngai vàng và Henry II sẽ chỉ lên làm vua sau khi Stephen qua đời. 

Trong con mắt của người bình thường, một người cuối cùng giành chiến thắng mà lại không có được ngai vàng thì cũng chẳng có giá trị gì. Ở Việt Nam, trong một trận chiến giành ngai vàng, một bên chắc chắn phải chết.

Câu chuyện sau đây cũng để lại ấn tượng sâu sắc:

Hai người con trai của vua Edward III thuộc dòng họ Công tước xứ Lancaster của Anh và hậu duệ của Công tước xứ York đều mong muốn có được ngai vàng. Điều này đã dẫn đến cuộc chiến tranh giữa hai dòng họ. Nhưng rồi Henry VII của dòng họ Lancaster kết hôn với con gái của Công tước xứ York. Và sau khi hai người kết hôn, hai dòng họ hợp nhất thành một và lập ra Vương triều Tudor. 

Những cuộc chiến tranh thời kì Trung cổ ở phương Tây cũng khá giống với những cuộc chiến trong thời kì Xuân Thu của Trung Quốc. Trên chiến trường là kẻ địch nhưng rời chiến trường thì vẫn là bạn. Và cũng có rất nhiều cuộc chiến thời Trung cổ giống như những cuộc chơi của trẻ nhỏ ngày nay. Một số chính trị gia châu Âu có truyền thống đặc biệt – một vị vua, dù đã bị lật đổ, vẫn luôn được đối xử một cách lịch sự đàng hoàng. Điều này đã phản ánh phong cách hiệp sỹ của người châu Âu. Đó cũng là lý do vì sao trong những cuộc đấu tranh giành quyền lực ở châu Âu rất hiếm khi xảy ra việc tuyệt diệt kẻ thù – vốn thường xuyên xảy ra trong những cuộc chiến tại Việt Nam hay Trung Quốc.

Tranh giành địa vị một cách khoan hồng, rộng lượng 

Giới quý tộc châu Âu thích để lại vấn đề để giải quyết sau đó hơn là đánh mất phong thái của mình. Vào năm 1688, khi tấn công người cha của vợ mình – James II, William III thấy rằng ngai vàng lẽ ra phải thuộc về mình. Và vì thế ông đã giành lấy ngai vàng và giam cầm James II. Ông đã giam lỏng người cha vợ của mình trong một lâu đài gần biển và đồng thời cũng để một chiếc thuyền nhỏ ở gần lâu đài đó. James II đã thấy chiếc thuyền ấy và dùng nó để chạy trốn đến châu Âu.

Sau khi phương Tây phát triển trở thành xã hội dân chủ, truyền thống quý tộc vẫn được duy trì trong những tầng lớp chính trị cao hơn. Chẳng hạn như, trong cuộc nội chiến của nước Mỹ, khi miền Nam phải đối mặt với việc bị đánh bại về lực lượng quân sự, một số quan chức đã đề xuất kế hoạch phân tán lực lượng – đưa binh lính sống cùng nhân dân và rời lên vùng đồi núi để tiến hành chiến tranh du kích. Nhưng chỉ huy trưởng, đại tướng Robert Lee không thông qua đề xuất này; ông nói rằng: “Chiến đấu là nghĩa vụ của quân lính. Nếu chúng ta làm như vậy đồng nghĩa với việc chúng ta đẩy trách nhiệm ấy sang dân thường. Cho dù không phải là một chiến binh xuất sắc, tôi cũng sẽ không đồng ý làm như vậy. Tôi thà chết như một tù nhân chiến tranh để mang lại cuộc sống yên bình cho nhân dân”. 

Kẻ thù của ông là vị tổng thống lừng danh, Abraham Lincoln. Tổng thống Lincoln cũng là người khoan hồng, rộng lượng như một nhà quý tộc. Ban đầu, theo quân pháp lẽ ra tổng thống đã nên bắt giam và xử tử tướng Robert Lee. Nhưng vì mong muốn xoa dịu lòng hận thù giữa 2 miền Bắc Nam nên tổng thống Lincoln đã nói với tướng Lee rằng: “Đã đến lúc ông về hưu rồi. Tại sao ông không về nhà đi?”. Và ngay sau đó, tướng Lee đã về hưu trong danh dự và bắt đầu viết ký sự về cuộc đời mình. 

Có rất nhiều điều về tinh thần quý tộc mà chúng ta khó có thể hiểu được. Ví dụ trong ngành công nghiệp biển phương Tây có một quy định không thành văn là khi tàu gặp vấn đề và có thể sẽ bị đắm, thuyền trưởng sẽ là người cuối cùng rời khỏi tàu – một số thuyền trưởng thậm chí còn chọn chìm cùng con tàu của họ. Đó cũng chính là ý thức trách nhiệm xuất phát từ tinh thần cao thượng.

Trong bộ phim Titanic, khi con tàu sắp chìm, thuyền trưởng đến khoang điều khiển và quyết định sẽ chết cùng con tàu của mình. Đó chính là ý thức trách nhiệm. Khi tàu bắt đầu chìm dần, thuyền trưởng mời một ban nhạc nhỏ trên tàu chơi nhạc chỉ để giúp mọi người có thể bớt hoang mang lo sợ. Sau khi họ chơi nhạc xong, nhạc trưởng đứng nhìn những nhạc công khác bỏ đi. Và khi hành khách lại hoảng sợ, ông quay về vị trí của mình và chơi violon. Và rồi, tất cả các nhạc công khác cũng quay lại và tiếp tục chơi nhạc. Vào thời điểm trước khi con tàu chìm hẳn, họ bắt tay nhau và nói lời tạm biệt. Người nhạc trưởng nói rằng: “Niềm vinh dự trong cuộc đời tôi là được chơi nhạc với tất cả mọi người tối nay.” Đây chính là sự thể hiện rõ nhất của tinh thần cao thượng, tinh thần ấy cho chúng ta biết được rằng đôi khi “cái chết” còn ý nghĩa hơn “cuộc sống tầm thường”. 

Bản chất của tâm hồn cao quý 

“Một quý ông thực sự là người xem nhẹ tiền bạc…”. Người Anh cho rằng một quý ông phải là một người quý phái với phẩm chất chính trực, sự công minh, không e sợ trước khó khăn và còn có khả năng hy sinh bản thân mình. Anh ta không chỉ là một người có danh dự, mà còn là một người có lương tâm. Cũng giống như học giả khoa học chính trị nước Pháp Alexis de Tocqueville đã nói: “Bản chất thực sự của tinh thần cao quý nằm ở danh dự”. Tinh thần cao quý không liên hệ gì đến những điều kiện vật chất. Nhà văn Trung Quốc Eileen Trương nói rằng ngày xưa, một nhân viên vận hành thang máy ở Thượng Hải sẽ không bước ra để điều khiển thang máy cho đến khi anh ta ăn vận thật đàng hoàng. Đó cũng là một biểu hiện của tinh thần cao quý.

Giáo sư Hứa Kỷ Lâm nói: “Một người đạp xe ba bánh đã hỗ trợ cho hơn một tá trẻ em mồ côi và đã cho tất cả những đứa trẻ đó đến trường bằng đồng lương còm cõi của mình”. Chúng ta có thể nói rằng đó là phản ánh của một tâm hồn thanh cao. Do vậy, một tinh thần cao quý có thể rất gần gũi với chúng ta và mọi người đều có thể học cách làm điều đó. 

Danh từ “quý phái” trong tiếng Anh không chỉ có nghĩa là “dòng dõi quý tộc” mà nó còn mang ý nghĩa về sự huy hoàng, sự ưu tú, tài giỏi và đáng tôn kính. Tinh thần cao quý bao gồm cả phẩm chất cao quý, tình yêu bao dung, thiện tâm, tâm hồn trong sáng, tinh thần trách nhiệm, sự ngoan cường, lòng tự tôn, lương tâm, không xu nịnh, không cầu xin, không tự thương xót bản thân và đặt danh dự và đức hạnh lên trên tất cả mọi thứ. 

Tinh thần cao quý là phẩm chất bắt buộc phải có đối với các nhà quý tộc. Nếu như những người bình thường có thể rèn luyện tâm tính của họ một cách kiên định, họ cũng có thể đạt được tinh thần cao quý. Chúng ta nên nhấn mạnh tinh thần của giới quý tộc. 

Dù sao đi nữa, ngày hôm nay, người ta có thể sở hữu một biệt thự cao cấp, lái một chiếc xe hơi hạng sang, được vây quanh bởi những cô gái xinh đẹp và tiêu dùng các loại hàng hóa đến từ châu Âu, nhưng đó chỉ là hình thức bên ngoài của đời sống vật chất của giới “quý tộc”. Nó không phản ánh được những phẩm chất tinh thần và thẩm mỹ của con người. Cái mà các phương tiện truyền thông truyền đạt cho chúng ta chỉ là một cuộc sống giàu có về vật chất, vốn là điều thực sự hời hợt, trẻ con và không có chút quan hệ gì với tinh thần quý tộc thật sự. 

Ba yếu tố quan trọng của tinh thần cao quý 

Đầu tiên là sự giáo dục văn hóa bao gồm việc chống lại những cám dỗ vật chất và sự hưởng thụ cuộc sống, và rèn luyện một tâm tính, đạo đức cao quý. Thứ hai là trách nhiệm xã hội, là một tầng lớp xã hội, họ phải đạt được sự tự kỷ luật, trân quý danh dự của một con người và biết giúp đỡ những nhóm người đang chịu thiệt thòi, phục vụ cộng đồng và đất nước. Thứ ba là sự giải thoát tâm hồn; chỉ giữ lại một ý chí độc lập, nói không với quyền lực và tiền tài, giữ vững quyền tự trị về đạo đức và trí thức, và từ chối không trở thành nô lệ của quyền lực chính trị và ý kiến của số đông.

Ý nghĩa thật sự của sự cao quý nằm ở tâm hồn và tư cách đạo đức cao quý của một cá nhân. Điều tốt nhất về sự quý phái là một người sống một cuộc đời trung thực, khoan dung, và tự trọng. Người đó sẽ không từ bỏ phẩm giá của mình vì tiền. Từ quan điểm đó, tinh thần cao quý không có liên hệ gì với sự giàu có. Những người có được một tâm hồn cao quý có thể không giàu và những người giàu sang có thể không cao quý. 

(Theo The Epoch Times)

Bí ẩn Tia đất (Earth Radiation) – Một khoa học bí mật

TS Vũ Văn Bằng, Phó viện trưởng Viện Công nghệ nước và Môi trường Việt Nam đã mất vài chục năm nghiên cứu và đã định nghĩa chính xác về địa bức xạ từ, gọi nôm na là “tia đất”. Không chỉ dừng lại ở việc áp dụng đo đạc nguồn nước ngầm dưới lòng đất, mới đây nhất, ông Bằng đã dựa trên thuyết này để áp dụng chữa những bệnh mà cả Đông – Tây y đều đang bó tay. Phát hiện này hy vọng sẽ mở ra một phương pháp chữa bệnh mới cho kết quả vượt trội.

Bài 1: Những căn bệnh có nguồn gốc từ tia đất và mồ mả

Tìm cho ra nguyên nhân

Chúng ta đều biết rằng, ngoài căn bệnh ung thư mà nền y học hiện đại đã và đang phải bó tay, ngày nay còn không ít những căn bệnh hiểm nghèo khác nữa cũng làm giới khoa học vã mồ hôi hột. Chúng ta thường hay gặp đâu đó các bệnh dạng như: đột tử, thần kinh, loạn trí, động kinh, điên, mất ngủ triền miên, ốm không ra ốm, khỏe không ra khỏe… Với những chứng bệnh này, cả Đông Tây y đều khó có thể chữa trị triệt để vì chưa tìm được nguyên nhân đích xác. Bệnh nhân đi khám Tây y thường nhận được kết luận của bác sĩ là: Không có bệnh, chỉ suy nhược cơ thể. Với các thầy thuốc Đông y, mặc dù họ cũng dùng đủ các phương pháp: vọng chẩn, văn chẩn, vấn chẩn, thiết chẩn… cũng chỉ kết luận là: Mất cân bằng âm dương.

Xin được kể ra đây một câu chuyện điển hình. Vợ chồng anh Nguyễn Huy Hùng, 33 tuổi mới chuyển về sống ở căn nhà mới ở khu Trung Hòa – Nhân Chính. Sống ở đây chưa đầy nửa năm thì chị Liên, vợ anh Hùng mắc một căn bệnh không giống ai. Chị khỏe không ra khỏe, ốm không ra ốm, mỗi chiều đi làm về, hiện tượng nghẹt thở lại diễn ra, nhiều lúc tưởng như ngất xỉu. Chị đau đầu, mất ngủ triền miên, người héo úa dần, da dẻ xanh bủng.

TS Vũ Văn Bằng và thiết bị đo tia đất của mình

Kinh tế vốn khá giả, gia đình đưa chị Liên sang Singapore để khám chữa. Thế nhưng, cả gia đình thở dài thườn thượt khi bác sĩ khám xong và kết luận: “Bà không có bệnh gì cả”. Anh Hùng tức giận phản đối: “Vợ tôi không có bệnh, sang đây để làm gì cho mất tiền, các vị xem đi, vợ tôi như người đang sắp chết đây này”. Người bác sĩ chỉ có thể nói rằng: “Trường hợp của vợ ông tôi không thể làm gì khác được, sự thực thì bà ta chẳng có bệnh gì cả”.

Cả gia đình anh Hùng thất vọng đưa chị Liên về nước. Vài tháng sau, qua lời giới thiệu của một người bạn, anh Hùng đã tìm đến gặp TS Vũ Văn Bằng. Sau khi nghe anh Hùng kể về tình trạng sức khỏe của vợ mình, TS Bằng quả quyết: “Bệnh của vợ anh có thể chữa được, tôi sẽ gắng hết sức”.

Sau khi dùng thiết bị đo bức xạ từ trên nền căn nhà của anh Hùng, TS Bằng ngỡ ngàng phát hiện ra rằng, căn nhà của anh Hùng tọa lạc trên cái ao cổ chứa tới hơn 30 hài cốt (số hài cốt này được giả thiết là nạn nhân của nạn đói năm 1945). Sau khi dùng phương pháp xử lý bức xạ từ, hiện tượng khó thở, đau đầu, ngất xỉu của chị Liên dần thuyên giảm. Đặc biệt, sau chưa đầy một tháng, sức khỏe của chị đã trở lại hoàn toàn bình thường.

Từ việc chữa được căn bệnh kỳ lạ của chị Liên, TS Bằng nhận thấy rằng, chỉ cần tìm ra nguyên nhân đích xác của căn bệnh thì căn bệnh ấy có rất nhiều cơ sở để chữa khỏi. Nghiên cứu thêm thông tin ở nước ngoài, ông nhận thấy rằng, một số người trên thế giới đã bắt đầu áp dụng phương pháp chữa bệnh này. Bác sĩ Hagger thuộc Hội Khoa học y tế Đức cùng với các đồng nghiệp Ba Lan đã tiến hành thống kê kết quả khảo sát những căn nhà của 5.348 người bị chết vì căn bệnh ung thư ở thành phố Stetin (Ba Lan). Đương nhiên, lúc đầu kết luận nguyên nhân của bệnh ung thư hàng loạt và đột biến tại đây được giới chuyên môn khẳng định rằng, do rượu bia, thuốc lá… Sau khi khảo sát, họ lại đưa ra một nguyên nhân khác, không hề giống với những nhận định ban đầu rằng: Hầu hết bệnh nhân đã sống, làm việc và ngủ ở nơi có tia đất rất mạnh.

Những việc chưa ai làm

Sau quá trình nghiên cứu bài bản loại tia này từ lý thuyết, thí nghiệm mô hình và thực tế khảo sát, TS Bằng lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa chính xác về cái gọi là “tia đất”. Tia đất là danh từ chung dùng để chỉ tất cả những bức xạ điện từ của những khối vật chất lớn nhỏ khác nhau, có thành phần khác nhau nằm trong vỏ trái đất (môi trường đất đá), ví dụ như các loại khoáng sản rắn, lỏng, khí, các khối macma xâm nhập, đứt gãy địa chất kiến tạo, hang động ngầm, dòng chảy ngầm, khoáng chất phóng xạ, kể cả các công trình nhân tạo chôn ngầm dưới mặt đất, đặc biệt mồ mả, hài cốt… và cũng là lần đầu tiên trong khoa học cũng như thuật ngữ kỹ thuật chuyên ngành, TS Bằng đặt tên cho những bức xạ này là “Địa bức xạ từ thứ cấp – Secondary Magnetic Georadiation”, hay “Địa bức xạ – Georadiation”, gọi đơn giản gọi là tia đất.

Tiếp đó, TS Bằng cùng các cộng sự của mình đã làm một việc mà chưa một đơn vị nhà nước cũng như tư nhân nào làm, đó là khảo sát đo đạc kiểm tra tia đất, địa bức xạ xấu và mồ mả hài cốt, trường vong có hại trong khuôn viên nhà ở của các gia đình, nơi làm việc của các công sở, trụ sở công ty, đất xây dựng. Nói cách khác, ông đã “khám và chữa bệnh” cho tất cả những khu đất nói trên.

Đối tượng khảo sát, đo đạc gồm 4 thành phần chính. Thứ nhất là, xạ khí, nó là chất khí phóng xạ có nguồn gốc từ sự phân rã phóng xạ dưới sâu của vỏ trái đất và thoát lên mặt đất qua các đường đứt gãy kiến tạo. Thứ hai là, bức xạ từ thứ cấp của các dị thường địa chất quy mô địa phương như: chuyển động kiến tạo, đứt gãy kiến tạo, xâm nhập macma, động đất, núi lửa… Thứ ba là, bức xạ từ thứ cấp của các dị thường địa chất quy mô cục bộ, ví dụ như:  hang động ngầm, sông ngầm, xói ngầm, trượt lở. Và cuối cùng là trường vong – mồ mả hài cốt – loại tia đất đặc biệt.

Sau 10 năm khảo sát, đo đạc, thống kê, trên cơ sở số liệu thu thập được và đối chiếu với tình hình sức khỏe của những người trong gia đình, cơ quan, trường học, TS Bằng phát hiện ra những căn bệnh không có trong danh mục của ngành y xuất hiện ở nhiều gia đình và công sở mà nền nhà có tia đất xấu và mồ mả, hài cốt.

Nhóm nghiên cứu đã rút ra kết luận hết sức bất ngờ: Những bệnh có triệu chứng giống hệt như đột tử, ung thư, thần kinh, loạn trí, nổi khùng, động kinh, điên, mất ngủ triền miên, ốm không ra ốm, khỏe không ra khỏe… mà nền y học hiện đại đã và đang chạy chữa nhưng không kết quả, không phải do những nguyên nhân như hiểu biết thông thường của ngành y, mà đó là do chúng có nguồn gốc từ tia đất và mồ mả, hài cốt.

Sau thời gian dài khảo sát đo đạc nền nhà của gần 5.000 gia đình, 17 khu chung cư lớn nhỏ và trên 200 trụ sở cơ quan, trường học, doanh nghiệp, xí nghiệp ở gàn 50 tỉnh, thành và hải đảo trên cả nước, nhóm khoa học do TS Bằng phụ trách đã tập hợp thống kê và phát hiện ra nhiều nhóm bệnh. Trong đó, bệnh về hệ thần kinh chiếm 71%  tổng số trường hợp đã khảo sát đo đạc. Trong số này, người bị điên chiếm 9%, số người chết vì tai nạn giao thông, xây dựng, đuối nước chiếm 16%, số người tự tử là 3%. Bệnh về hệ tuần hoàn chiếm 58% tổng số nhà đã khảo sát đo đạc. Bệnh về xương khớp chiếm 17% tổng số nhà đã khảo sát đo đạc. Bệnh khóc của trẻ sơ sinh chiếm trên 90% tổng số nhà có trẻ em sơ sinh. Bệnh chậm phát triển ở vị thành niên chiếm 25% tống số nhà có các em từ 10 đến 17 tuổi…

Đây được coi là thành tựu mới của nhóm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe con người.

Sau hơn 10 năm tiến hành đo đạc, thống kê số liệu dựa trên lý thuyết, TS Vũ Văn Bằng đã đưa ra kết luận: Nhiều căn bệnh và những trục trặc thường gặp ở những gia đình công sở có tia đất xấu và mồ mả hài cốt. Theo đó, ông đã tiến hành xử lý những tia đất xấu và mang lại hiệu quả bất ngờ.

Bài 2: Tia đất tác động mạnh tới sức khỏe

Nhận dạng năng lượng đặc biệt

TS Bằng cho rằng, các nhà khoa học trên thế giới từ trước đến nay hầu như chỉ tìm hiểu nhiều về “tia vũ trụ”, còn “tia đất” chưa được quan tâm nghiên cứu, nên ít được biết đến. Trong khi đó tác hại tiềm ẩn tia đất đối với sức khỏe con người không hề nhỏ, không thua kém tất cả các tác nhân gây bệnh khác đã biết.

Cho đến nay, những gì có hại xuất phát từ dưới mặt đất con người vẫn nghi hoặc và nghĩ về một thế lực vô hình nào đó, nên có nhiều tên gọi khác nhau: ma quỷ, quỷ trạch, hung khí, ác khí, tia tử địa… còn các nhà cảm xạ gọi là: trường sinh địa, sóng độc hại, ác xạ… Mới đây trên thế giới gọi là “trường bức xạ xấu” hay “Tia đất – The Earth Ray, The Earth Radiation”.

Sau quá trình nghiên cứu bài bản loại tia này từ lý thuyết, thí nghiệm mô hình và thực tế kiểm tra nền nhà ở của hàng ngàn gia đình, cơ quan, trường học, xí nghiệp, công trường, TS Bằng lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa chính xác về cái gọi là “tia đất”. Theo quan niệm của ông, tia đất là danh từ chung dùng để chỉ tất cả những bức xạ điện từ của những khối vật chất lớn nhỏ khác nhau, có thành phần khác nhau nằm trong vỏ trái đất (môi trường đất đá). Ví dụ như các loại khoáng sản rắn, lỏng, khí; các khối mácma xâm nhập, đứt gẫy địa chất kiến tạo, hang động ngầm, dòng chảy ngầm, khoáng chất phóng xạ, kể cả các công trình nhân tạo chôn ngầm dưới mặt đất. Trong đó, đặc biệt mồ mả hài cốt. Lần đầu tiên trong khoa học, TS Bằng đặt tên cho những bức xạ này là “Địa bức xạ từ thứ cấp – Secondary Magnetic Georadiation”, hay “Địa bức xạ – Georadiation”, gọi nôm na là tia đất.

TS Bằng đang đo tia đất ở Nghĩa trang Bất Bạt

Tia đất là một dạng năng lượng đặc biệt được giải phóng từ trong lòng đất. Khi còn ở sâu dưới mặt đất, năng lượng này là trường điện từ đầy đủ. Thế nhưng, khi vượt lên khỏi mặt đất chỉ còn lại là trường từ. Từ trường trái đất là một ví dụ điển hình và dễ hiểu. Có trường điện từ đồng nghĩa với sự hình thành và tồn tại dòng điện kín. Vậy bản chất của tia đất là trường từ, gọi chính xác là trường bức xạ từ thứ cấp.

Trong các loại tia đất phát ra từ những dạng vật chất phát ra từ lòng đất thì mồ mả, hài cốt là dạng tia đất đặc biệt. Hiểu một cách cặn kẽ và khoa học thì một cơ thể con người đang sống đều có những thông số vật lý cụ thể.

Theo đó, cái chết của con người sẽ giống như cái chết của những ngôi sao hình thành lỗ đen. Dấu vết còn lại của con người trên cõi sống chỉ là “lực vô hình”. Theo lý thuyết vật lý, thực chất đó chính là “trường lực hấp dẫn mạnh”.

Nhà vật lý học người Ba Lan, Slawinski phát hiện ra khả năng bức xạ photon của cơ thể với cường độ cỡ 10-1.000 photon/s/cm2. Khi chết bức xạ này tăng lên gấp hơn 1.000 lần. Việc tăng đột ngột này chính là để tăng năng lượng cho sự “suy sụp hấp dẫn” nói trên, tăng cường độ cho trường tổng của cơ thể con người khi chết.

Như vậy, hài cốt là một khối vật chất nằm trong mội trường rất kín là dưới lòng đất, ngoài từ trường vốn có của cơ thể sống để lại sau khi chết và được cô đặc tức khắc để tăng lên hơn 1.000 lần như nhà vật lý Ba Lan – Slawinski đo được, nó còn có thêm 3 từ trường nữa khi hài cốt nằm trong môi trường đất. Những từ trường này không những bị phân cực mà cường độ từ trường tổng tăng lên dữ dội và chúng trở thành những thỏi nam châm mạnh. TS Bằng đã chứng minh lý thuyết này bằng máy BXT-13 do ông chế tạo và đã nhận biết trường từ này từ xa hàng trăm mét theo nguyên lý tương tác điện – từ, cảm ứng điện – từ và từ – từ.

Kết quả đo tia đất trong 10 năm

TS Bằng và các cộng sự của mình trong 10 năm qua theo yêu cầu của nhiều gia đình, công sở, trường học, xí nghiệp, doanh nghiệp xây dựng dự án các khu đô thị… ở trên 40 tỉnh, thành và hải đảo của cả nước đã tiến hành đo và xử lý tia đất đạt được con số trên 5.000 gia đình, 17 khu chung cư lớn nhỏ và trên 200 trụ sở cơ quan, trường học, doanh nghiệp, xí nghiệp…

Tổng kết những số liệu đo đạc được và thống kê phân loại cho thấy: Về tia đất xấu (có hại cho sức khỏe) xuất hiện ở các gia đình, công sở… chiếm đến 93%, tức là hầu như nhà nào cũng có, tuy chỉ khác nhau về diện tích tia đất phân bố rộng hay hẹp so với diện tích toàn nhà mà thôi. Có thể chia tỷ lệ diện tích này làm 3 cấp, tương ứng với tỷ lệ: 1/3, 2/3 và 1/1. Trong đó  tỷ lệ 1/3 chiếm 57%, tỷ lệ 2/3 chiếm 25%, còn lại toàn diện tích chiếm 18%. Riêng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, số nhà có tia đất cấp 3 chiếm tới 89%.

Về mồ mả và hài cốt thì trường vong còn nằm dưới nền nhà bình quân ở các thành phố lớn chiếm 67%. Trong đó, có thể thống kê theo địa dư như sau: miền núi chiếm 3%, trung du 9% và đồng bằng 55%. Trong đó các thành phố lớn chiếm trên 70%. Riêng Hà Nội và TP Hồ Chí Minh gần như 100%.

Sau hơn 10 năm tiến hành đo đạc, thống kê số liệu dựa trên lý thuyết của mình, TS Vũ Văn Bằng đã đưa ra kết luận: Nhiều căn bệnh và những trục trặc thường gặp ở những gia đình công sở có tia đất xấu và mồ mả hài cốt. Ông cho biết: “Hầu hết những gia đình hay tập thể, dù là nhà nước hay tư nhân… khi đến yêu cầu chúng tôi kiểm tra tia đất mồ mả hài cốt thì trong nội bộ gia đình đó, đơn vị đó đều có vấn đề trục trặc, không về sức khỏe, nội bộ bất hòa thì công việc bế tắc”…

Cụ thể những người có trục trặc về sức khỏe như: Tai nạn xe cộ, đột tử, ung thư, thần kinh, loạn trí, nổi khùng, động kinh, điên, mất ngủ triền miên, ốm không ra ốm, khỏe không ra khỏe… Trục trặc về tình cảm trong gia đình thường là vợ chồng ly thân, ly hôn, con cái lục đục bất hòa. Ở cơ quan nội bộ bè phái, cản nhau, chống đối nhau. Trục trặc trong công ăn việc làm như thất bát, phá sản…

Những vấn đề sức khỏe này có thể thống kê thành một số bệnh đặc trưng. Trong đó, bệnh thần kinh với những biểu hiện mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, giấc ngủ không sâu, tinh thần không tỉnh táo tập trung, lười suy nghĩ, đãng trí hay quên, ngủ hay làm mê sợ hãi ác mộng, tính tình nổi khùng, dễ bị choáng, ngất… cuối cùng dẫn đến thần kinh, điên từ nhẹ đến nặng. Bệnh này chiếm 71%  tổng số nhà đã khảo sát đo đạc. Bệnh về hệ tuần hoàn với những biểu hiện như rối loạn tuần hoàn máu, tim đập nhanh, đôi lúc dồn dập, đôi lúc như ngừng đập, ngủ không ngon, trằn trọc, chập chờn, hồi hộp khó thở, đứt quãng, bóng đè, mắt mờ đầu váng, đứng ngồi không yên, huyết áp tăng, hụt hơi, tính tình cáu gắt, dễ bị ngất. Bệnh này chiếm 58% tổng số nhà đã khảo sát đo đạc. Bệnh về xương khớp với biểu hiện đau mỏi toàn thân, nhức các khớp, đau cơ bắp, giảm sức đề kháng, đôi lúc không điều khiển được chân tay. Bệnh này chiến 17% tổng số nhà đã khảo sát đo đạc.

Trong nội dung nghiên cứu về tia đất, TS Bằng đặc biệt quan tâm đến tác hại của nó tới sức khỏe con người. Với kết quả khảo sát nêu trên đủ để thống kê thấy rằng, tia đất, đặc biệt mồ mả hài cốt có mối liên quan chặt chẽ tới các căn bệnh nguy hiểm mà trong y học không tìm ra nguyên nhân, đây là điều bây giờ mới được làm sang tỏ.

Câu hỏi đặt ra là tại sao tia đất phát ra từ mồ mả hài cốt lại có hại đến sức khỏe con người như vậy, mà cho đến nay kể cả giới khoa học cũng như Y học không hay biết.

Dựa trên những nghiên cứu của mình, TS Vũ Bằng đã đưa ra chứng minh tia đất nói chung và mồ mả hài cốt nói riêng có liên quan đến sức khỏe con người.

Bài 3: Chứng minh tia đất gây bệnh

Cơ chế gây bệnh

TS Bằng kể lại rằng: Trong cuốn “The Earth Radiation” của nhà dò tìm tia đất Kathe Bachler người Đức, tác giả đã khảo sát hơn 11 nghìn giường ngủ của trên 3 nghìn gia đình ở 14 nước khác nhau và ông ta đều thấy có sự hiện diện của tia đất xấu. Ông khẳng định rằng, tia đất có mặt ở khắp nơi và rất có hại.

Tương tự, bác sĩ Hager thuộc Hội Khoa học Y tế Đức cùng các đồng nghiệp Ba Lan đã tiến hành khảo sát nhà ở có 5348 người bị chết vì căn bênh “ung thư” ở thành phố Stettin Ba Lan. Hầu hết họ đã sống và ngủ trên vị trí có tia đất rất mạnh.                                     

Vậy, cơ chế gây bệnh của tia đất là như thế nào?

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cũng có rất nhiều khả quan. Họ đã phát hiện ra rằng, bán cầu não phải của con người là bộ phận nhạy cảm từ trường và có tác dụng điều chỉnh, đối phó với các biến đổi của ngoại lực như lực hấp dẫn, địa từ. Nhưng một khi đã vượt quá sức thụ cảm của nó, bộ phận này phát tín hiệu cho tuyến thượng thận tiết ra chất adrenalin làm nồng độ hernon này tăng đột ngột trong máu dẫn đến các mao mạch trong các tế bào máu co cụm lại thành các quần tụ ngưng kết làm máu lưu thông chậm lại. Do đó máu không đủ oxy cung cấp cho não. Não rơi vào trạng thái gần như hôn mê, bất tỉnh.

TS Bằng dùng thiết bị đo tia đất

Bác sĩ Hager thuộc Hội Khoa học y tế Đức cùng với các đồng nghiệp Ba Lan khảo sát hàng nghìn người chết về căn bệnh ung thư đều cho rằng họ đã sống và ngủ ở nơi có tia đất xấu rất mạnh. Ở đó các hạt neutron được giải phóng và dễ dàng xuyên qua đất đá, bê tông, nhựa đường. Khi vào cơ thể sinh vật, những hạt neutron vô hại trước đó biến thành các proton rất nguy hiểm cho tế bào sống. Vì nó sẽ tạo ra cái được gọi là tia “alpha” cư trú lâu dài trong cơ thể.

Đi sâu hơn nữa, cơ chế gây bệnh của tia đất có thể được hiểu theo con đường những tác nhân vật lý của vật lý hiện đại, gọi là cơ chế tác nhân vật lý đối với cơ thể sống – y lý. Hầu hết, tất cả các trường vật lý khi biến đổi khác thường nằm ngoài ngưỡng cho phép đều có thể làm thay đổi sự phân bố điện tích, áp lực, nhiệt độ, tính thấm của màng. Nó dẫn tới thay đổi cấu trúc, chức năng, trạng thái của từng cơ quan hay toàn bộ cơ thể sống nói chung, các protid bị biến tính, men không còn tác dụng xúc tác, nhiễm sắc thể bị đứt gãy… dẫn đến trong hệ xuất hiện sự đột biến và cơ thể dẫn đến mắc bệnh.

Một trong những tác nhân vật lý nguy hiểm nhất đối với con người là tác nhân ion hóa. Nguy hiểm ở chỗ, con người không hề nhìn thấy và tính chất cơ bản nhất là khả năng xuyên sâu cũng như nó có thể tác dụng lên tất cả các nguyên phân tử của chất sống, không phân biệt cấu trúc, trạng thái và bản chất của đối tượng bị nhiễm. Đặc điểm của tổn thương ion hóa là tác dụng trực tiếp hay gián tiếp những tồn thương đều phát triển theo thời gian tích lũy liều bị nhiễm. Giai đoạn đầu gọi là giai đoạn biến đổi sơ cấp. Giai đoạn 2 là giai đoạn ủ bệnh. Giai đoạn 3 là giai đoạn bị nhiễm “phóng xạ”. Ở giai đoạn này những biến đổi hóa sinh và sinh lý phát triển hết sức nhanh và xuất hiện các hiện tượng bệnh lý.

Nhiều giả thuyết khác nhau

Tuy nhiên, theo TS Bằng, chúng ta cũng phải chấp nhận rằng, cơ chế tổn thương bức xạ ion hóa hiện nay hoàn toàn chưa rõ ràng, do đó có nhiều thuyết khác nhau. Một trong những thuyết đầu tiên có ý định giải thích tại sao bức xạ ion hóa với năng lượng không đáng kể có thể gây ra hiệu ứng sinh vật rất lớn, đó là thuyết “Bia”. Thuyết “Bia” do Desauer (1922), Crewthe (1924) đưa ra, sau đó được Lea (1935) bổ sung. Theo thuyết này, trong mỗi đối tượng sinh vật có những phần rất nhạy cảm với bức xạ Y ion hóa và rất quan trọng đối với quá trình sống. Những phần đó được gọi là “Bia”. Bức xạ bắn trúng bia thì đối tượng đó bị tổn thương. Ví dụ trong tế bào, “Bia” có thể là nhân, gen hoặc men.

Thuyết độc tố, kết quả nghiên cứu cho thấy, một số chất hóa học có tác dụng lên tế bào sống giống như tác dụng của bức xạ ion hóa. Ví dụ như yperit nitow, etylenamin, epoxit. Những chất như thế được gọi là chất độc “phóng xạ”. Chất này không chỉ tác dụng gây nên biến đổi nhiễm sắc thể mà còn gây ra nhiều hiệu ứng sinh vật khác như ức chế quá trình phân bào, tổn thương hệ tạo máu, hệ tiêu hóa. Trên cơ sở này Tnixop và Emanuen coi bản chất của tổn thương phóng xạ là hình thành các chất độc phóng xạ trong các đối tượng bị nhiễm xạ. Đến đây, có thể hình dung tia đất thực sự có hại tới cơ thể sống theo 2 con đường: bức xạ – phóng xạ, điện từ và phát tán hóa chất độc. Cơ chế gây bệnh là sự ion hóa tế bào sống. Ngày nay mỗi khi có bão từ mọi người được cảnh báo, những ai bị bệnh thần kinh, tim mạch, huyết áp cao cần hạn chế đi ra khỏi nhà… Viện Hàn lâm khoa học Nga thống kê, mỗi khi có bão từ xảy ra, số ca đột quỵ tăng 2-2,5 lần. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, hằng năm có khoảng 60.000 người chết vì ánh nắng mặt trời vì UV-B gây ung thư da và đục nhân mắt…

Dựa trên những thông tin thu thập được, TS Bằng đã công bố cơ chế gây từ tia đất. Một điều cần nói thêm, trên thế giới, tới thời điểm này chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu bài bản về vấn đề này.

Sau nhiều năm nghiên cứu, TS Vũ Văn Bằng đã khẳng định được những vấn đề sau: Thứ nhất, ông cho rằng, từ hóa là thuộc tính của mọi vật chất không loại trừ con người.

Hiện tượng sinh ra từ trường phụ (theo quy tắc cảm ứng điện từ) chống lại hay hưởng ứng của vật chất khi đặt trong từ trường ngoài gọi là hiện tượng từ hóa. Vậy từ hóa là quá trình thay đổi cấu trúc từ, mômen từ nguyên tử…) của vật chất dưới tác dụng của từ trường ngoài. Tức là khi đặt vào từ trường ngoài, các mômen từ nguyên tử có xu hướng bị quay đi theo từ trường ngoài dẫn đến sự thay đổi về tính chất từ. Để đánh giá mức độ từ hóa của vật chất người ta dùng độ từ hóa. Độ từ hóa là một đại lượng vật lý nói lên khả năng bị từ hóa của một vật từ, được xác định bằng tổng mômen từ nguyên tử trên một đơn vị thể tích, hoặc một đơn vị khối lượng.

Vậy, ở người thì cơ chế như thế nào?

Đối với con người giới khoa học vẫn còn bỏ ngỏ, đặc biệt trong y học hiện đại lĩnh vực lý sinh – vật lý y sinh (biophysics) là ngành khoa học nghiên cứu các giải pháp đối với các vấn đề sinh học liên quan tới khía cạnh vật lý, vật lý y tế (medical physics) là ngành khoa học dựa trên các vấn đề vật lý để giải quyết trong quá trình chẩn đoán y học chưa được phát triển. Nên nhiều bệnh, đặc biệt bệnh thần kinh và tim mạch… nguồn gây bệnh không phải từ virus, vi khuẩn… các bác sĩ phải bó tay trả về.

Dựa trên nghiên cứu của mình, TS Bằng đã dùng thiết bị máy móc hiện đại đo đạc kiểm tra tất cả các yếu tố môi trường trên và dưới nền nhà (không khí, đất) có hại cho sức khỏe của các thành viên trong mỗi gia đình. Ông đề xuất, tốt nhất là trước khi xây nhà ở, cơ quan, trường học, xí nghiệp, khu chung cư hay đô thị nên tiến hành khảo sát đo đạc phát hiện tia đất xấu, mồ mả hài cốt và tiến hành xử lý tia đất cũng như mồ mả hài cốt có trong diện tích xây dựng để môi trường đất trong lành – “địa linh nhân kiệt”.

Một số thiết bị đo được sử dụng trong nghiên cứu khảo sát tia đất:

  • Máy Địa bức xạ từ (Magnetic Radiation ): BXT-13 (TS. Vũ Văn Bằng tự chế)
  • Máy đo từ dị biệt: The Ghost Meter, (Germany)
  • Máy đo điện và từ trường nhân tạo: ME 3830B (Germany)
  • Máy đo độ pH
  • Máy địa từ (Geo-Magnetometer) – Germany, BPT-2010
  • Máy đo phóng xạ (photon Radiation và Gramma and X-rays), Japan YF -99A.

Phương pháp đoán hôn nhân bằng tứ trụ

Các bước dự đoán

  1. Xác nhận lại ngày giờ sinh cho chuẩn xác.
  2. Sắp xếp Tứ trụ chính xác, gồm cả mười thần thấu rõ và tàng, kể cả thần, sát. Sau đó sắp xếp đại vận, lấy số đại vận, mười thần của can vận (nếu đoán sát việc cho một năm nào đó, còn cần sắp xếp cả tiểu vận, lưu niên).
  3. Xem ngũ hành của nhật can sinh vào tháng vượng hay tháng suy.
  4. Xem nhật can có được khí của các địa chi khác không.
  5. Xem nhật can có được ấn tinh của can chi sinh phù không.
  6. Xem nhật can có được các can khác giúp thêm không.
  7. Xem các thiên can khác sinh vào tháng vượng hay tháng suy. Thông kê lại để ước lượng xem thân vượng hay thân nhược.
  8. Tìm dụng thần và kỵ thần.
  9. Xác định các cách cục: giàu sang, nghèo hèn, cát hung, thọ yểu.
  10. Xác định các vận: hưng, suy, cát, hung và phân biệt với các vận bình thường.
  11. Xác định năm tốt nhất, xấu nhất trong cuộc đời và ứng vào việc nào, người nào.
  12. Kết hợp xem luôn cả tính tình, tướng mạo, nhân cách, quan tài, sự nghiệp, bệnh tật, hôn nhân, con cái, v.v..

Sắp xếp Tứ trụ chính xác là nội dung cơ bản của dự đoán. Viết ngày giờ sinh xong, ghi rõ các can tàng trong địa chi. Sau đó căn cứ vào can ngày, xác định mười thần của các thiên can lộ ra và cả các can tàng. Số bắt đầu của đại vận có thể kết hợp tính lúc tra can chi, theo quy tắc đếm thuận hay đếm ngược, cứ ba ngày tính thành một năm để tính các đại vận. Sau khi xếp xong đại vận, ghi mười thần tương ứng với can vận, và cứ mươi năm là một đại vận.

Cuối cùng theo bảng thần, sát, ghi tên gọi tắt các thần sát lên góc phải phía trên để khi dự đoán có thể nhìn thấy ngay thần, sát ở trụ nào, xung khắc gần hay xa, mức độ ảnh hưởng của nó. Đồng thời cũng thấy được thần, sát gặp lục thân của cung nào, người đó được hưởng âm phúc của ai hay hung sát sẽ gây tác hại cho ai. Nếu cần phải xếp tiểu vận, lưu niên thì ghi chung xuống phía dưới của đại vận đó để dễ thấy rõ mức độ chúng hình xung khắc hợp với đại vận. Xếp xong Tứ trụ bắt đầu thẩm tra lại lực lượng vượng suy của các ngũ hành.

Đầu tiên xem ngũ hành của nhật can sinh vào tháng vượng hay nhược để biết nhật can được lệnh hay không. Phân lệnh tháng là trường sinh, mộc dục, quan đái, lâm quan, đế vượng đều là nhật can được lệnh tháng.

Tiếp đến xem nhật can trong các chi khác là ở vào đất trường sinh, lộc, kình dương hay mộ, kho, có khí có gốc là đắc địa. Lại xem nhật can trong các thiên can và địa chi có được chính ấn, thiên ấn sinh phù hay không, có ấn tinh là được sinh.

Xem nhật can trong các thiên can khác có ngang vai, kiếp tài để giúp thân không. Có sao tỉ kiếp là được trợ giúp. Tổng hợp các yếu tố: được lệnh, đắc địa, được sinh, được trợ giúp, tùy theo mức độ sinh, khắc, hình hợp xung hại, xa gần để có sự tăng giảm hợp lý. Sau đó lại tổng hợp các yếu tố: quan sát khắc nhật can; chính tài thiên tài làm hao tổn nhật can; thực- thương làm xì hơi nhật can, tùy theo mức độ sinh khắc, hình hợp xung hại, xa gần để tăng giảm. So sánh hai bên, nếu lực sinh phù nhặt can càng lớn là thân vượng. Ngược lại lực khắc, xì hơi, làm hao tổn lớn hơn là thân nhược.

Thân vượng nên chọn cái khắc, xì hơi, làm hao tổn thân làm dụng thần; lấy cái sinh thần, giúp thân làm kỵ thần. Thân nhược thì ngược lại. Cách chọn dụng thần và kỵ thần là phải căn cứ vào sự chọn lựa hợp lý các tổ hợp của Tứ trụ. Chủ yếu lấy hỉ, kị của tài quan làm chuẩn.

Lấy dụng thần có lực, có tình, kỵ thần có chế áp, có hóa hay không để xác định giới hạn giàu sang, nghèo hèn, cát hung, thọ yểu, xác định các thứ lớp mà mệnh vận người đoán có thể đạt được.

Lại xét xem dụng thần có đến ngôi hay không, bị khắc hay không, có cứu hay không có cứu để định ra giới hạn giữa các đại vận tốt, xấu và các vận thường, xác định vận tốt nhất, vận xấu nhất, vận bình thường vào các đoạn tuổi nào của người dự đoán.

Trong vận tốt lại cần làm rõ những năm nào tốt nhất, những năm nào tốt vừa phải, năm nào kém hơn; trong vận xấu cũng cần làm rõ những năm nào xấu nhất, năm nào tạm đỡ và năm nào gặp hung hóa cát, trong vận bình thường cũng cần phân biệt rõ năm nào thuận, năm nào bình thường, năm nào trắc trở. Tổ hợp của đại vận ở thời kỳ tốt nhất là tốt đến mức nào, căn cứ vào mười thần thì ứng vào việc gì là chính.

Ngược lại tổ hợp của đại vận ở thời kỳ, xấu nhất là xấu đến mức nào, ứng vào việc gì là chính, ứng vào mình hay ứng vào người thân bị khắc, hay đều bị sinh khắc hoặc đều bị xung hợp.
Cuối cùng dự đoán ra nội dung bị sinh khắc hay bị xung hợp.

Ví dụ ngũ hành bị xung hợp hay bị sinh khắc ứng vào bệnh tật hay công tác, lục thân, buôn bán, v.v…; mười thần bị xung hợp hay bị sinh khắc ứng vào hôn nhân hay tài vận, quan vận, ốm đau, hay thọ yểu, v.v.. Cũng có sách cùng bàn chung ngũ hành với mười thần. Như khi kiêu thần đoạt thực thần (mười thần sinh khắc xung hợp), năm đoạt thực thần vừa ứng vào ốm đau, cụng có thể ứng vào công tác, buôn bán, cung mà lục thân ứng vào bị ốm đau, thậm chí ảnh hưởng đến tuổi thọ của mình hoặc người thân.

Như thế là địa chi năm đó tương xung với địa chi trong Tứ trụ, vì thế mà thành kỵ thần. Tháng tương xung thì mình hoặc là lục thân ứng với cung bị xung nhất định sẽ gặp nạn. Lúc kết thúc dự đoán hoặc trước khi dự đoán đều nên kết hợp giữa mệnh cục và đại vận, tổng hợp cân bằng các thần, sát để bàn về tính cách của người đến đoán. Căn cứ vào Tứ trụ sinh hóa có tình hay không để đoán người đó là người có tình nghĩa đến đâu. Từ tính hàn ôn thấp táo trong Tứ trụ cũng có thể thấy được đó là người nhiệt tình, hòa hợp với mọi người hay là người lãnh đạm, xa lánh mọi người. Qua Tứ trụ cương nhu, trung chính hay nhu nhược, thiên khô (tức Tứ trụ có nhiều tổ hợp xấu) có thể biết được người đó là quân tử hay tiểu nhân. Cho dù là người đoán hay độc giả đều cần có sự hiểu biết căn bản đối với người được đoán, bao gồm bản thân họ và con cái họ, như thế sẽ có ích cho việc kết bạn, giao thiệp, sẽ gần người tốt, tránh xa kẻ xấu, giúp cho sự chọn lựa và phát triển nghề nghiệp được tốt hoặc tự nhắc mình cảnh giác đúng lúc, hoặc có thái độ đối xử với người được dự đoán cho hợp tình hợp lý.

Các ví dụ dự đoán của Thiệu Vĩ Hoa

Mục này chọn một số dự đoán thực của Thiệu Vĩ Hoa từ nửa cuối năm 1993 về người thật việc thật. Trong các ví dụ này, ngoài một số người địa vị cao, đang sông không tiện nói ra, còn đại bộ phận là có tên tuổi cụ thể. Đương nhiên cũng chọn những Tứ trụ bình thường để dễ so sánh. Ở mục này cũng muốn đưa ra các cách chọn dụng thần làm chính và có phân tích cụ thể các vận tốt, xấu. Hy vọng rằng đó là con đường ngắn nhất đối với người mới học và các độc giả để nhập môn. Các trường hợp biến đổi phức tạp cũng đã giải thích rõ với tính điển hình, độc giả có thể dựa vào đó để suy luận cho các trường hợp khác.

Ví dụ 1. Dụng thần là kiêu thần (nữ).

Mệnh nữ này sinh ngày bính tháng sửu ở thời kỳ “dưỡng” nên không được lệnh, cũng không được trợ giúp, mang bính được trường sinh dần mộc của chi năm là đắc địa, lại có gốc, hơn nữa còn được dư khí của ất mộc trong thìn, giáp mộc trong hợi sinh phù, nhưng cuối cùng vẫn là thân nhược.

Ngược lại, sao khắc chế là quan sát vừa hỗn tạp vừa chung sức với thương quan là kỵ thần. Thông thường vượng quan kị gặp thất sát hỗn tạp, còn kị gặp thương khắc quan. Tuy nhiên dụng thần mộc có lực, song nguy cơ phục bốn bề. Tuy quan nhiều mừng gặp được thương, thương quan có thể chế ngự quan tinh, nhưng vì thương nhược quan vượng nên chế ngự không nổi,cho nên tổ hợp của nó là tín hiệu nguy hiểm về họa lao tù.

Mệnh này thân nhược, quan sát nhiều, mừng có ấn tinh làm thông quan dụng thần, hóa quan sát sinh ấn, nên dụng thần là bản khí trong dần mộc tức giáp mộc là kiêu thần. Giáp mộc sợ nhất canh kim trong thân khắc, cho nên năm thân là năm kim vượng sẽ không thuận.

Đại vận thời niên thiếu là sát vận đứng đầu vượng, quan lại hỗn tạp nên là kị vận. Song nhờ có kiêu thần trong trụ hóa mà sinh thân, cho nên chỉ có một số năm sức khỏe yếu, bệnh nhiều. Vận chính tài gia đình có nạn. Vận thiên tài canh tuất, tuất là mộ kho của bính, thân nhược gặp thiên tài khắc kiêu thần nên hiu niên nhâm thân (năm 1992), là những năm tháng canh kim vượng, khắc trực tiếp dụng thần giáp mộc trong dần nên vào tù. Tai họa đó là vì thân nhược không gánh nổi tài. Vì muốn phát tài to, buôn lậu máy móc nên bị bắt giam. O vận này thìn tuất hai tương xung nên không phải chỉ có một tai họa, khi cung chồng bị xung thì còn xảy ra sắp ly hôn nữa, ứng vào năm 1994 là năm tuất.

Năm 1994 bắt đầu lưu niên, thiên can sinh thân, vượng thân, tuy đại vận không hay lắm nhưng cuộc sông còn được. Năm đó vừa ra tù thì liền đến thầy Thiệu Vĩ Hoa xin lời khuyên. Thầy Hoa nói thẳng rằng, cô ta vì của cải mà ngồi tù, nhưng nhờ còn có lợi thế nên đừng tham giàu thì sau này sẽ còn có vận may.

Đặc điểm của ví dụ này là: bính hỏa mùa đông có mộc sinh vượng cho nên người đó nhiệt tình và hướng ngoại. Thân tuy nhược nhưng ấn tinh vượng mà có lực, không mất đi cái quý của nó. Chỉ tiếc là vận trình không có cứu và còn chờ vượt qua đại vận thương thực thì sẽ phú quý của các vận sau mới hanh thông.

Qua ví dụ này có thể thấy, nếu mù quáng cầu tài thì lúc được của cũng là lúc tai họa ập đến. Nếu cầu tài nhưng đồng tiền không chính đáng thì tai họa đã phục sẵn tròng đó. Người đàn bà này liên tục mấy năm dụng thần lâm vượng tướng nên tiền của đến rất nhanh, có mấy biệt thự, tiền vốn rất nhiều. Nhưng bại vận vừa đến là toàn bộ bị tịch thu và bị phạt, một khoản tiền lớn để trong nhà còn bị người giúp việc lấy trộm, rồi trốn mất, rốt cuộc trắng tay. Nên cầu tài cần hợp đạo lý thì được của mới bền. Như thế mới gọi là hiểu được phương thuật, hiểu được mệnh vận. Lúc đáng được của thì biết mà nỗ lực, có rồi giữ được, đến phương phát tài để cầu tài thì phát càng nhiều. Ngược lại, khi thân gặp bại vận không thắng nổi tài, thì phát tài càng to, tai họa càng lớn.

Ví dụ 2. Dụng thần là kiêu thần (nam).

Mệnh này thân nhược, không được lệnh tháng lại không có trợ giúp; kiêu thần nhược nên lực sinh phù yếu, vân xem là được sinh; lộc tị của chi năm nhược trợ giúp thân, cũng xem là đắc địa nhưng lực của nó rất yếu (can ngày không được đất của chi tháng là vì can ngày âm lại sinh ở tháng mộ kho, chi tháng không tàng khí của nó cho nên chi tháng không có khí gốc).

Ngược lại, can của trụ năm sát khí đằng đằng, thương quan hợp với sát mà không hóa (điều kiện hợp đòi hởi can ngày tháng hoặc can ngày giờ, hơn nữa chi tháng là tháng hóa vượng). Nhưng sát có thể sinh kiêu ấn sinh thân, cho nên nếu gặp vận tốt thì còn có một số quý khí nhất định, nếu gặp vận không có cứu thì dù bản thân có cứu cũng khó tránh được cho người nhà.

Từ tuổi thơ vận đầu là ấn vận, lợi cho học hành, lợi thân nên hoàn cảnh gia đình và học hành mọi mặt đều tốt. Sang vận quý hợi, sát ở đầu vận. Thương quan chỉ có thể hợp chặt sát của can năm, khó mà hợp được sát của lưu niên, nên khi gặp tuế vận, mình không chết thì có người thân chết. Năm 1973 là năm quý sửu, bà nội và anh cả liên tục mất. Sang quan vận gặp phải thất sát của năm, thương quan của giờ, cho nên cũng là bại vận. Thiên tài ở vận này càng không tốt, vì tài mà sinh họa. Năm 1993, vì ba năm liền nhập khẩu hàng lậu các phối kiện nên bị hải quan tịch thu. Đúng là tài sinh thất sát khắc thân. Vì là kỵ thần của vận khắc dụng thần cho nên khó tránh khỏi tai nạn. Kiêu thần vốn có thể hóa được sát, nhưng bị đại vận khắc nên không vùng lên được, ở vận này còn có năm khắc mẹ. Vì kiệu thân người này có gốc nên mệnh cứng, do đó bà mẹ mất năm 1989 là năm kỷ tị. Thực thần lưu niên chủ việc sinh kị thần tài tinh, trực tiếp khắc dụng thần kiêu thần là mẹ, kiêu và thực cùng gặp thì mẹ khó mà giữ được. Sang vận thực thần lại cùng gặp cả hai: kiêu và thực, hơn nữa là bại vận xì hơi thân. Thương vận cũng là vận không có cứu, nhưng đã qua được tài vận. Mãi đến tuổi ngoài bảy mươi mới đỡ thì đã muộn. Đây là ví dụ một người không gặp vận.

Đặc điểm của mệnh này là: thương sát kiêu của Tứ trụ là tổ hợp không tốt, nhưng sát khắc thân có hợp có hóa, hóa kị thần là thần phúc. Trường hợp này nhất định phải có sự giúp đỡ của vận. Vận không giúp thì chắc chán không có được tháng ngày nào vừa ý. Người đó sẽ long đong vất vả suốt cuộc đời. Rõ ràng là không bằng được cuộc đời ở ví dụ 1, tuy đều có dụng thần là kiêu.

Ví dụ 3. Dụng thần là kiêu thần (nam).

Ở mệnh nam này các cách cục đánh lại nhau một cách vô tình. Nhật can là quý sinh vào suy địa của tháng tuất, may nhờ có kiếp của trụ giờ giúp thân nên là có trợ giúp. Tí thủy trên trụ giờ vốn nên là đắc địa, nhưng vì tí sửu hợp hóa thành thổ nên lại trở thành mất.

Ba thổ là sao khắc dầy đặc, lệnh tháng gặp xung, sửu tuất tương hình, quan sát hỗn chiến, thương quan nhiều lại lộ ra ở trụ năm, trụ tháng là cả đời vết thương chồng chất. Tứ trụ này thương quan đi liền nhau như hình với bóng, nên nhất định sẽ gặp tai nạn thương tật.

Bất luận là nhật can nhược thương nhiều, hay nhật can nhược quan sát nhiều đều nên lấy ấn tinh làm dụng thần. An tinh có thế hóa quan sát sinh thân, cũng có thể chế ngự thương quan. Dương hóa dương, dương chế dương vốn nên chọn chính ấn canh kim làm dụng thần.

Nguyên cách không có chính ấn, chỉ có thể lấy kiêu thần thay, lực của nó kém hơn chính ấn. Kỵ nhất là gặp năm thìn tuất tương xung. Sau vận 52 tuổi mới bình yên. Trong vận thực thương trước đó, năm canh tuất (1970) là năm thiên khắc địa xung, ngã bị thương làm cho cằm bị thương, canh kim khắc giáp mộc, giáp mộc là đầu nên bị thương ở phần đầu. Tài vận thiên can khắc dụng thần chính ấn, địa chi hợp với quan càng vượng, nên năm nhâm tuất (1982) vì đổ xe gãy cánh tay trái, bị thương tay phải, suýt nguy hiểm đến tính mệnh. Đó là do đại vận hung, may nhờ thiên can của lưu niên giúp thân nên còn được một ít tiểu cát, chính là tí sửu hợp với thổ của chi ngày, sửu là thiên ất quý nhân, tóm lại là còn có cứu. Tài vận đinh sửu lại khắc kiêu dụng thần, nhờ sửu thổ của chi vận là quý nhân của vận, nếu không thì tuyệt mệnh. Năm nhâm có thân tí thìn hợp mà sinh cho thương quan, nên năm đó thương tật sang người em trai. Năm 1992 vì xe đổ mà người em chết (người mà thân thấu thương quan nhiều là người mệnh cứng, gọi là người “đầu hoắt, chân hoắt”, có nghĩa là anh chị phía trên và các em phía dưới khó bảo toàn được). Trong vận này năm giáp tuất (1994) không những thìn tuất tương xung mà cả ba giáp đều sinh cho kỵ thần tài tinh, nên tai họa ẩn phục khắp nơi. Vận quan sát cũng khó qua, năm 1998 cùng gặp tuế vận cho nên còn đối mặt với cái chết. Mệnh này không những trắc trở từ bé mà ngũ hành luân chuyển vô tình. So với hai ví dụ trước đều lấy kiêu làm dụng thần càng thấy mệnh này nguy hiểm trùng trùng.

Ví dụ 4. Dụng thần là chính quan (nam).

Mệnh nam này nhật can tân kim sinh ở tháng thân đế vượng là được lệnh, được lộc gắn liền kình dương nên đắc địa, lại được kiếp tài vượng giúp thân nên có trợ giúp. Trong chi của Tứ trụ có bốn tỉ kiếp, bán hội kim cục, nhật nguyên thâm căn cố đế.

Can thấu thực thần ở tử địa, lực xì hơi thân có hạn, lại không có tài tinh làm hao tổn thân, quan tinh ở bệnh địa, không có lực chế ngự tỉ kiếp, hơn nữa lại đóng dưới thực thần. Quan tinh của trụ này tuy trong sáng, nhưng vì bị chế ngự, không vượng cho nên chỉ làm đến chức trưởng thôn.

Tứ trụ này vì tự thân đã quá vượng, không cần ấn tinh sinh thân, cho nên khuyết thổ cũng không trở ngại gì. Tỉ kiếp lại thái quá, nếu tài thấu hoặc tài tàng đều sẽ bị kiếp, do đó không có tài cũng không phải là xấu.

Nhưng cuối cùng ngũ hành thiên khô, tỉ kiếp là tối kỵ, thứ nữa là ấn kiêu. Nhật chủ tân vượng lại nhiều tỉ kiếp nên trước hết lấy chính quan làm dụng thần. Tai họa lớn nhất trong đời là khắc cha, khắc vợ, phá tài.

May đại vận của người này tốt, không có vận tỉ kiếp. Các vận kiêu, ấn là bại vân, tốt nhất là vận chính quan, thứ nữa là các vận sát, thiên tài, chính tài. Trong đó kiêu vận sinh thân là kị, đoạt thực càng kị. Thực là ngôi của cha. Kiêu vận còn ở độ tuổi thiếu niên cho nên chỉ khắc cha. Dự đoán bô’ mất năm 1969 là năm kiêu thần đoạt thực thần. Quả nhiên ứng đúng năm đó. Qua được vận kiêu ấn đầy khó khăn gian khổ, sang vận sát hoàn cảnh gia đình tốt dần. Nhưng chi của vận là tị hỏa cùng với chi năm và chi giờ cấu thành ba tị hình một thân, lại là hình kình dương, hợp với vận kình dương, may mà hình khắc thân kị thần là tương hình tốt, là hình khắc có ích, nhưng năm mà tam hình đều đầy đủ thì phải có một tai nạn, song vì nhờ thực thần gặp thiên đức nên có cứu. Quả nhiên năm giáp dần là năm có đầy đủ tam hình của các lưu niên dần, thân, tị – lệnh tháng – chi vận sinh được một đứa con nên khởi nạn. Người này, vận thực thương xì hơi thân là vận tốt. Vì dụng thần là quan, thực thần tuy nhược nhưng nhờ gặp vận mà vượng, khắc dụng thần quan tinh đóng ở phía dưới là điều kị; thương quan là sao khắc quan, do đó vận thực thương chỉ được xem là vận bình thường. Hơn nữa đến lưu niên thực thương phải chú ý đề phòng tranh cãi nhau về chức vụ và các tai họa khác.

Đặc điểm của Tứ trụ này là tuy ngũ hành thiên khô nhưng vô sinh, có xì hơi, có chế ngự, lúc dụng thần lâm vượng còn có thể có quyền quản một vùng nào đó. Tuy là mệnh thiên khô nhưng trong mệnh không có tài, kiếp tỉ lại vượng, vốn là mệnh thầy tăng. Nhưng thiên khô không kị, lại là người có tình nên từ năm chuyển tốt đến lúc về hưu là gặp các vận dụng thần, hỉ thần nên dần dần có của, có chức. Từ năm 1984 về sau của cải khá dần, buôn bán lâm sản, con đường phát tài đúng hướng, phát một mạch đến tuổi trung niên. Chỉ tiếc đến các năm tỉ kiếp kiêu ấn vượng lại khó tránh khởi vợ ốm, cha chết, hết của.

Ví dụ 5. Dụng thần là thực thần (nữ)

Người nữ này ngũ hành thiên khô, mệnh yểu. Bính hỏa vượng ở tháng hai, không những được lệnh, còn được sinh, được trợ giúp, đắc địa, nhật nguyên cực cường vượng, lại còn có dần mão thìn mộc sinh thân.

Ngược lại, những sao làm hao tổn, áp chế không có. Trong mệnh kiêu thần vừa nhiều, vừa vương là kỵ tinh, không có thiên tài chế ngự. Mệnh này ứng với câu; “Thê thiếp không đến cùng cứu giúp, mệnh như cây cỏ lau trong sương mùa thu”.

Dụng thần vốn là thiên tài, nhưng trong mệnh không có nên gọi là nguyên cục không có dụng thần. Nếu gặp được trong vận là được dụng thần của vận cứu, song ở đây hung thần lại đến trước. Bước sang kiêu vận, mộc vượng, bị bệnh u phổi, khó qua được năm giáp tuất (1994) là vì mộc nhiều, kim không có để chế ngự.

Kỵ thần hóa cường vượng, nguyên cách lại không có dụng thần, cho nên đành chọn thực thần tương đối mạnh làm dụng thần thứ hai. Chi năm thìn thổ là thần xì hơi của can ngày bính vượng. Thòi trẻ nhờ có ngang vai vượng xì hơi cho thân nên may còn sống được. Sang ấn vận chế ngự được thực thần, nhưng không phải là chính khắc; kiêu vận giáp mộc đoạt thực thần mậu thổ, dụng thần bị khắc mất là không có dịp may để sống.

Đặc điểm của mệnh cục này là dụng thần còn có thể chọn quan sát. Nhưng quan sát sinh kị thần nên không chọn. Mặc dù không được chọn, quan tinh quý thủy trong thìn đã yếu lại càng yếu, vừa xa vừa ít tức thủy xa cứu không nổi hỏa gần,, chỉ có thể bốc hơi mà thôi, chẳng trách mà quan vận chưa kịp đến, vận tai ách đã đến trước rồi. Rất đáng tiếc, người nữ này nếu biết sớm, không sống ở đất hoả phương nam mà lên phía tây- phương kim, để sinh sống, đề phòng trước, và còn tìm cách bổ cứu từ nhiều mặt khác thì không đến nỗi chết. Nay vận tốt chưa đến, tai ách đã lù lù ra đó, hối đã không kịp nữa rồi.

Ví dụ 6. Dụng thần là thiên tài (nam)

Người này mất năm 32 tuổi. Nhưng so với người nữ mắc bệnh u phổi ở trên giống nhau đến kinh ngạc. Điểm khác nhau chỉ là ở chỗ không chỉ có một dụng thần. Giáp trường sinh ỗ hợi nên được lệnh, được vượng địa, vượng sinh, lại còn được trỢ giúp. Thông thường mà nói: nhật vượng gặp quan vượng là quý mệnh. Nhưng ở đây kiêu vượng thấu sinh thân, lại được vượng quan liên tục tương sinh, quý khí bị khắc chế xì hơi lên kị thần, cho nên mệnh quá vượng, rất khó cứu, huống hồ ác tính lại tuần hoàn, gặp phải kị vận là tính mệnh khó bảo toàn.

Nhật vượng nên kị vượng sinh, chọn cái kị đó làm dụng thần, cho nên lấy tài tinh chế ngự kiêu, trong trụ mậu thổ trong dần là thiên tài. Mậu tuyệt ở hợi, cho nên dụng thần không vượng, rất dễ bị khắc mất, tức mệnh yểu. Vận không gặp thời, kiêu vận là bại vận, vượng mà sinh cho thân, nhưng dụng thần còn chế ngự dược. Sang ấn vận hãy còn tạm giữ được, nhưng vừa sang tỉ vận lưu niên giáp tuất, “tỉ tỉ” đều là giáp, tuất lại là dụng thần mậu thổ mộ kho. Kết quả chết trong nước. Đúng là kị vận đến thì khó thoát khỏi.

Ví dụ 7. Dụng thần là thiên tài (nữ)

Tứ trụ người này bình thường và yên ổn. Đúng là vì mệnh cục phổ thông, trừ một số tô hợp giữa lưu niên và đại vận không tốt nói chung không có trắc trở gì lớn. Khi dự đoán cho Tứ trụ tương đối cân bằng, thường không dễ tìm được dụng thần. Ví dụ này thuộc loại đó. Nhật nguyên tân sinh vào tháng tuất là được lệnh, còn được sinh, được trợ giúp, nhưng đều không vượng lắm. Tài tinh làm hao tổn xì hơi, thực thương lại đều nhược, nếu là hỉ của dụng thần thì giàu không nổi.

Sao khắc áp là hai chi mão tuất hợp hỏa thấu ra bính là quan tinh hợp hóa thành công, nhưng lại nhập mộ kho nên “sang” không nổi (chú thích: trong Tứ trụ quan tinh nhập mộ không tốt, còn khi quan tinh là kỵ thần nhập mộ của đại vận, lưu niên thì lại tốt). Gặp bại vận thì kém hơn, có thể bị ốm đau hay một tí tai họa. Nhờ ngũ hành lưu chuyển có tình, lại có thiên đức, nguyệt đức là thần đại cát hóa giải nạn, được bình yên là phúc lắm rồi.

Theo lý mà nói: nhật can vượng, địa chi lại có hai tân kim, nhật can đã có gốc sâu lại còn có kiếp tài giúp trợ thân thì nên lấy quan sát làm dụng thần. Nhưng can theo kiêu ấn mà có gốc thì nếu vẫn lấy quan sát làm dụng thần, dụng thần sinh cho kị thận thì không phải là dẫn đến nguy cơ thân càng thêm vượng hay sao? Cho nên, mệnh này phải căn cứ nhật can vượng, ấn tinh nhiều làm kị thần để chọn dụng thần, do đó dụng thần chọn tài tinh. Thiên tài đóng ở ngày sinh có thể chế ngự kiêu thần, song không như chính tài vừa sinh chính quan áp chế thân, lại vừa có thể hợp chặt kiêu thần không để cho nó sinh thân. Cho nên dụng thần gặp chính tài là vận tốt. ở đây nguyên cách không có chính tài nên lấy thiên tài làm dụng thần.

Mệnh nữ này năm bính ngọ, trước khi vào đại vận đã gãy tay. Đó là vì bính sinh kỷ thổ, quan kiêu tương sinh, tí ngọ tương xung, kiêu thực cùng gặp nên là năm thiên khắc địa xung, bị thương tàn phế. Sau khi vào vận, gặp vận thiên tài, kiêu thần bị chế ngự nên tương đối thuận lợi.

Trong vận thiên tài có thể phát đạt được một ít tiền của, đó là vì chính tài sinh chính quan áp chế thân, lại hợp chặt kiêu thần. Năm 1984, 1985 được tài, vừa vượng chồng lại được con. Vận thực thương là vận hỉ thần, có thể làm hao tổn, hợp kiêu ấn, cũng xì hơi vượng thân. Nhưng kiêu thần đoạt thực thần, thương quan lại gặp quan đều là tiêu chí không thuận, nên là vận tốt nhiều xấu ít. Các vận tỉ, kiếp về sau đều kém hơn.

Đặc điểm Tứ trụ này là: can hợp, chi hợp, nhất là chi hợp nên người này cô, ghẻ lạnh, không cởi mở, không có lòng hại người nhưng lại luôn đề phòng người khác. Trong mệnh hợp nhiều lại có đào hoa nên vừa đẹp vừa đa tình. Khi gặp vận tốt vợ chồng rất hòa thuận. Chỉ sợ bại vận đến, thân vượng lại gặp ngày âm dương xô lệch, e rằng hôn nhân không thuận mà còn khắc cha, phá tài.

Ví dụ 8. Dụng thần là thiên tài ( nam )

Mệnh nam này thân vượng, được lệnh, đắc địa, được trợ giúp lại còn được sinh. Dụng thần tài tinh bị hợp nhập kho, nhưng thương quan gần, gắn chặt sinh thiên tài, cho nên vẫn chọn thiên tài làm dụng thẩn.

Thời thơ ấu gặp vận thiên khắc gia xung, hơn nữa thương quan gặp quan, không đoán cũng biết được là có nạn. Năm 4 tuổi bị ốm thương hàn suýt chết. Nhờ gặp vận có chế, khắc áp vượng thân nên có cứu. Sang sát vận, từ bé đã có tiếng tăm. Sang hai vận sau: ấn vận và kiêu vận vốn là kỵ vận sinh thân, nhưng thân sông ở phương nam là đất tài vượng, mà có bổ cứu, ấn chủ về văn, thương quan gặp ấn là quý hết chỗ nói, không những hay phát biểu, tham luận mà còn trở thành Đại biểu Quốc hội. Sang các vận kiếp, tỉ là vận bại tài, khó tránh được khắc cha. Năm 1992 là năm kiếp tài, cha ốm mất.

Đặc điểm của Tứ trụ này là: địa chi hợp nhiểu, hợp mất nhiều nên không thuận. Đoán thòi kì tốt là lúc nhật vượng, xì hơi cũng vượng, mộc hỏa tương sinh cho nhau nên công danh hiển đạt. Thương quan vượng có thể sinh dụng thần, dụng thần từ nhược biến thành mạnh là nhờ được lực của hỉ thần thương quan. Sau khi xác định rõ phú quý có thể tiến thêm một bước dự đoán xem phú quý đến đâu. “Thương quan sinh tài là phú quý do trời đưa đến” “Quý nhật đóng cung tị là tài quan song toàn”. Quý lộc bị hợp tức tí lộc gặp sửu hợp là “phú chân chính”.

Then chốt là thân vượng nên có thể thắng tài quan, còn nhờ được lúc vận không có cứu lại sống ở phía nam nên được bổ cứu và phát triển. Công việc buôn bán của người đó cũng lấy hoả làm tài tinh nên được làm chức Chủ tịch Hội đồng quản trị. Giàu sang đều có. Nếu gặp vận tốt thì như hổ thêm cánh, tốt là nhờ chi vận có cứu. Người này càng già càng tốt hơn. Ở đây chúng tôi muốn định rõ nhật can mạnh, yếu, cách tìm dụng thần và nắm vững xu thế cát, hung của các đại vận làm chính còn giàu sang đến mức độ nào thì độc giả chỉ có khái niệm rồi trên cơ sở đó tiếp tục đúc kết kinh nghiệm.

Ví dụ 9. Dụng thần là thiên tài (nam).

Tứ trụ này cách cục có bốn xung, những tổ cục bất lợi này thường gây tác hại rất sâu sắc. Gặp các năm tí ngọ mão dậu nhất định sẽ ứng nghiệm. Kỷ trường sinh ở dậu, đinh trường sinh ở dậu, thân vượng kiêu vượng, được lệnh, được sinh lại được lộc, nhật can lại có gốc nên mệnh này được xem là cường vượng. Quan nhược nhưng được kiêu vượng hộ vệ nên vẫn có quan tuy không lốn, chỉ là người học trò đọc sách. Dụng thần chọn thiên tài của chi giờ để chế ngự kiêu thần sinh quan, đáng tiếc là dụng thần không có lực. Tỉ kiếp là bại vận, thực thần tân dậu làm chủ mọi việc (năm 1981).

Thương quan tuy không có trong trụ nhưng canh lộc ở dậu lại vượng, nên năm gặp quan vì tí mão tương hình mà nằm viện. Năm kiêu thần đinh mão làm chủ (1987) là phần lớn không thuận. Năm 1990 thương quan canh ngọ làm chủ, quan vận không hanh thông, mâu thuẫn vối lãnh đạo. Chi năm quý hợi (1983) dụng thần vượng lại không bị xung đột, nên thi vào đại học được thuận lợi. Bước sang thương vận thì khó tránh được bị hình thương. Thương vận có thể làm xì hơi thân vượng nên được xem là vận bình thường, nhưng vào những năm hung vẫn không tốt. Vừa bước sang thương vận thì gặp năm quý dậu, tài tinh chủ mọi việc, vốn là không có tai họa, thương quan sinh tài còn có thể có con.

Chi dậu của lưu niên gặp thái tuế xung khắc bản thân hoặc cung thê cho nên đoán anh ta hoặc vợ bị thương. Quả đúng như thế, vì dậu xung phá mão cung thê. Vận thương quan gặp quan, quan ở ngôi tí cho nên vỢ có thai bảy tháng sẩy thai. Năm giáp tuất, lại là năm quan gặp thương vận, vừa tháng giêng đã tắc ruột nằm viện mổ. Ra viện không lầu lại bị tai nạn đi xe, bị thương ở mặt. Thật là tai họa chồng chất, và còn liên lụy đến mẹ nữa. Để tránh tai họa, thầy Thiệu đã khuyên anh ta thôi giữ chức. Anh ta vốn cũng muốn thế đã mạnh dạn rút lui. Các vận trình từ đó về sau là: thực vận kỵ năm kiêu vượng gặp thực vượng. Sau 48 tuổi mới bình an thuận lợi. Nhưng gặp năm tứ xung, năm kị thần vượng thì còn trắc trở. Điều tốt là kị vận đã qua, nguy hại không đến nỗi chồng chất nữa. Gặp vận dụng thần thiên tài, kị thần bị chế ngự nên sự nghiệp hanh thông (năm mão dậu phải đề phòng). Vận quan sát hơi kém hơn.

Tứ trụ này tí ngọ mão dậu đều có, thân vượng kiêu vượng bảo hộ cho quan tinh nên điều quý không bị mất. Người này “ngày giờ tương hình gặp quý nên là người có quyền có chức”, do đó giữ chức vụ quan trọng của thành phôi Kị nhất là tỉ vận khắc phạt dụng thần, bản thân dụng thần thiên tài không có bệnh, chẳng qua vì năm kỷ tị của vận đó lại gặp ngang vai, nên bị khắc phạt là điều chắc. Nhưng nhờ bốn chi không có yếu tố kích thích xung phạt lung tung, dụng thần lại tàng chi, hơn nữa các ngũ hành sinh hóa có tình, đó là cứu tinh lớn nhất. Đó là người gan góc, có bản lĩnh, giao thiệp rất rộng, được bạn bè giúp đỡ, chỉ tiếc là vận không thuận mà thôi. Đặc điểm là các chi hợp với nhau ngược với Tứ trụ cho nên tai họa vừa lổn vừa dày. Độc giả cứ đối chiếu xem, nhất định sẽ nâng cao nhận thức về mặt xung khắc.

Ví dụ 10. Dụng thần là ngang vai (nữ)

Nhật can mậu sinh vào tháng tí là rơi vào thai địa, ngũ hành thiên khô, may mà ngang vai của nhật can có gốc, thuỷ có kho chứa nên tránh được tai họa hồng thuỷ vỡ đê. Dụng thần chọn là ngang vai. Tài của Tứ trụ lại tàng tài, thấu đều ở vượng địa. Nhật nhược không thắng nổi tài là người nhiều nhà cửa nhưng ít của.

Vận đầu là thương thực sinh tài nên bệnh nhiều và nguy hiểm. Nhâm quý quá vượng khắc bính hỏa là bệnh tim hay bệnh về máu. Quả nhiên là bị bệnh bại huyết. May mà sau vận ngang vai (tỉ) đều là vận tốt, sức khỏe hồi phục trở lại. Nhưng loại bệnh này khó chữa, cho nên khi khám bệnh phải khám trực tiếp để xem sắc mặt mới có thể kết luận được. Thân nhược tài nhiều thì dùng ngang vai để chống lại, nên người này nhờ có vận cứu, nhưng vì thiên khô quá nặng nên gặp lưu niên thì bệnh còn trở lại.

Vỉ dụ 11. Dụng thần là chính tài (nữ)

Người này hơn nửa cuộc đời trắc trở, mãi đến khi dụng thần lên ngôi mới thoát ra được. Ngày ất sinh ở mộ địa. Kiếp tuy không vượng nhưng có gốc lại nhiều, là thân nhược có kình dương trợ giúp, thân nhược còn được ấn sinh nên trở thành vượng. Tứ trụ này chưa mất cái quý, tài nhiều mà có gốc, ngũ hành sinh khắc có tình, cho nên rất giàu có cũng rất từ bi, giàu sang công danh đều có.

Dụng thần là chính tài chế áp ấn, khiến cho sát sinh không nổi ấn, lại làm hao tổn thân vượng cho nên dụng thần này đạt được cả ba mục tiêu.

Cân bằng sinh khắc của các ngũ hành không tốt lắm. Nếu sinh khắc chế hoá có tình, dụng thần có lực, hơn nữa mỗi ngũ hành đều phát huy được chức năng của nó mới là tốt. Sát vượng sinh ấn lại có kình dương là công danh rất cao và không dễ bị mất. Dụng thần tài tinh ở đây chỉ có tác dụng cân bằng mệnh cục, vì sát vượng ấn vượng lại có kiếp, kình dương giúp thân, thân quá vượng để dùng được tài. Tài nhiều và có gốc, cho nên dù gặp bại vận cũng khó mà sập đổ.

Người này hay tích đức làm việc tốt, là hậu duệ của bậc trung liệt, yêu nghệ thuật, nhưng gặp kị vận nên không nổi tiếng. Các vận kiêu ấn sức khoẻ hơi yếu, đó là vì thân vượng phản khắc trở lại. Sang sát vận chỉ vì sinh ấn nên thân càng vượng, vận chế áp thân nên dẫn đến tai họa.

Gặp thời cách mạng văn hóa, nhà bị lục soát mấy lần. Người này gặp năm bị kình dương xung, tai họa cực xấu ứng vào năm hung sát tuất gặp hợi (người tuất gặp hợi hoặc người hợi gặp tuất là thiên la địa võng) ngồi tù. Tiếp theo đó là quan vận, ngồi trong tù không lấy chồng được chứ không phải khắc chồng. Ngồi tù mất 19 năm. Cái tốt là vì có tài nghệ trong tay nên được mọi người kính nể, không những không uổng phí mà còn mài sắc ý chí. Khi vận kỷ tỵ đến cũng là lúc xung khai tuất, mây mù tan hết, vừa ra ngục thì gặp may liên tục. Sang vận chính tài là vận dụng thần lên ngôi, tài hoa phát triển, công danh lừng lẫy giành được người đứng đầu trong cuộc thi thế giới, được các vị lãnh đạo cao nhất của Nhà nước tiếp kiến, về già gặp vận hỉ thần, công danh lợi lộc đều có, phúc thọ mãi cho đến lúc mất.

Ví dụ 12. Dụng thần là kiếp tài (nữ)

Người này nhật can mậu sinh tháng mùi là không được lệnh, ở trụ giờ tuy có sửu thổ giúp thân, nhưng thực vượng sinh tài lại còn thân nhược. Dụng thần chọn là kiếp tài vượng để giúp thân thắng tài. Tuổi thơ gặp tài vận là thân thể có tật, mẹ không lợi, khôn khó đảo điên. Sang vận thương, thực cũng là bại vận. Mãi đến năm 39 tuổi dụng thần lên ngôi mới mở mang được, trở thành người giàu. Trung và hậu vận rất tốt.

Ví dụ 13. Dụng thần là thất sát (nam)

Nhật can kỷ sinh tháng mão là ở bệnh địa, tuy không được lệnh nhưng được kiếp tài vượng trợ giúp nên thân vượng, thất sát vượng hóa ấn sinh thân. Tuy ngũ hành không đầy đủ nhưng cũng còn khả dĩ.

Dụng thần chọn sát vì thân hơi cường vượng quá sát nên không bị sát. Các vận: ấn kiêu kiếp tỉ đều là vận thân vượng, là vận không lợi, nhưng sát vượng không sợ chế hoá. Thương thực hợp với nhau chế ngự thất sát. Tiểu nhân được chế ngự, công danh có thể đạt. Sang tài vận sinh cho thất sát, cân bằng lại vượng thân, cho nên từ thương vận trở đi đến già cuộc đời thuận buồm xuôi gió.

Trong mệnh này hai chi mão tuất hợp nhau bị thìn xung, thìn dậu hợp kim, thiên can không có canh, tân lộ ra để hóa, lại gặp mão xung nên được xem là xung:

Ví dụ 14. Dụng thần là chính ấn (nam)

Mệnh nam này nhật can tân sinh tháng ngọ là được lệnh, ấn tinh vượng lại được sát vượng sinh cho là được sinh, chi giờ gặp lộc là đắc địa. Sát ở đây được vượng tài sinh cho lại vượng thêm mà khắc thân, thực thần không có lực để chế ngự sát, may mà sát được ấn tinh hóa cho để sinh thân, khắc thần không khắc, nhưng kị tài sinh quan sật chế ngự ấn, như thế gây ra bất lợi. Thân nhược, tài sát vượng thì cho dù ấn vượng, chung cục vẫn là thân nhược.

Dụng thần là chính ấn. Trong cách cục ngũ hành sinh khắc lưu chuyển hợp tình nên gặp hung có thể hóa cát. Bước vào sát vận, sát vận sinh ấn tiếp tục sinh thân nên học giởi. Sang quan vận với thất sát hỗn tạp. Năm tài sinh thất sát đã có thể buôn ra tiền nhưng bất ngờ đổ xe, nên tiền đó lặi bồi thường hết. Bước sang tài vận là kị vận, gặp năm không thuận nếu hành động khinh suất, mù quáng là dễ chuốc lấy tai vạ, may nhờ dụng thần vượng nên không dễ bị đổ vỡ. Sang vận thực thần lâm vượng có thể chế ngự sát, thương vận có thể hợp sát, đều là các vận bình thường. Hai vận cuốỉ tỉ kiếp thì vừa ý, có thể trường thọ. Tứ trụ này nếu có vận ấn tinh có thể giàu nhất làng, đáng tiếc là không có.

Đặc điểm của Tứ trụ này là: dụng thần chính ấn là thổ, gặp vận mậu kỉ hoặc canh tân thì ở vùng phía tây hoặc ở ngay tại chỗ là đất sinh thân, giúp thân, cuộc đời phúc thọ phú quý, nhưng ảnh hưởng của hoàn cảnh địa lý và vận trình đến sự phát triển không lớn. Ngoài ra tên và họ nhiều chữ thuỷ, toàn là cái làm hao tổn khí sinh trợ cho mình, nên thêm ngũ hành chữ thổ hoặc chữ kim để bổ cứu.

Ví dụ 15. Ví dụ đặc biệt về dụng thần là chính ấn.

Ngài Trương Chấn Hoàn, nguyên Chủ nhiệm ủy ban Khoa học kĩ thuật công nghiệp quốc phòng – vị lãnh đạo ưu tú trên mặt trận khoa học kĩ thuật quốc phòng của Trung Quốc – vì bị bệnh tim bột phát, cấp cứu nhưng không có hiệu quả đã tạ thế ở Bắc Kinh hồi 23h30 phút ngày 23 tháng 3 năm 1994, hưởng thọ 79 tuổi.

Chúng tôi ôm nỗi đau sâu nặng này truy điệu một con người vĩ đại đã suốt đời không mệt mởi hy sinh cống hiến cho sự nghiệp đất nước và biểu thị lòng sùng kính vô vàn đốì với một cuộc đòi bình thưòng nhưng vô cùng trong sáng, cao thượng đó.

Sự vĩ đại của ông không những ở chỗ đã cống hiến to lớn cho sự nghiệp giải phóng của nhân dân Trung Quốc, cho sự nghiệp quốc phòng mà còn ở chỗ ông không tính toán thiệt hơn về công danh, lợi lộc, suốt đời lăn lộn, làm việc tận tụy, không những tự yêu cầu mình nghiêm khắc, mà cả đối vỡi con cái càng nghiêm, là một vị quan thanh liêm ít có, mà còn có tầm nhìn cao rộng, kiến thức quảng bác, vượt qua những nhiễu loạn tầm thường, có một nhãn quan nhạy bén nắm bắt những ngành khoa học mới, cổ vũ khoa học phát triển, cổ vũ sự khám phá những lĩnh vực khoa học mà mọi người chưa chú ý với nhiệt tình cao nhất.

Cho nên sự ra đi của ông là niềm đau thương không gì bù đắp được của các nhà khoa học, các nhà khí công và các nhà dự đoán. Hôm nay giỏi khí công đang lập: “Quỹ Trương Chấn Hoàn” nhằm hỗ trợ phát triển ngành khoa học vùng biên (là ngành khoa học lấy hai ngành khoa học khác trở lên làm cơ sở) để kỉ niệm cuối đời ông đã quan tâm đến sự phát triển các ngành khoa học này. ở đây chúng tôi theo bước đời ông đã trải qua, lần theo Tứ trụ của ông để tìm hiểu cuộc sống vĩ đại đó.

Đây là cách cục “thương quan có cả ấn, quý không nói hết được”. Cách cục này được thành lập trên cơ sở thân nhược có ấn sinh. Dụng thần chính ấn có lực, nhật can tuy nhược nhưng có gốc, có trợ giúp, chỉ cần gặp kỵ thần tài vận muộn thì không những quý là thần nhân mà tuổi cũng thọ.

Người mà “thương quan lẫn ấn” lại sát vượng, ấn vượng, “ấn sát tương sinh là chủ về công danh”. Tuy nhiên ông không tham lam trong công danh lợi lộc, song đó là người văn võ kiêm toàn. Tuy không bao giờ tranh giành quyền lợi nhưng luôn đạt được thành công bất ngờ. Đây là người thực học thực tài, công danh tương xứng với thực lực.

Ta chia đại vận làm ba giai đoạn để phân tích.

Giai đoạn thứ nhất 

Gồm các vận: tỉ, kiếp, kiêu; giai đoạn thứ hai gồm các vận: ấn, sát, quan; giai đoạn thứ ba, các vận: thiên, chính, tài. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn học tập và chiến đấu ở trận tiền cho cuộc kháng chiến giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Hai vận tỉ, kiếp giúp trợ thêm, trong mệnh cục ấn vượng, nên thông minh học giỏi. Lên thẳng Đại học Bắc Kinh theo học, tích cực tham gia các hoạt động tiến bộ và phong trào kháng Nhật cứu quốc “29 tháng giêng” của sinh viên. Năm 1936 tham gia cách mạng liên tục cho đến ngày giải phóng, vào sinh ra tử, tham gia tổ chức và lãnh đạo các phong trào sinh viên, đấu tranh bí mật, tham gia du kích rồi Bát lộ quân, Tân Tứ quân, tham gia chỉ huy và công tác chính trị của Quân dạ chiến Hoa Đông và đã tham gia nhiều chiến dịch.

Thầy Thiệu Vĩ Hoa đã có vinh hạnh dự đoán cho ông lúc sinh thời về một lần thoát ra từ cõi chết. Đó là năm 1943, tuế vận quý mùi. Năm đó khi một số sĩ quan cao cấp của Tân Tứ quân bị Quốc dân Đảng bắt giam, chuẩn bị sau bữa cơm trưa sẽ tử hình. Khi mà Trương Chấn Hoàn và những bậc lão thành cách mạng khác không nao núng trước cái chết thì đúng lúc đó máy bay Nhật đến ném bom, nhân cơ hội đó họ đã trốn thoát.

Giai đoạn thứ hai 

Là những năm chủ nhiệm Trương Chấn Hoàn sung sức nhất, lăn lộn trong công tác khoa học kỹ thuật quốc phòng, nhiều lần giành được thành tích xuất sắc. Ông tham gia tổ chức và chỉ huy công tác thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên của Trung quốc thử nổ trên không lần thứ nhất, thử nổ bom khinh khí trên không lần thứ nhất, tên lửa vượt đại dương, tên lửa ngầm, dưới đất, liên lạc vệ tinh, tổ chức luận chứng và đề xuất nghiên cứu thành công máy tính điện tử cỡ lớn làm cho Trung Quốc trở thành một trong số ít nước trên thế giới có máy tính cỡ lớn đầu tiên.

Ông đã có cống hiến to lớn cho quyết sách khoa học hóa sự nghiệp khoa học kỹ thuật quốc phòng, xây dựng và phát triển sự nghiệp khoa học kỹ thuật quốc phòng hiện đại hóa mang màu sắc Trung Quốc. Những thành công của ông không những có liên quan đến quốc gia và sự yên ổn của nhân dân mà còn bài trừ được sự phá hoại nhiễu loạn của “bè lũ bộn tên”, trong điều kiện cực kỳ khó khăn đã giành được những thành quả kiệt xuất. Cho nên điểu đó cũng ứng nghiệm đúng với mệnh cục cao quý có những thành công bất ngò hơn người của ông. Năm Tân Sửu 1961, vận sát gặp năm sát, sát ấn tương sinh, được phong quân hàm Thiếu tướng, công thành danh toại. Thời gian quan vận, thương quan gặp quan, quan sát hỗn tạp nên ông bị “bè lũ bốn tên” Lâm Bưu bức ròi khởi cương vị công tác, mở đầu những năm trắc trở.

Năm mậu thân 1968 là vận kị thần, dụng thần ấn tinh nhập mộ kho của chi vận. Mãi đến năm giáp dần xung khai thân kim mới được thoát khởi. Năm 1975 là năm ất mão, thân vượng được phục hồi công tác. Đe nhanh chóng xoay chuyển nền khoa học kỹ thuật quốc phòng đã bị “bè lũ bôn tên” làm rồi loạn, ông đã thúc đẩy cống tác nghiên cứu khoa học, sản xuất và thí nghiệm, đưa nó nhanh chóng trở lại quỹ đạo bình thường, hoàn thành một khối lượng công tác khổng lồ với hiệu quả tuyệt vời nhất. Để nhanh chóng đột phá vào kỹ thuật mũi nhọn, ông đã có những công hiến to lớn cho sự phát triển của máy tính điện tử Trung Quốc.

Giai đoạn thứ ba 

Là giai đoạn nghỉ hưu. Vị lão thành đầy công tích này vẫn chú ý quan tâm đến các lĩnh vực khoa học mới, luôn quan tâm cổ vũ và nâng đỡ. Sau khi về hưu ông đắm mình vào nghiên cứu khoa học nhân thể và các hiện tượng khí công. Ông là Tổng thư ký Hội Khoa học nhân thể, Tổng thư kí Hội nghiên cứu Khoa học khí công Trung Quốc. Ông tuân theo nguyên lý “Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất kiểm nghiệm chân lý”, tích cực khám phá, biết khó vẫn không lùi, biểu hiện cao độ tinh thần cầu hiểu biết và thái độ khoa học. Ông tôn trọng tri thức, tôn trọng nhân dân, tôn trọng chuyên gia, là người bạn tri kỷ của đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật, của các chuyên gia nghiên cứu khoa học vùng biên.

Vận chính tài mậu dần, kị thần nắm vận khắc dụng thần, dần ngọ tuất hợp thành thượng quan, cục nhật mộ, kim mũi kiếm quý dậu dính chặt với thân mình khắc ất mộc, dụng thần bị khắc, kị thần không hóa.

Năm đó vì bệnh tim (thương quan là bính hỏa) nằm viện cấp cứu, mấy lần nguy kịch. Khắp nơi các cao sư khí công đều kéo về cứu giúp. Thầy Thiệu Vĩ Hoa cũng dốc hết sức mình cố kéo dài tuổi thọ cho ông. Ngày 24 tháng 9 năm sau khi bệnh đỡ đã ra viện đi an dưỡng, trong nửa năm đó ông lại, cố gắng làm việc cho đến hơi thở cuối cùng. Trước khi mất, ông để lại di chúc: tang lễ đơn giản, di hài cung cấp cho y học nghiên cứu. Người vệ sĩ trung thành của tổ quốc, người bạn gương mẫu của mọi người này đã vĩnh biệt chúng ta như thế.

Đoán hạn bệnh tật, tai nạn, tử vong, lao tù… bằng tứ trụ

Âm dương ngũ hành trong cơ thể người là một loại vật chất rất tinh vi, không những ngày xưa mà ngay cả khoa học hiện đại ngày nay cũng chưa có máy móc nào có thể đo được. Do đó, người xưa để nắm vững quy luật sinh khắc biến hóa của âm dương ngũ hành trong tự nhiên và cơ thể con người, đã phát minh ra mười thiên can và mười hai địa chi để biểu thị bốn phương tám hướng trong trái đất, để định phương hướng; định ra các tiết lệnh để biểu thị bốn mùa xuân hạ thu đông của một năm; biểu thị lục phủ ngũ tạng trong cơ thể để biết thịnh suy.

Thiên can địa chi đã chia ra âm dương ngũ hành không những có khí mà còn có sắc, có ánh sáng và có điện, Như khí mộc thuộc màu xanh, sinh gió; khí hỏa thuộc màu đỏ, sinh nhiệt; khí thổ thuộc vàng, sinh táo; khí kim thuộc trắng, sinh hàn; khí thủy thuộc đen, sinh tháp. Nên người ta có sự thay đổi về phong nhiệt táo hàn thấp. Khi âm dương ngũ hành của cơ thể không điều hòa thì lục phủ ngũ tạng mất sự thống nhất.

Ngũ hành thông với năm tạng, lục phủ thông với chín khiếu. Mười can bị khắc thuộc lục phủ, mười hai chi bị khắc thuộc ngũ tạng. Do đó, căn cứ theo sự biến hóa thịnh suy của âm dương ngũ hành mười can, mười hai chi mà biết được sự thịnh suy của tạng phủ. Cho nên có thể đạt được mục đích phòng bệnh, trị bệnh. Các mục bệnh tật, thương tật, tử vong, tai hoạ, tù ngục của chương này đáng lẽ chia thành từng chương riêng, nhưng vì ví dụ rất nhiều, đang quá trình chỉnh lý nên thương tật, tử vong, tai hoạ, tù ngục tạm thời đặt thành các tiết, thảo luận chung, mong độc giả thông cảm.

I. BỆNH TẬT

  • Ngang vai trong Tứ trụ nhiều là người ít bệnh.
  • Trụ ngày cao cường thì cuộc đời ít bệnh.
  • An thụ nhiều sinh thân (mình) là người khỏe.
  • Thân mạnh, ấn lại vượng là ít bệnh.
  • Trụ ngày trường sinh là người khoẻ, bệnh ít.
  • Tứ trụ có thiên, nguyệt đức là suốt đời ít bệnh.
  • Kình dương kiếp tài là bệnh tật giày vò.
  • Kim yếu gặp hỏa vượng là có bệnh về máu.
  • Kim chủ về phô’i. Nếu bị hoả xung khắc là bị bệnh về tửu sắc.
  • Thô’ hư gặp mộc vượng là tỳ vị bị tổn thương.
  • Người có bệnh đau gân cất là vì mộc kim làm thương tổn.
  • Mắt mờ là hoả bị thuỷ khắc.
  • Chi dưới hàn lạnh là sinh vào mùa đông mà không gặp hoả.
  • Thương quan gặp thương vận là bệnh tật liên miên.
  • Mệnh phạm hình xung lẫn hợp thì phần nhiều do tửu sắc hay tang gia mà thành bệnh.
  • Vận gặp tỉ kiếp thì vì bệnh tật mà hết của.
  • Tứ trụ kiêu thần nhiều, thân lại nhược thì bị bệnh lao.
  • Mộc bị kim khắc thì vùng thắt lưng bị bệnh.
  • Hỏa bị thuỷ khắc thì bị bệnh về mắt.
  • Tam hợp hỏa cục thịnh vượng thì bị bệnh về máu.
  • Thổ khắc thuỷ thì các tạng vùng bụng bị bệnh.
  • Hoả khắc kim thì phổi bị bệnh.
  • Trụ ngày vượng, tài quan thịnh là chân tay bị gãy hay bị thương.
  • Kình dương gặp ấn thụ thì cuối đời bị bệnh.
  • Hai mắt không có đồng tử là vì hoả thổ đất khô quý thuỷ.
  • Bính đinh khắc hại canh kim là đại tràng có bệnh.
  • Kim thủy thương quan hàn thì ho vì lạnh, nhiệt thì bị đờm vì hoả.
  • Hoả thổ ấn thụ, nhiệt thì phong đờm, táo thì người ngứa.
  • Kim thuỷ làm cho khô là bệnh thận hư.
  • Thủy mộc tương sinh là tì vị bị tổn thương.
  • Kình dương ở bại địa là bệnh tràng nhạc.
  • Tài nhiều thân nhược lại hành vận tài thì nhiều bệnh tật.
  • Thổ vượng gặp hoả là bệnh đau mắt vì nhiệt.
  • Trong Tứ trụ thương sát nhiều, không có quan tinh, khi vận nhập vào quan địa lại gặp tuế quân, nếu không bị bệnh về mắt thì sẽ gặp điều rủi ro khác.
  • Ngày, giò có cả sát, quan hỗn tạp thì bệnh xen nhau phức tạp.
  • Kiêu đoạt thực thần là có tật.
  • Kim thần gặp thuỷ là người vừa nghèo đói vừa bệnh tật.
  • Kiêu thần đóng ở trụ ngày hoặc Tứ trụ nhiều kiêu thuần là vì ăn mà bị bệnh.
  • Trụ tháng có sát hoặc thương quan, hành đến vận thương quan thì phải đề phòng bệnh mắt.
  • Bính đinh hỏa vượng là khó tránh khỏi bệnh hoặc cấm khẩu do trúng phong.
  • Trụ ngày, trụ giờ ở suy địa là bệnh khó khỏi.
  • Nhâm quý thêm thổ vượng là chi dưới bị thương tổn.
  • Thân nhược gặp sát mạnh hoặc gặp sát địa nếu không chết cũng tai hoạ nặng.
  • Kim gặp vượng thuỷ là bệnh gân cốt bị thương.
  • Hợi tý còn gặp thân tị, ngọ là bệnh về mắt.
  • Trong Tứ trụ, trụ ngày nhược, thực thương nhiều là bệnh choáng đầu.
  • Giáp mộc gặp hoả nhiều là bệnh về thần kinh.
  • Trong trụ hợi, tý nhiều là bệnh thủng ruột non, nhất là sinh vào giờ bính tí, nhâm tý dễ ứng nghiệm.
  • Tứ trụ hỏa nhiều thì tuổi trẻ hay bị viêm mủ.
  • Tứ trụ đinh ngọ nhiều cồn CÓ mùi là đầu có sẹo hoặc sẹo làm hói một khoảng đầu.
  • Kiêu gặp vượng, nếu không bị ốm cũng gặp tai hoạ.
  • Nữ trụ năm gặp thương quan thì đẻ khó.
  • Nữ gặp thiên đức, nguyệt đức thì dễ sinh.
  • Thất sát hoặc kiêu thần đóng ở trụ ngày là vợ nhiều mà đẻ ít khí huyết không điều hòa.
  • Nữ gặp kiêu thần không tốt, rất khó đẻ, gặp bệnh cũng hay nguy.
  • Thực thần gặp kiêu thần nhiều là đẻ khó.
  • Can năm có thương quan, trụ giờ gặp kình dương hình phạt, tức vận hợp với kiêu thần, kình dương đều là tượng đẻ khó.
  • Ngày giờ phạm câu giảo là đẻ khó.
  • Kình dương nhiều là đẻ khó, bệnh kinh nguyệt nhiều, đến lúc đứng tuổi thì mắc bệnh hàn lạnh.
  • Nữ phạm mão dậu, phần nhiều sẩy thai khắc con, đau nhức liên sườn.
  • Bệnh vì mộc hoả thường là bệnh đờm do hoả.
  • Bệnh vì kim thuỷ thường là bệnh bị độc.
  • Bệnh vì kim thuỷ thường là bệnh ở kinh thận.
  • Bệnh vì thuỷ mộc thường là bệnh tì vị.
  • Thiên quan chế phúc thái quá phải đề phòng đau hỏng mắt hoặc bệnh ở mắt cá chân.
  • Thổ hư thuỷ thìn h phải đề phòng bị thương thành tật.
  • Trong trụ gặp đến ba bốn lần kình dương thì phải đề phòng bị bệnh mù hoặc điếc.
  • Người phạm kình dương sát thì để phòng mù mắt.
  • Trong trụ có kiếp tài, kình dương mà không có tài thì người không nghèo cũng tàn tật.
  • Thân nhược lại gặp sát vượng, không chết cũng bị thương thành tật.
  • Thân suy, quan vượng là chân tay bị thương thành tật.
  • Trụ gặp thương quan nhiều là lưng, chân, gân cốt bị thương.
  • Tam hình làm tan hợp là coi chừng dễ bị thương.
  • Gặp hình phạt nhiều thì khó tránh khỏi bị thương.
  • Năm tháng dần thân tương xung phải coi chừng bị câm điếc.
  • Thìn tuất sửu mùi tương hình cũng đề phòng câm điếc.
  • Mão dậu xung phá phải đề phòng bại chân.
  • Trụ gặp một sát, ba tài, hai hoả phải đề phòng mù mắt.
  • Trụ ngày phạm thương quan phải để phòng tàn tật.
  • Trong trụ có bệnh thì cuối đời vẫn khó khỏi, bệnh ở trong vận, quá vận thì khỏi.

II. VÍ DỤ ĐOÁN BỆNH TẬT

Ví dụ 1. Càn tạo

Sát – Tài – Nhật nguyên – Kiêu – Nhâm dần – Canh tuất – Bính tý – Giáp ngọ

Năm 1985, có một sĩ quan nhờ tôi đoán vận. Xem trong Tứ trụ tôi thấy đại vận hai tuổi năm tân hợi gặp lưu niên nhâm tý, nên nói: “Năm 1972 có bệnh đau mắt, năm đó còn bị bệnh khác”. “Đúng! Năm 1972 mắt tôi suýt bị mù. Ngoài ra còn bị bệnh nằm viện”.

Năm 1972 bị bệnh mắt và còn bị bệnh khác, vì trong trụ có nhâm thuỷ khắc can ngày, cho nên khi gặp vận kim thuỷ và năm nhâm thuỷ thì can ngày là bính bị khắc, do đó bị bệnh. Bị bệnh mắt là ứng với câu “Nhâm thuỷ khắc bính hỏa”.

Ví dụ 2. Càn tạo

Sát – Tài – Nhật nguyên – Kiêu – Bính ngọ – Ất mùi – Canh thìn – Mậu dần

Tháng giêng năm 1986, có một người bạn nhờ tôi đoán vận cho con. Tôi thấy trong tất sát kiêu tương sinh, nên đầu tiên nói: “Con anh năm 1978 không bị bệnh mật thì bị bệnh gan”. “Đúng! BỊ viêm gan, nằm viện”. Người bệnh gan, mộc tử ở ngọ. Năm 1978 là mậu ngọ, ứng với câu “Kiêu gặp kiêu vượng, không bệnh thì tai họa”.

Ví dụ 3. Càn tạo

Tài – Tài – Nhật nguyên – Tài – Nhâm tý – Quý sửu – Kỷ dậu – Quý dậu

Tháng 7 năm 1987, khi tôi về Hồ Bắc thăm quê, một người bạn cũ nhờ tôi đoán vận cho con trai. Tôi nói: con anh năm 1990 vừa bị bệnh vừa bị thương, về bệnh chắc là bệnh gan. Tháng giêng năm 1991, khi tôi lại về quê thì vợ chồng bạn tôi báo cho biết: “Năm 1987 ông đoán con tôi năm 1990 bị bệnh gan và bị thương đều ứng nghiệm cả. Đầu tiên là bệnh gan nằm viện, sau đó đi xe máy lại bị thương”.

Năm 1990 vừa bệnh gan, vừa bị thương, vì: trong trụ dậu hợp kim cục khắc mộc. Năm canh ngọ 1990 là lúc kim vượng mộc chết, nên bị bệnh gan. Năm canh ngọ 1990, canh là thương quan lại gặp vượng địa nên có tai nạn bị thương.

Ví dụ 4. Khôn tạo

Thực – Tài – Nhật nguyên – Tỷ – Ất mùi – Đinh hợi – Quý dậu – Quý hợi

Tháng 7 năm 1987 có người bạn thân nhờ tôi đoán vận cho vợ. Tôi xem qua Tứ trụ nói: năm 1987 vợ anh bị bệnh nặng. Bạn tôi nói luôn: đúng thế! Vợ tôi ốm hơn nửa năm nay, giờ vẫn chưa khỏi.

Năm 1987 bị bệnh vì trong Tứ trụ đều gặp kiêu thần, thực thần; đại vận lại gặp kiêu thần. Trụ ngày quý dậu xung khắc trực diện với lưu niên thái tuế đinh mão. Điều đó ứng vối câu: “Kiêu, thực đóng ở trụ ngày, can chi lại gặp kiêu nữa, kiêu đoạt thực tất bị bệnh”.

Ví dụ 5. Càn tạo

Tài – Sát – Nhật nguyên – Sát – Mậu ngọ – Tân dậu – Ất dậu – Tân tỵ

Tháng 3 năm 1989, có một học viên ở Quảng Châu con ốm luôn, không biết nguyên nhân gì nên nhờ tôi xem giúp. Sau khi xem Tứ trụ tôi nói: con chị năm 1980, 1981 ốm nặng, có thể nói thoát chết. Chị ta liền nói: Đúng! Suýt nữa thì chết.

Năm 1980, 1981 ốm nặng vì trong trụ thất sát nhiều lại gặp tài sinh.

Năm 80, 81 là canh thân, tân dậu, là sát vượng gặp đất sát nên ốm nặng. Điều đó ứng với câu: “Thân nhược, sát vượng và nhiều lại gặp sát địa thì nhất định ôm”.

Ví dụ 6. Càn tạo

Sát – Quan – Nhật nguyên – Thương – Nhâm ngọ – Quý mão – Bính tuất – Kỉ hợi

Ông Vương bị bệnh cao huyết áp lâu ngày không thể đi làm. Khi ở nhà thì huyết áp bình thường, vợ nghi ông ta giả vờ ốm, dục ông đi làm. Nhưng cứ hễ đến nhà máy là huyết áp lập tức lên quá 200, nhà máy lại đành cử người đưa ông về.

Tháng 3 năm 1985, ông Vương tìm đến tôi nói: “ở nhà máy nhất định có ma tà quấn lấy tôi. Tôi ở nhà huyết áp bình thường, ăn được ngủ được, thế mà cứ hễ đến nhà máy là huyết áp lại lên vùn vụt còn nhạy hơn cả uống thuốc, thật muốn chết quách cho xong… “Tôi bảo ông cho tôi biết ngày sinh tháng đẻ. Xem qua Tứ trụ thấy rất rõ nguyên nhân. “Ông làm việc ở phương bắc của nhà ở là không lợi cho sức khỏe (vì trong Tứ trụ thuỷ nhiều, nhà máy lại ở phía bắc nhà ở, do đó thuỷ vượng khắc hoả nên huyết áp cao). Nếu ông được chuyển công tác về phía nam chỗ ở, hoặc nghỉ ở nhà thì bình yên vô sự. Vấn đề là thế chứ không có ma tà nào cả”. Ông Vương về nhà nói lại với vợ, nghỉ ngơi ở nhà và không xảy ra điều gì cả.

Ví dụ 7. Càn tạo

Quan – Quan – Quý tỵ – Quý hợi – Nhật nguyên – Kiếp – Bính tý – Đinh dậu

Tháng 7 năm 1990, có một thương nhân Hoa kiều đến Tây An nhờ tôi đoán vận cho anh trai của ông. Tôi xem qua Tứ trụ, lưu niên và đại vận rồi nói với ông ta: “Anh của ông tháng 10 năm 1989 bị nạn may mắn mà thoát chết”. Ông Hoàng kinh ngạc thừa nhận: đúng, năm ngoái vì bệnh tim bột phát, tý nữa thì chết, may mà cứu được”.

Năm 1989 là năm kỷ tị, trong trụ quan tinh vượng và trùng lặp, đại vận lưu niên lại gặp thương quan. Tháng 10 là quý hợi, chính xung với thái tuế kỉ tị, do đó mà ốm. Điều đó đúng vói câu: “Quan gặp thượng quan, không bệnh cũng tai họa”.

Ví dụ 8. Càn tạo

Thực – Thương – Nhật nguyên – Thương – Quý mùi – Nhâm tuất – Tân hợi – Nhâm thìn

Tháng 4 năm 1991, khi tôi đang giảng bài ở Singapo có đoán vận cho ông Cao. Tôi nói: “Ông thường mắc bệnh váng đầu”. “Đúng. Mỗi lần bệnh lên là rất lâu”. Như thế là vì: “Trong trụ thương thực nhiều, tất có bệnh đau đầu”.

Ví dụ 9. Khôn tạo

Quan – Kiêu – Nhật nguyên – Ấn – Kỉ mão – Canh ngọ – Nhâm dần – Tân sửu

Tháng 5 năm 1991, khi tôi ở Thái Lan có đoán vận cho cô Trương. Xem qua Tứ trụ và tuế vận tôi nói: “Năm 1950 cô mắc bệnh gan”. “Đúng đấy!”

Sở dĩ như thế là vì,’trong Tứ trụ dần là gan, nhâm sinh vào tháng 5 là tử địa, đại vận nhâm thân chính là thân kim xung khắc dần mộc thái tuế.

III. THƯƠNG TẬT, TÀN PHẾ

Ví dụ 1. Khôn tạo

Kiếp – Tài – Nhật nguyên – Tỷ – Tân sửu – Giáp ngọ – Canh ngọ – Canh thìn

Tháng 4 năm 1986, tôi gặp cô gái bại liệt cả hai chân nên chủ ý ghi lại Tứ trụ này. Năm quý mão 1963 vì bị sốt cao mà cô ta bị bại liệt hai chân.

Nguyên nhân dẫn đến tàn phế là vì: trong trụ, thổ sửu thìn tàng thương, năm 63 là thái tuế quí mão, tiểu vận gặp quí mùi, quí thuỷ thương quan gặp đất trường sinh đế vượng tức là gặp suy lại bị vượng khắc. Đúng với câu: “Thương quan nhiều thì chân tay, gân cốt bị thương hoặc tàn phế”.

Ví dụ 2. Khôn tạo

Kiếp – Quan – Nhật nguyên – Quan – Kỉ dậu – Ất hợi – Mậu tuất – Kỉ mão

Tháng 8 năm 1990, một vị lãnh đạo nhỏ tôi đoán vận cho con gái. Căn cứ vào Tứ trụ tôi đoán năm 1971 cô ta bị tàn phế. Quả đúng như thế. Đó là vì năm 1971 “Thương quan gặp quan thì tật bệnh, tàn phế”.

Ví dụ 3. Càn tạo

Kiếp – Sát – Nhật nguyên – Thương – Đinh tỵ – Nhâm tý – Bính ngọ – Kỉ hợi

Tứ trụ này trong chương Quan vận đã có đưa ra. Khi đó tôi còn đoán thêm: “Người này nhất định mù một mắt”. Đúng thế. Đó là vì “Hỏa gặp thuỷ khắc thì mắt mờ”.

Ví dụ 4. Càn tạo Kiêu Giáp thân

Kiếp – Đinh sửu – Nhật nguyên – Bính tuất – Sát – Nhâm thìn

Tháng 9 năm 1986, một công an nhờ tôi đoán vận cho em. Tôi xem Tứ trụ tính ra vận của anh ta và nói: “Khi cậu ấy 6 tuổi, tức là năm 1950, đầu bị thương nặng”. Cả hai anh em đều kinh ngạc nói: “Đúng quá!

Năm 1950 bô’ tôi trèo cây chặt cành, em chơi ở dưới, rìu rơi từ trên cao xuống đúng vào đầu em tôi, chém thành một nhát, may mà không chết”. Trong trụ, sát kiêu tương sinh cho nhau tất có tai họa bị thương. Giáp mộc là đầu, năm 1950 là năm canh dần, chính là trụ năm giáp thân xung khắc với thái tuế canh dần, canh kim khắc giáp mộc, nên năm 1990 đầu bị thương. Đúng với câu: “Giáp mộc bị khắc thì trên đầu bị thương”.

Ví dụ 5. Càn tạo

Quan – Thương – Nhật nguyên – Tỷ – Canh tuất – Bính tuất – Ất dậu – Ất tỵ

Tháng 9 năm 1986, có một người bán thịt vì cãi cọ mà đánh nhau, dùng’ dao chém bị thương cánh tay một em thiếu niên. Bô’ mẹ em bé rất đau khổ, không ít người cũng đồng tình với em bé. Tôi thấy tình cảnh như thế thì nghĩ: “Em bé này nhất định giờ sinh tháng đẻ có tiêu chí bị thương, • năm nay vừa đến đúng thời gian đó, cho nên bị nạn này. ít người tin điều đó nên bảo bà mẹ nói ra ngày sinh tháng đẻ xem sao.

Sau khi xếp xong Tữ trụ, quả nhiên trong trụ bính là thương quan, trên trụ quan lại có quan tinh, năm 1986 lại vừa đúng năm bính dần thương quan. Cho nên “Thương gặp thương lại gặp vượng địa, tất sẽ có cái khổ vì bị thương”. Đúng với câu: “Thương quan gặp quan, là tai họa bất ngờ”.

Ví dụ 6. Khôn tạo

Thương – Mậu tý – Tí – Đinh tỵ – Nhật nguyên – Sát – Đinh tỵ – Quý mão

Tháng 2 năm 1987, người phụ nữ này nhờ tôi đoán vận. Căn cứ các tiêu chí trong Tứ trụ, tồi-nói: “Năm 1983 này nếu không ốm nặng thì cũng gặp tai nạn”. “Đúng! Nàm 1983 tôi sụt hầm, tý nữa mất mạng”.

Trong trụ kiêu thương đều gặp. Năm 1983 là năm quý hợi, đúng là năm kiêu vượng, đúng với câu: “Kiêu gặp kiêu vượng, không ôm thì cũng bị thương”.

Ví dụ 7. Khôn tạo

Quan – Kiếp – Kỉ hợi – Quý dậu – Nhật nguyên – Nhâm tý – Thực – Giáp thìn

Tháng 4 năm 1991, khi tôi ở Xingapo, bà Dương nhờ đoán vận. Tôi xem xong Tứ trụ nói: “Năm 1990 đầu bà bị thương nặng”. Bà ta thừa nhận “Đúng thế! Năm 1990 tôi bị xe đâm, đầu bị thương”.

Trong trụ giáp mộc là đầu, nám 1990 là năm canh ngọ, canh kim khắc giáp mộc, nên đầu bị thương. Sự việc xẩy ra năm 1990 vì trụ ngày nhâm- tý kình dương, xung tuế quân ngọ hỏa, ứng với câu: “Kình dương xung khắc tuế quân, là tai nạn rất nặng”.

Ví dụ 8. Càn tạo

Tỷ – Mậu tý – Kiêu – Bính thìn – Nhật nguyên – Mâu dần – Kiêu – Bính thìn

Tháng 3 năm 1992, khi tôi ở Thâm Quyến viết sách này, một người bạn dẫn cấp dưới của mình đến gặp tôi, nhân tiện để đoán vận cho cấp dưới. Sau khi xem Tứ trụ, lưu niên và tuế vận, tôi khẳng định nói: “Năm 1980 hoặc năm 1989 nhất định bị thương hoặc gặp tai nạn gì đó”. Nghe xong anh ta phủ nhận nói: “Không có, xin ông xem lại cho”. Lúc đó anh bạn tôi nhó lại hộ anh ta: “Sao lại không có? Năm 1989 cậu từ khách sạn đi ra, vội vội vàng vàng đã đập đầu làm vỡ cửa kính, cả đầu và chân không phải bị thương à?” – “Đúng! có việc ấy thật. Lúc đó đầu đầy máu me, xương ống chân lòi ra, miệng vết thương bệnh viện phải khâu mười mấy mũi”.

Ví dụ này đúng là: Hai kiêu cùng gặp, lại gặp đại vận thực thần canh thân. Vì thân vượng, kiêu vượng, có kiêu sinh tỉ kiếp nên dẫn đến tai nạn. Năm 1989 có tai nạn vì vận thân, lưu niên tỵ thêm ngày dần tạo thành tam hình.

IV. TỬ VONG

Hệ từ của “Chu dịch” nói: “Bắt đầu và kết thúc là thuyết biết về cái sống và cái chết”. “Bắt đầu là kết quả của âm dương giao hợp, kết thúc là kết quả của âm dương phân chia”. Trong “Hoàng đế nội kinh – ngọc bản kí yếu biên” chỉ rõ: “Trùng lặp dương thì chết, trùng lặp âm cũng chết”. Người ta một kiểu sống nhưng hàng trăm kiểu chết. Trong chết lại chia ra chết vì bệnh, chết vì tai nạn. Cho dù là chết bệnh hay chết vì tai nạn thì y học hiện đại cũng đều nhận thức rằng đều là do âm dương ngũ hành sinh khắc giữ vai trò quyết định.

Tứ trụ là kho chứa đựng thông tin của cả đời người. Tổ hợp của nó vừa như bảng không chế trình tự của chương trình máy tính, vừa như một phương trình phản ứng hóa học. Nó kết hợp với đại vận, tiểu vận, lưu niển nếu phản ứng cân bằng thì biểu hiện trên cơ thể con người là sự mạnh khỏe, bình yên, vận khí bình thường. Nếu phản ứng thành một kết quả thuận thì đó là điều ta cần, là tốt, nếu trong phản ứng gây ra mất cân bằng hoặc sự bùng nổ, là không thuận, là tai hoạ.

Việc dự đoán thời gian chết của con người là vô cùng phức tạp về nguyên nhân chết, từ mệnh học mà nói đã có vô số loại hình, song, thường gặp nhất, dễ nắm vững nhất là: “Cùng gặp tuế vận”. Thế nào là cùng gặp tuế vận? Đó là can chi của lưu niên và đại vận thống nhất với nhau. Khi từng đại vận mười năm một đi đến “nhâm thân”, lưu niên cũng vừa đúng là năm “nhâm thân”, tuế và vận vừa đúng trùng nhau tức là cùng gặp. Cho nên nồi: “Tuế, vận cùng gặp không chết mình thì cũng chết ngưòi thân khác”

Ví dụ 1. Vì sao Mao Trạch Đông lại mất năm 1976?

Mao Trạch Đông là vĩ nhân của một thế hệ. Trình độ của Người uyên bác, thuộc nhiều sách kinh điển, tinh thông *’Chu dịch”, nghiên cứu sâu mệnh lý học. Trương Ngọc Phương nói: Năm 1974 Thủ tướng đi Trường Sa. Mao Trạch Đông đứng ở cửa mời Thủ tướng vào. Chủ tịch nói luôn một câu: bảy ba, tám tư (câu nói cửa miệng của Hồ Nam) “Diêm vương không mời cũng tự mình đi”.

Tâm tư chính là cổ nhân từ mệnh học tổng kết ra. Khi người ta đến 73, 84 tuổi là lúc gặp cửa ải giữa sống và chết. Cho nên trong tổ hợp Tử trụ của nhiều ông già khi đến tuổi 73, 84 là chết.
Mao Trạch Đông năm 1974 vừa đúng 82 tuổi, Người đã vượt qua cửa ải 73, biết cửa ải 84 là bất lợi, nên thường nói: “73, 84 Diêm vương không mời cũng tự mình đi”. Vì sao Người vẫn luôn tâm niệm đến câu nói đó? Cữ xem Tứ trụ, đại vận và lưu niên của Người ta sẽ rõ: Mao Trạch Đông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1893, âm lịch là ngày 19 tháng 11 năm 1893. Tứ trụ là: Sát Ấn Nhật Nguyên Quý tỵ Giáp tý Đinh dậu Trong Tứ trụ tuy không có giờ nhưng không ảnh hưởng đến tính đại vận và lưu niên. Mao Trạch Đông 7 tuổi bắt đầu đại vận. Từ 77 tuổi đến 86 tuổi hành đại vận bính thìn . Năm 1976 là năm Bính thìn , can chi của đại vận, lưu niên giống nhau, cho nên ứng với câu: “Tuế vận gặp nhau, mình không chết thì người thân cũng chết”. Do đó, Mao Trạch Đông mất năm 1976 là vì “Tuế vận cùng gặp” đúng là năm 84 tuổi.

Ví dụ 2. Càn tạo.

Tỷ – Tỷ – Nhật nguyên – Can – Kỉ mão – Kỉ tỵ – Kỉ dậu – Giáp tý

Tháng 6 năm 1986, một ngưòi bạn đưa người làng đến nhờ đoán. Xem qua lưu niên, tuế vận, tôi nói: “Vợ ông mất năm 1985”. Ông ta rất đau buồn nói: Đúng! Người đó năm 42 tuổi hành đại vận ất sửu, lưu niên cũng là ất sửu, vừa đúng “tuế vận cùng gặp”, nên không chết mình thì chết người thân, mà cung vợ dậu nhập mộ ở sửu, nên vợ chết.

Ví dụ 3. Khôn tạo.

Kiếp – Tài – Nhật nguyên – Sát – Đinh tỵ – Tân hợi – Bính tý – Nhâm thìn

Năm 1986, có người bạn cũ đến Tây An công tác, nhờ tôi xem tuổi thọ cho mẹ. Bà đó từ 53 đến 62 tuổi hành đại vận đinh tị, gặp năm 1977 là đinh tị, tức tuế, vận cùng gặp. Bà đó cha mẹ mất sớm, chỉ có một người em gái, con cái đều không có nguy hiểm gì. Vận gặp tuế, vận cùng đến lại cùng cương lĩnh tháng sinh. Cương lĩnh tháng sinh không thể bị xung, nếu đã xung là mười phần nguy hiểm chín. Do đó tôi nói với bạn: “Mẹ anh mất năm 1977”. Không ngờ bạn tôi cười nói rằng: “Đã mấy người đều nói mẹ tôi mất năm 1977, tại sao lại thế nhỉ? Tôi nói mẹ tôi còn khoẻ họ đều lấy làm lạ. Mẹ tôi quả thực năm 1977 bị bệnh nặng, chết đi sông lại mấy lần. Nay muốn nhờ ông xem, tôi nghĩ sao ông cũng nói mẹ tôi đã mất rồi.

Quả đúng như tôi dự đoán. Vì vậy ông nên nghiên cứu xem lại sao?”

Tôi nghe xong cũng rất lấy làm lạ, tìm tòi nghiên cứu mãi. Khi tôi nghiên cứu đến hoa cái trong Tứ trụ thì tìm ra kết luận: “Mẹ anh nhất định là tín đồ Phật giáo, cả đời ăn chay niệm phật, tích thiện tích đức, làm nhiều việc tốt”. “Đúng! Những người khác cũng nói thế. Mẹ tôi theo đạo Phật, suốt đòi thắp hương cầu nguyện. Ông đoán rất đúng, rất đáng tin cậy!”.

Tôi trong nghiên cứu, phát hiện: “Người gặp tuế, vận cùng đến, phần lớn nếu mình không chết thì vợ chết, hoặc cha mẹ, con cái chết”. Nhưng có một sô’ ít trường hợp, không ai chết cả, trong đó có nguyên nhân chung là những người đó là tín đồ của một đạo nào đó, suốt đời tích âm đức. “Tuế vận cùng gặp” tuy là vận hung của mệnh, nhưng chỉ cần đoán được trước thì có thể hóa giải, về mặt này, sau khi tôi hóa giải cho nhiều người, có người không những bình an vô sự mà còn chuyển hung thành cát. Như có một phụ nữ năm 1987 gặp “tuế vận cùng đến”, tôi hóa giải, không những không chết mà cô ta còn được chuyển hộ khẩu về thành phô’, lại tìm được chỗ công tác còn được phân nhà. Do đó, chỉ cần nắm vững mệnh vận, cửa ải sống chết có thể vượt qua. Chỉ sợ là không tin mệnh vận, lại cũng không tin hóa giải được nên không chịu đề phòng.

Ví dụ 4. Càn tạo.

Sát – Tân sửu – Quan – Canh tý – Nhật nguyên – Ất dậu – Tỷ – Ất dậu

Tháng 6 năm 1990 khi tôi dạy học ở Thâm Quyến, gặp một cụ bà tinh thần hoảng hết, khóc thút thít. Hỏi vì sao thì có người nói: “Con cụ là công an, tháng 5 năm 1987 đi công tác phá án bị tai nạn. Từ đó cụ luôn trách đáng lẽ không nên cử con cụ đi công tác. Bây giờ mỗi lần nghĩ đến, cụ lại khóc”. Tôi nghe xong nói với cụ già: “Cụ không nên quá đau khổ, có lẽ tuổi thọ con cụ chỉ có thế. Nếu không đi công tác thì ở nhà cũng không tránh được”. Cụ già không tin và nói cho tôi biết ngày tháng sinh, nhờ tôi đoán.

Trường hợp này từ 24 đến 33 tuổi hành đại vận đinh dậu. Trong trụ đã có hai dậu. Năm 1987 lại gặp thái tuế đinh mão, Tứ trụ và đại vận làm thành ba dậu khắc một mão, một mão xung ba dậu. Đúng là: “Ba dậu xung khắc một mão, chưa từng thấy ai không chết”.

Qua dự đoán, chứng tỏ tuổi thọ con cụ có thế. Tôi nói rõ nguyên nhân con cụ chết năm 1977 cho cụ và mọi người nghe, sau đó cụ mói bình tâm lại và khống trách cơ quan nữa.

Ví dụ 5. Khôn tạo.

Quan – Ấn – Nhật nguyên – Kiêu – Kỉ mão – Tân mùi – Nhâm tý – Canh tuất

Người phụ nữ này vì vận khí không tốt nên tuổi cao vẫn chưa lấy chồng.

Tháng 5 năm 1988 đến hỏi tôi việc hôn nhân sẽ ra sao. Tôi xem qua Tứ trụ, đại vận và lưu niên, phát hiện thấy khó mà qua được tháng 3 năm 1989, liền nhắc nhở thận trọng chú ý và bày cho cách giải. Cô ta ý thức được sự nghiêm trọng, liền tìm đến một người khác nhò xem. Người đó nói là tuy không tốt nhưng không đến nỗi chết, do đó về đã không hóa giải theo tôi bày. Kết quả, cô ta bị bệnh khôi u nằm viện và mất tháng 3 năm 1989.

Người phụ nữ này từ 48 đến 57 tuổi hành-đại vận bính tí, tiểu vận canh tí, như thế gọi là kình dương lại trùng lặp với hung vận kình dương, trong trụ thân nhược, tài quan vượng, năm 1989 là năm kỉ tị, đúng là tài quan ở vượng địa khắc thân. Trong trụ tý tuất củng hợi là lộc, gặp năm tị, lộc bị xung phá. Tháng 3 năm 1989 là tháng mậu thìn là thuỷ mộ kho, nên chết vào tháng 3 năm 1989. Đúng với câu: “Kình dương kiêu gặp kình dương, kiêu, ba kình dương hội với hai kiêu, chắc chắn là chết không nghi ngờ gì nữa”.

V. LAO TÙ

Có người trong Tứ trụ có tiêu chí thông tin lao tù. Điều đó thực ra không đáng sợ. Sợ là sau khi dự đoán ra mà vẫn không nghe lời khuyến cáo, cứ tiếp tục làm bậy, không sợ phạm pháp nên khó tránh khỏi tai họa. Một khi đã dự đoán được tai họa lao tù, cũng giống như bệnh tật, nếu tìm cách hóa giải để phòng tránh là có thể vượt qua được.

Ví dụ 1. Càn tạo.

Tài Sát Nhật nguyên Quan Bính ngọ Mậu tuất Nhâm tý Kỉ dậu Tháng giêng năm 1984, ông Lưu nhờ đoán vận cho con trai. Tôi xem xong Tứ trụ con ông, liền nhắc nhở nói: “Con ông năm nay có họa tù ngục, nửa năm đầu phải tăng cường quản lý giáo dục môi được”. Ông nói: “Con tôi có thể bị tù à? Cháu nó rất thật thà cơ mà! Chắc chắn nó không làm việc xấu đâu”. Tôi thấy ông có vẻ coi thường, nói: “Trong Tứ trụ nó có việc đó, chẳng qua là thời gian chưa đến đấy thôi! Năm nay bại vận đến, rất có thể xảy ra việc ấy”

Năm 1984, kết quả do cướp giật nên con ông bị tù. Cậu này 17 tuổi hành đại vận canh tí, lại là kiêu thần gặp kình dương, năm 1984 là năm giáp tý là thực thần gặp kình dương, ba kình dương tụ hội lại, còn gặp kiêu thần đoạt thực thần, ứng với câu: “Kình dương gặp tuế quân, họa sẽ ập đến”, “Kiêu gặp thực không ốm thì tai họa”.

Ví du 2. Càn tạo

Kiếp – Sát – Nhật nguyên – Quan – Mậu dần – Ất sửu – Kỉ mùi – Giáp tuất

Tháng 12 năng 1986, bà Đỗ nhờ đoán vận cho em trai là giáo sư ở trường đại học. Tôi xem qua Tứ trụ và tuế vận rồi nói: “Em bà năm 1984 có chuyện. Năm 1985 vì chuyện tiền tài mà bị giam”. Bà Đỗ không chờ tôi nói hết đã đứng dậy nói: “Đúng! Đúng!” Trong trụ này quan sát hỗn tập lại hành vận thương quan nên có họa lao tù.

Ví dụ 3. Càn tạo.

Tài – Kiếp – Nhật nguyên – Thực – Mậu thân – Quý hợi – Nhâm thìn – Giáp thìn

Tháng 5 năm 1988, bà Liễu nhờ đoán vận cho con trai. Sau khi đoán xong, tôi nói: “Năm nay con bà có tai họa lao tù. Có thể bây giờ nó đang làm chuyện phạm pháp, cần quản lý chặt chẽ, nếu không ngừng ngay thì tháng 9 năm nay sẽ bị bắt”. Nghe xong bà nói: “Gần đây hành vi của con tôi rất khác thường. Hỏi nó nó chỉ ậm ừ. Vì không yên tâm mà tôi mới nhờ thầy đoán”. Tôi nói: “Nhất định yêu cầu nó không được làm gì phạm pháp. Bà cứ làm theo cách hóa giải tôi bày, dù có bị đau một ít cũng còn hơn tai họa.”

Rất may, cậu này nghe lời khuyên của mẹ, tháng nguy hiểm lại được quản lý chặt chẽ nên dần dần hồi phục bình thường, tuy có bị đau nhẹ nhưng tránh được bị giam.

Ví dụ 4. Càn tạo.

Kiếp – Tỷ – Nhật nguyên – Tỷ – Tân tỵ – Canh dần – Canh tý – Canh thìn

Tháng 5 năm 1991 khi tôi ở Thái Lan ông Sài ở Mianma nhờ tôi đoán vận. Tôi nói: “Ông là người trải qua nhiều gập ghềnh. Năm 1988 vì tiền tài mà bị giam”. “Đúng! Vì hối lộ mà bị tù”. Ông này năm 46 đến 55 tuổi hành tài vận ất dậu. Trong trụ tỉ kiếp nhiều, cho nên “Tỷ kiếp gặp tài tất có tai họa”. Tám năm ngồi tù là vì nhật nguyên tý thuỷ nhập hai lần mộ.

Ví dụ 5. Càn tạo.

Kiêu – Ấn – Nhật nguyên – Kiêu – Bính tuất – Đinh dậu – Mậu tuất – Bính thìn

Tháng 3 năm 1992 khi tôi đang viết sách này ở Thâm Quyến, có một người đến nhờ tôi đoán vận. Tôi xem trong Tứ trụ nói: “Anh năm 1980 gay go, vừa bị tai họa vì chức vụ, vừa bị ốm nặng, suýt nữa thì mất chức”. Vợ anh ta nói: “Quả thực có thế, vì việc của cha mà anh ấy phải đi kiện khắp nơi, lại còn bị viêm ruột thừa nằm viện mổ, suýt nữa bị mất chức”. Trong trụ hai kiêu như hai con hổ, từ 25 đến 35 tuổi hành đại vận thực thần canh tý, năm 1980 lại là năm canh thân gặp thực địa. Đúng là: “Kiêu thần đoạt thực, không ốm cũng tai họa”.

Dự đoán hôn nhân bằng tứ trụ

“Tam mệnh thông hội” khi bàn về mệnh nam nữ có nói: “Mệnh nam nên vượng, vượng thì phúc, suy thì tai hại. Mệnh nữ nên suy, suy thì phúc, vượng thì tai hại. Nhu là gốc là phúc, cương là hình phạt là tai hại”. Điều đó phù hợp với sự cương nhu của âm dương. Nếu nữ cương và vượng, nam nhu, suy đó gọi là âm dương sai lệch, ngược với quy luật âm dương, đương nhiên là có hại.

Đối với mệnh nữ cổ xưa có bàn riêng. Mệnh nữ theo chồng, chồng quý thì vợ cũng quý, chồng nghèo thì vợ cũng nghèo. Tức là nói: chồng phát tài thì vợ con tất giàu, chồng thăng quan tiến chức thì vợ con vinh hiển, chồng rủi ro thì vợ con cũng khó sông qua ngày. Điều này rất phù hợp trong thực tiễn. Cho nên khi xem mệnh nữ trước hết phải xem sao chồng ra sao để xác định là sang trọng hay hèn kém. Chồng là quý mệnh thì vợ cũng là quý mệnh, nếu không thì làm sao lấy được chồng cao sang.

I. DỰ ĐOÁN HÔN NHÂN (1)

1. Mệnh nam
  • Kiếp tài của nam là vợ, chi ngày là sao VỢ; tháng là cung hôn nhân, ngày là cung phối hôn.
  • Kiếp tài đóng ở ngày, chủ về vợ nội trợ tốt, hoặc nhờ vợ mà phát tài.
  • Tài tinh đóng ở ngày là vợ đảm đang, nhà cửa tốt
  • Tài tinh đóng ở ngày lại là tướng tinh thì nhất, định vợ là con nhà phú quý.
  • Chính ấn, thiên ấn đóng ở ngày là vợ hiền và thông minh.
  • Ân địa đóng ở ngày là vợ rất đảm đang nội trợ.
  • Thực thần đóng ở ngày là vợ béo, còn mình gầy nhỏ.
  • Quý nhân đóng ở ngày là vợ hiền lành, đẹp, có danh tiếng.
  • Chính tài, thiên tài đóng ở ngày lại không bị khắc phá là nhờ vợ mà được của.
  • Can ngày vượng,’ chính tại thiên tài cũng vượng là người giàu và nhiều vợ.
  • Chi ngày là tí ngọ mão dậu thì vợ đẹp, là dần thân tị hợi thì vợ đôn hậu, là thin tuất sửu mùi thì vợ bình thường.
  • Ngày gặp lộc thần, giò gặp quy thần thì vợ được quý trọng ngưỡng mộ.
  • Niên lộc quý thần giống ồ trụ ngày thì vợ dược quốc phong.
  • Mệnh nam lấy vượng làm phúc, suy là hại.
  • Quý nhân và lộc đều có ở trụ giờ là người rể vinh hiển, làm rạng rỡ tổ tông.
  • Thiên tài đều vượng mà được ngồi là vợ lẽ át vợ cả; chính tài vượng là vợ cả không dung thứ vợ lẽ.
  • Tài mệnh có khí là vợ cả, vợ lẽ hòa thuận nhau và được nhờ vợ.
  • Mã nhập cung thê là được người vợ đảm đang.
  • Lộc nhập cung thê là được ăn lộc của vợ.
  • Ngày giờ đều có lộc mã là vợ hiền, con quý.
  • Vân nam hợp với tài là lấy vợ sớm.
  • Đại vận, lưu niên tam hợp tài là có tin mừng về cưới hỏi.
  • Nam gặp tài nhiều và thân nhược là chồng hay nghe lòi vờ.
  • Hàm trì lâm nhật là nhờ vơ mà giàu,
  • Trong chi tàng phục tài là thiên vị vơ lẽ.
  • Sao vợ rõ là vợ chồng hỗ trợ nhau.
  • Tài tinh được ngồi là nhờ vợ mà giàu.
  • Tài vượng thân cường là phú quý mà nhiều vợ.
  • Trong Tứ trụ tài làm dụng thần thì vợ hiền đẹp, nội trợ giỏi.
  • Trụ ngày có mã tinh mà không bị xung phá là lấy được vợ đẹp.
  • Trong Tứ trụ có thiền tài là yêu vợ lẽ hơn vợ cả.
  • Thê tài gặp vượng, trên trụ năm lại gặp quý nhân lộc mã là vợ lấy được chồng chức cao.
  • Trong Tứ trụ có quý nhân lộc mã là vợ hiền nội trợ tốt Tài rõ thân vượng là vợ đẹp.
  • Nam gặp tài nhiều, thân yểu, là rời quê hương lấy vợ.
  • Tài tinh và dụng thần không xung khắc nhau là vợ đẹp.
  • Thực thần nếu gặp ân thì tiền tài ngày càng nhiều.
  • Thương quan bị chế khắc thì vợ là người có nghĩa khí.
  • Thương quan trùm lên ấn thì trước là tỳ thiếp sau thành vợ.
  • Tỷ kiếp vượng lại có thực thương sinh tài thì gặp vợ hiền.
  • Tài tinh đóng ở trường sinh không bị Xung khắc là vợ thọ.
  • Trụ ngày đóng ở chính quan thì vợ đoan trang, hiền dịu.
2. Mệnh nữ
  • Chính quan hoặc thất sát là chồng, chi ngày là sao chồng.
  • Xem mệnh nữ trước hết phải xem sao chồng để xác định chồng sang hay nghèo hèn, chồng sang vợ mới sang.
  • Sao chồng đóng, ở ngày làm dụng thần, chủ về chồng đại quý, vợ chồng hòa thuận.
  • Trụ ngày có quý nhân trạch mã thì lấy được chồng thông minh, hiền đẹp.
  • Tài đắc địa thì lợi chồng, thực thần đắc địa thì lợi cho con.
  • Lợi cho chồng thì suốt đòi được hưởng phúc, lợi cho con thì về sau mới hạnh phúc.
  • Sao chồng minh vượng, sao con trường sinh thì có ích cho chồng con.
  • Mệnh nữ có một quan hay một sát rõ là tốt. Có cả quan vè sát là kém.
  • Mệnh nữ không có sát, có một quý là vợ lấn át chồng.
  • Quan gặp tài là chồng thì vinh hoa nhưng khắc con.
  • Mệnh nữ không có sát nhưng lại có thiên đức, nguyệt đức và tài quan đắc địa thì được cả hai nước phong sắc.
  • Quan cùng với đào hoa nhất định là có chồng tốt làm trong triều đình.
  • Mệnh nữ lấy nhu làm phúc, lấy cương làm hại, lấy trong làm kỳ diệu, lấy đục làm thấp hèn.
  • Tài nhập tài thì chồng sang nhưng khắc con.
  • Thương quan không gặp quan là người phụ nữ trinh tiết.
  • Quan rõ là chồng vinh hoa, vàng bạc đầy nhà.
  • Tài mệnh có khí thì sông mãi với chồng đến già.
  • Sự phú quý hay bần tiện của mệnh nữ toàn dựa vào chồng con.
  • Mệnh nữ nếu gặp phu tinh vượng thịnh thì con tuấn tú thông minh, chồng vinh hiển.
  • Mệnh nữ phạm thương thì sẽ khắc sự hôn nhân, vận nhật tài thì tốt.
  • Chuyên lộc thực thần tất sẽ được vua phong hiệu.
  • Ngôi chồng bị tạp khí thì rất cần người vợ tốt.
  • Thương quan đoạt phu tinh, hoặc hóa sát thì có lợi cho chồng về mặt của cải.
  • Nếu cô loan nhập phu tinh thì tất nhiều con cái.
  • Can chi dương mà vượng là người thay chồng trong kinh doanh: Tài vượng sinh quan, thực thần lại không bị thương là chồng vinh hiển, con phú quý.
  • Quan, thực, lộc vượng lại được ấn thụ trợ giúp là hậu vận mở rộng.
  • Nếu ấn thụ không bị tài làm tổn thương, còn gặp thiên đức nguyệt đức trên trụ ngày thì người phụ nữ đó được hưởng của cải của cha mẹ, chủ động tìm được chồng, sinh con hiền quý, phúc đức ngày càng tăng, người đôn hậu, gặp điều xấu cũng dễ vượt qua, hay được khen thưởng.
  • Người thiên quan có sự kiểm chế là không dậm loạn, tuy lấn quyền chồng nhưng là để xây dựng gia đình thịnh vượng.
  • Mệnh nữ sinh vào tý, ngọ, mão, dậu thì lấy chồng tý, ngọ, mão dậu là tốt.
  • Năm là bố chồng, thai là mẹ chồng, tháng là chị em dâu, ngày là chồng và mình, giờ là con cái.
  • Gặp vong kiếp và kình dương, hay thiên ấn gặp lộc mã thì sắc đẹp hơn người.
  • Người học hợp là chủ về tính hiền đức, dung mạo đẹp đẽ.
  • Nữ có quý nhân trạch mã, phần nhiều sinh con hiền, hiếu thảo, thai sản dễ dàng.
  • Người tài vượng sinh quan cách rất hiếm gặp; người gặp cả tài và quan là vô cùng kỳ diệu, người đó chồng vinh hiển, còn quý nhờ tài vượng, trinh khiết hiền lương ngũ phúc đều có cả.
  • Người trong Tứ trụ có tài lại còn hành tài vận là chủ về nhà chồng giàu, con phú quý.
  • Người có quan vượng lại tài cũng vượng là lấy được chồng hiền chồng tốt. Người thất sát gặp trường sinh là lấy chồng phú quý.
  • Người có đủ tài quan ấn thụ là lấy chồng thịnh vượng.
  • Thực thần thái quá lại không gặp phu tinh là người vợ trinh khiết.
  • Thiên đức, nguyệt đức gặp ấn là người làm vợ cho quan chức cao sang, được hai nước phong tặng.
  • Quan sát không hỗn tạp lẫn nhau, lại còn có ấn phù là chồng sẽ đăng khoa.
  • Ân vượng quan yếu là chồng tự tìm đến mình.
  • Thương quan bị thương tổn nặng, hoặc không có quan nhưng có tài là đi làm vợ lẽ.
  • Sát gặp mộ là lấy được chồng sang trọng.
  • Sát mạnh quan yếu là sẽ li hôn, tái giá lấy được chồng tốt.
  • Tài tinh có khí lại gặp quan là lợi chồng tột bậc.
  • Quan mạnh thương yếu là giúp chồng xây dựng cơ đồ.
  • Quan, sát vượng làm dụng thần là chủ về chồng phú quý.
  • Quan, sát yếu, có tài sinh quan là giúp đỡ chồng được nhiều.
  • Quan, sát đóng ở trường sinh, không bị xung khắc là chồng trường thọ.
  • Người cô loan nhật phạm, chưa có con, khi gặp được quan tinh thì sẽ sinh được đứa con kỳ diệu.
  • Người bính hỏa bị chế ngự thì nhan sắc đẹp như ngọc; giáp bị kim khắc thì đẹp như hoa.
3. Xem chung vợ chồng
  • Nhật đóng ở đào hoa là vợ chồng đều đẹp, phong lưu, tài nghệ.
  • Thương quan bị thương tổn nặng, có hợp là lấy vợ, lấy chồng không cần cưới.
  • Thất sát bị chế ngự lại được tam tài là cao sang tột bậc.
  • Thực thần đơn độc là cuộc sống yên hòa, có con, thọ.
  • Trụ ngày tương sinh cho nhau là vợ chồng đằm thắm, can sinh chi là chồng yêu vợ, chi sinh can là vợ yêu chồng.
  • Đông kim đóng ở cục là vợ chồng đều có ý chí, tiếng thơm bay xa.
  • Hợp quý hợp tài là nhà đầy châu báu. Tỉ trước tài là nghèo trước giàu sau.
  • Thiên đức, nguyệt đức không bị những cái khắc làm nhiễu loạn thì người đó áo gấm mũ vàng.
  • Vợ chồng trụ năm tương sinh hoặc thiên hợp địa hợp thì bách niên giai lão.
  • Thực thần sinh vượng muốn có con phải cầu tự.
  • Nạp âm trên khắc dưới là có phúc, dưới khắc trên thì không nên, Nhật đóng ở trường sinh thì lấy được người đẹp.
  • Nhật nguyên bính tí là nam lấy vợ đẹp, nữ gặp chồng đẹp.
  • Nam nhật nguyên mậu ngọ là được các co’thích, nữ nhật nguyên mậu ngọ là được các bạn trai ưa.
  • Nhật đóng ở tài kho là giàu.
  • Bảy ngôi trong Tứ trụ đều được tương sinh là vợ chồng bách niên giai lão.
  • Tài vượng sinh quan là vợ chồng quấn quít với nhau, chồng xướng vợ tùy.

Ví dụ 1. Khôn tạo: Giáp tuất. Kỷ tị. Canh tí. Đinh hợi.

Ví dụ này tài, quan, ấn đểu có, người đó là cán bộ nghiên cứu chồng là cán bộ cao cấp. ứng với câu: Tài quan ấn thụ, tất vượng phu.

Ví dụ 2. Càn tạo: Tân mão. Kỉ hợi. Tân mùi. Kỉ sửu

Người này nguyên nhà rất nghèo, về sau điều lên công tác ở phía tây nam nên giàu và thăng chức. Như thế là vì: “Nhật đóng ở tài kho, ngưòi đó sẽ giàu”.

Ví dụ 3. Càn tạo: Đinh sửu    Nhâm tí    Nhâm ngọ    Canh tí   

Người này từ bé đã nghèo xơ xác, tuy công tác lâu năm nhưng vì lương thấp, con đông nên vẫn nghèo. Sau khi cải cách mở cửa được mười năm thì trở nên giàu, nhà cửa đầy đủ mọi thứ, giàu nhất vùng. Đó là vì “Nhật đóng ở tài tịnh, giàu lên nhờ vợ”.

Ví dụ 4. Khôn tạo: Bính tuất Tân sửu Đinh mùi Mão dần.

Tứ trụ này chồng là cán bộ cao cấp, bản thân thì vốn không phải con nhà nhàn hạ. Như thế là vì trong Tứ trụ có “nhất sát thanh thấu, “sát gặp mộ địa, tất lấy chồng phú quí”.

Ví dụ 5. Càn tạo:

Tân tị Bính thân    Quý mão    Giáp dần    Tứ trụ này nhật đóng quí nhân, nên “Vợ hiền lại đẹp, có uy vọng”.

Ví dụ 6. Càn tạo:

Đinh sửu    Tân hợi    Nhâm tuất    Ất tị

Tháng 4 năm 1991, khi tôi giảng bài ở Xingapo, một thương gia Inđônêxia giàu có nhờ đoán. Đoán việc nào đúng việc đó. Khi nói về hôn nhân, căn cứ theo: “Thương quan trùm ấn là ngưòi có vợ ban đầu là người giúp việc, sau thành vợ” tôi nói: ông có hai vợ. Người vợ thứ hai, khi đầu là người giúp việc, hơn nữa vợ hai vừa trẻ vừa đẹp”. Ông ta gật đầu lia lịa và nói: “Không sai chút nào”.

II. DỰ ĐOÁN HÔN NHÂN (2)

1. Mệnh nam không lợi cho vợ
  • Trong Tứ trụ có kình dương gặp tuế vận là của cải hao tán, khắc vợ, hại con. Trong cục có tài nhiều thì khắc vợ nặng, không có tài thì khắc nhẹ hơn.
  • Người trong Tứ trụ không có kình dương, hành vận đến lúc gặp kình dương thì hao tài và khắc vợ con.
  • Người thân suy, tài vượng là phá tài và làm tổn hại vợ.
  • Nam gặp ngang vai, kiếp tài là phá tài và làm thương tổn vợ.
  • Tài gặp mộ tuyệt là vợ có bệnh hoặc tính nết không hiền lành, hoặc VỢ đến tuổi cao vẫn còn tải giá.
  • Tài gặp đào hoa, mộc dục thì vợ. dễ bị người khác lôi cuốn.
  • Trong Tứ trụ có kiếp tài, kình dương là khắc cha, làm tổn thương vợ, hao tán của cải.
  • Thân vượng nhưng không có chỗ dựa là tổn thương vợ.
  • Nếu gặp thin, tuất, sửu, mùi nhiều là khắc vợ.
  • Tài, quan đều rơi vào tuần không, vong là tuổi trung niên mất con, khắc vợ, phải đi nơi khác kiếm ăn.
  • Thê gặp thê là có hai lần hôn nhân.
  • Sao thê mất lệnh là ly hôn giữa chừng.
  • Tứ trụ không có tài là người đi theo tăng đạo, khó có vợ, có con.
  • Trụ ngày không có tài là xa lìa vỡ.
  • Hỏa mạnh, thổ khô thì thân cô đơn, vợ khỏe thì mình Ốm.
  • Thân đóng ở ngang vai (anh em) để thành cục là mấy lần làm chú rể.
  • Cung thê hợp thành cục để khắc mình là có vợ nhưng khó giữ được vợ.
  • Cung thê bị hỉ thần xung thì tuy vợ đẹp nhưng khó bách niên giai lão.
  • Lệnh tháng, tài đóng ở tuyệt địa thì vợ nội trợ kém.
  • Gặp cả kình dương và kiếp tài thì phải lấy vợ lần nữa.
  • Trụ ngày, trụ giờ đều gặp thin tuất tương xung là vừa có vợ lẽ vừa nằm không.
  • Kình dương đóng ở trụ ngày thì vợ không hiền và hao tài.
  • Tài.yếu mà gặp kiếp lậ ba vợ mà vẫn vất vả.
  • Trụ ngày đóng ở thực thần lại còn gặp kiêu là vợ thấp, người gầy ốm.
  • Trụ ngày phạm hoa cái là khắc vợ.
  • Vong thần, thất sát là khắc con, hình phạt vợ.
  • Trong Tứ trụ giáp ất bính đinh liền nhau là không có lợi cho vợ.
  • Tài yếu, thân vương, tỉ kiếp nhiều là khắc vợ liên miên.
  • Tài phục dưới chi là có vợ lẽ hoặc tì thiếp.
  • Thiên tài trên trụ giờ gặp tỉ kiếp là vừa phá tổ nghiệp vừa làm tổn thương vợ.
  • Tài tinh đã bị tỉ kiếp, tuế vận lại còn gặp tỉ kiếp thì năm đó nếu không bị tổn thương tài, phá tài cũng sẽ bị kiện tụng.
  • Thất sát, kình dương trên trụ ngày, trụ giờ gặp kiêu thần là giữa đường gặp tổn thất.
  • Tài ở tử tuyệt mộ địa thì-suốt đời phiêu bạt.
  • Trạch mã đóng ở trụ ngày là vợ nhiều bệnh hoặc lười biếng.
  • Trụ năm, trụ ngày cùng ngôi thì lấy vợ cùng tuổi mới đỡ bị khắc.
  • Trụ ngày rơi vào hình địa là vợ nhiều bệnh.
  • Trụ ngày đóng ở mộc dục thì vợ đẹp nhưng khó tránh khỏi cãi vã.
  • Tài, ấn đều bị thương tổn là người khắc vợ, hại mẹ.
  • Trong Tứ trụ tài đóng ở cung khác là lấy nghĩa nữ làm vợ.
  • Trong Tứ trụ thương, kiêu đều có là con yếu, vợ ngu.
  • Tài tuyệt ở cung tù là muộn vợ, muộn con.
  • Tài thịnh lại gặp nhiều tỉ kiếp thì đề phòng cướp vợ em.
  • Trụ ngày gặp thất sát là chủ về vợ hung bạo, sát chồng.
  • Can ngày vượng, chi ngày là kình dương thì khắc vợ hoặc vì vợ mà phá sản.
  • Can ngày yếu, tài tinh nhiều là vợ không tuân phục chồng.
  • Ngang vai hợp với chính tài là vợ đoan trang nghiêm túc.
  • Tài tinh gặp tỉ kiếp lại không được cứu trợ thì đề phòng vợ gặp tai ương mà chết.
  • Chi ngày là thất sát, thiên ấn là vợ nhiều mà đẻ ít.
  • Chính tài, thiên tài đều vượng là vợ cả, vợ lẽ bất hòa.
  • Tỉ kiếp, nguyệt kiến vượng là tuổi trẻ đã chết vợ.
  • Tỉ kiếp, kình dương gặp hình, thường là chết trong chốn trần ai.
  • Tứ trụ gặp cả suy và tử là đến già vẫn sông cô đơn.
2. Xem nam nữ hợp nhau
  • Can chi của ngày giống nhau là hao tổn tài không lợi cho vợ chồng.
  • Chi ngày gặp hình hoặc bị xung khắc là nam không lợi cho vợ, nữ không lợi cho chồng.
  • Trụ ngày bị thương quan là vợ chồng không hoà thuận nhau, mình hay bị đối phương chửi.
  • Nam gặp thương quan là có hai lần kết hôn, nữ gặp thương quan là có tái giá.
  • Ngày lệch âm, dương là không có lợi cho hôn nhân, nam nữ gặp phải như thế tất sẽ tái hôn.
  • Ví dụ: bính tí, kỷ sửu, mậu dần, tân mão, nhâm thin, quý tị, bính ngọ, đinh mùi, mậu thân, tân dậu, nhâm tuất, quý hợi.
  • Nam gặp tỉ kiếp tất sẽ tranh vợ, nữ gặp tỉ kiếp tất sẽ tranh chồng.

Quan sát nhiều mà không gặp tài là vợ nội trợ tốt nhưng không hòa thuận:

  • Trong Tứ trụ 2 mậu hợp với 1 quý là phải lấy vợ hoặc chồng lần thứ hai.
  • Trong Tứ trụ thuần dương thì nam mất vợ, thuần âm thì nữ mất chồng.
  • Ngày giờ đối xung nhau thì vợ chồng bất hoà và không lợi cho con.
  • Nam gặp kình dương là lấy vợ hai lần, nữ gặp kình dương tất sẽ tái giá.
  • Cung thê bị khắc là không lấy chồng sớm, cung phu có khắc thì lấy vợ muộn.
  • Nếu mã phục ở dưới ngang vai (anh em) thì vợ chồng lấy nhau không giá thú.
  • Thất sát đóng ở trụ ngày thì vợ chồng bất hoà, không chia tay nhau sẽ gặp điều xấu.
  • Trụ năm của vợ hoặc chồng gặp thiên khắc, địa xung thì dễ có nỗi buồn sinh tử biệt ly.
  • Nhật phá, nguyệt xung thì không lợi cho ly hôn.
  • Nam hoặc nữ gặp ngang vai nhiều thì hôn nhân muộn, nhưng nếu thân ở vượng địa thì lại là tảo hôn.
  • Quan sát hỗn tạp, thương quan nhiều, nếu nam gặp phải là người ham mê tửu sắc, nữ gặp phải là người theo trai.
  • Chính tài, thiên tài nhiều là người háo sắc, chơi bời, vợ chồng bất hòa.
  • Nam ấn nhiều thì khắc vợ, nữ ấn nhiều thì dâm loạn.
  • Trong Tứ trụ có phu tinh, thê tinh hợp nhau là cuối cùng có sự ly biệt.
  • Giáp thin, giáp tuất, nam gặp hai ngày đó là khắc vợ, nữ gặp hai ngày đó là khắc chồng.
  • Nam hợp là chủ về tốt, nữ hợp là chủ về dâm.
  • Gặp phải vận thương quan là nam khắc vợ, nữ khắc chồng, gặp phải tuế quân bị khắc thì phải đề phòng vợ chồng đều bị tổn thương.
  • Cô loan nhập mệnh là chồng khắc vợ, hoặc vợ khắc chồng.
  • Nếu tháng sinh gặp hàm trì thì vợ chồng đều có ngoại tình.
3. Xem ly hôn

Ví dụ 1. Càn tạo.

Tháng 12 năm 1985 có một vị diễn viên nổi tiếng ở Trung Quốc nghe nói tôi có nghiên cứu về dự đoán học đã đến thử xem.

Vừa gặp tôi ông ta đã nói: “Thầy Thiệu, xin thầy đừng tức, tôi vốn xưa nay không tin tướng số, nay đến thử hỏi thày xem có thể đoán được chính xác không?” Tôi biết ông ta không có ác ý, nên cảm thấy rất thông cảm. Sau khi sắp xếp Tứ trụ của ông ta, tôi khẳng định rằng: hôn nhân của ông không thuận, năm 1982 nếu vợ ông không chết thì cũng đã ly hôn. Nghe xong ông ta rất phục và nói với mọi người có mặt ở đó rằng: thầy Thiệu dự đoán đúng quá. Năm 1982 chúng tôi đã ly hôn. Vì sao ông ta lại ly hôn? Vì trong Tứ trụ có can chi của trụ ngày giông nhau nên khắc vợ. Tân dậu là ngày âm dương lệch nhau, nam gặp phải sẽ lây vợ hai lần. Hơn nữa dậu tuất của ngày giờ tương hại lẫn nhau nên không lợi cho hôn nhân. Năm 1982 ông ta 46 tuổi, đại vận Canh tý là vận kiếp tài, lưu niên nhâm tuất là năm thương quan, lại còn nhật nguyên và thái tuế tương hại, nên là năm bại vận khắc vợ.

Ví dụ 2. Càn tạo.

Tháng 3 năm 1986, ông Hoa nói với tôi: ông có một người bạn thông minh tháo vát, nhưng hôn nhân trắc trở, trong vòng 10 năm từ 24 đến 33 tuổi ly hôn hai lần, có phải mệnh của ông ta khắc vợ không? Tôi nói: ông ta không những khắc vợ mà e rằng trong 10 năm đó là hành vận khắc vợ. Nếu không tin ông cứ nói giờ sinh tháng đẻ cho tôi biết thì tôi sẽ nói rõ.

Mấy ngày sau ông ta cho tôi biết ngày giờ sinh của bạn. Quả nhiên trong Tứ trụ có: “Nam gặp thương quan tất sẽ lấy vợ lần thứ hai”. “Tứ trụ gặp tỉ kiếp” và “ngày giáp thin” chính là tiêu chí khắc vợ. Từ 22 tuổi đến 33 tuổi chính là hành vận nhâm dần, giáp gặp dần mão tất sẽ khắc vợ. Lại còn nhâm sinh giáp nên ngang vai càng vượng, kiếp thê càng hung. Lưu niên tân sửu và giáp thin của ông ta lại là năm khắc vợ nên đã ly hôn hai lần.

Ví dụ 3. Càn tạo.

Ông Ngô, người mà thường được gọi là công tử đào hoa đã theo 5 cô, ly hôn 3 lần, lần thứ tư lại ly hôn. Để rút kinh nghiệm năm 1986 tôi đã lấy ngày sinh tháng đẻ của ông ta. Sau khi xem qua Tứ trụ thấy có “kình dương khắc vợ”, cung thê và thê tinh hóa thành hoả cục khắc thân, như thế gọi là “cung thê hợp cục để khắc thân, khó giữ được vợ”.

Ví dụ 4. Càn tạo.

Ngưồi này ly hôn năm 1986, nguyên nhân là trong Tứ trụ có “nhật đóng ở kình dương”, “thương quan”, “thê gặp mộ địa” đều là những tiêu chí thông tin khắc vợ.

Ví dụ 5. Càn tạo.

Tứ trụ này có thương quan, ngang vai, kình dương, tháng ngày xung lẫn nhau đều là dấu hiệu khắc vợ. Cho nên tôi đoán anh ta ly hôn năm 1974. Quả đúng như thế! Năm 1974 là năm giáp dần, trong Tứ trụ mộc hoả tương sinh, mộc của giáp dần lại trợ sức cho thế của hoả, thê tinh bị khắc, nếu không ly hôn thì dễ bị chết.

Ví dụ 6. Càn tạo.

Tháng 3 năm 1987 có một người ở xã Tây An nhờ tôi đoán vận. Tôi thấy trong Tứ trụ tỉ kiếp nhiều lại trụ nhật, âm dương bị sai lệch, trụ tháng trụ ngày hình xung nhau nên khắc vợ rất nặng. Do đó tôi đoán: năm mậu ngọ (1978) phải ly hôn, năm mậu thin (1988) lại phải ly hôn nữa. Quả nhiên sự việc đã phát sinh như dự đoán, không những là lần ly hôn thứ nhất đúng vào năm 1978 mà lần thứ 2 cũng rất ứng nghiệm.

Ví dụ 7. Càn tạo.

Tháng 6 năm 1988 có người bạn đồng nghiệp đến thăm tôi, đưa cho Tứ trụ này nhờ tôi đoán.

Sau khi sắp xếp xong Tứ trụ, tôi nói: Tứ trụ này thương quan trùng lặp mà lại vượng, nên không những năm Đinh mão (1987) có họa ly hôn mà bản thân người này suốt đời vất vả, trước mắt đang ở trong hoàn cảnh rất khó khăn. Nghe xong anh ta nắm tay tôi vừa lắc vừa nói: Thầy Thiệu nói đúng quá. Không dám dâu thầy, đây là Tứ trụ của tôi, trước mắt tôi đang rất khó khăn. Tôi chỉ quen xem tướng, còn về Tứ trụ hiểu biết không nhiều. Trong Tứ trụ mão hợp với tuất đáng lẽ là tốt, năm đinh mão (1987) tuất hợp Thái tuế, tại sao lại ly hôn? Tôi đáp: 2 mão trong Tứ trụ hợp với 1 tuất lại còn gặp năm mão nên trở thành 3 mão hợp với 1 tuất đó là tượng tranh hợp. Vì thế, vợ anh bị người khác quyến rũ đưa đi. Mão là mộc, tuất là thổ nên trong hợp có khắc. Ba mộc khắc 1 thổ nên ứng nghiệm việc ly hôn.

4. Vợ mất

Ví dụ 1. Càn tạo.

Tháng 1 năm 1986 thầy Chu đưa Tứ trụ này đến nhờ tôi đoán. Xem xong tôi nói: người này đã 63 tuổi, là mệnh của một hoà thượng, trong mệnh không có vợ, nếu đã kết hôn thì từ năm 17 tuổi đến năm 26 tuổi chắc chắn đã chết vợ. Thầy Chu nói: đúng, vợ đã mất từ năm 24 tuổi. Tứ trụ này, thương quan, tỉ kiếp vượng, chắc chắn là khắc vợ. Trong Tứ trụ lại không có tài nên là mệnh của ngưồi đi tu, khó có vợ con.

Ví dụ 2. Càn tạo.

Tháng 7 năm 1986, tôi đến cơ quan trong thành phô’ giải quyết công việc có một người bạn chỉ vào một cán bộ nói với tôi: người này không tin vào dự đoán. Anh ta nói: chỉ cần anh đoán chuẩn một việc thì anh ta mới phục.

Lúc đó tôi rất bận, nhưng không có cách gì từ chối được, đành đoán vội đoán vàng để thỏa mãn yêu cầu của anh ta. Tôi nói với anh cán bộ đó rằng: mệnh của anh khắc vợ, khoảng năm 1963 có tang vợ. Anh ta liền nói: phục quá, phục quá? Đúng là vợ tôi đã mất năm 1962. Tứ trụ này tỉ kiếp trùng trùng, can chi’của nhật nguyên lại khắc nhau. Năm Nhâm quý là năm ngang vai kiếp tài. Năm nhâm dần (1962) đúng là tỷ kiếp gặp đất trường sinh nên chắc chắn vợ chết.

Ví dụ 3. Càn tạo.

Tứ trụ này vợ mất năm 1984 là năm giáp tý. Chính ứng với câu: “Nam gặp kình dương thì khắc vợ” và “Vận hành kình dương thì tài vận hao tán và khắc vợ”. Năm 67 tuổi đúng là năm đại vận kình dương, lại gặp kình dương xung khắc Tuế quân nên chắc chắn là mất vợ.

Ví dụ 4. Càn tạo.

Tháng 9 năm 1989 có một vị lãnh đạo đưa giò sinh nhờ tôi đoán. Tôi xem trong Tứ trụ thấy chính thê nhâm thuỷ lâm mộ kho gặp tuyệt địa. Năm Mậu thin (1988) đúng là nhâm thuỷ gặp tỷ kiếp vượng địa và mộ địa, nên nói với ông ta: “Nhất định sẽ có tang vợ”. Ông ta thừa nhận vừa mất vợ năm ngoái. Ông ta còn hỏi: việc hôn nhân về sau ra sao? Tôi nói: trong vòng 3 năm tới chưa nên kết hôn, năm nay cũng là năm kết hôn có hại. Ông ta nói: đúng là năm nay kết hôn lại cũng ly hôn rồi. Năm 1989 là năm Kỉ tị, thê tinh ở vào tuyệt địa, lại còn gặp tỉ kiếp vượng, nếu không ly hôn thì vợ cũng khó mà sống được.

Ví dụ 5. Càn tạo.

Tháng 5 năm 1991 có một nhà buôn Mianma biết tôi ở Băng Kốc đã vượt hàng nghìn cây số tìm đến nhờ đoán. Tôi xem Tứ trụ của ông ta rất nhiều tỉ kiếp, nhất định khắc vợ, đại vận dậu kim lại là kiếp địa. Năm Mậu thin (1988) gặp tiểu vận Nhâm thin trong Tứ trụ lại có thin thổ, 3 thin khắc cung hôn nhân tý thuỷ cho nên đoán: chắc chắn vợ ông ta mất năm 1988. Ông ta nghe xong vừa kinh ngạc, vừa thương tiếc khóc nói: “Vợ tôi vừa mất năm 1988”.

Ví dụ 6. Càn tạo.

Khôn tạo đinh hợi.

Năm 1991, lúc tôi dạy học ở Quế Lâm có một cán bộ đến nhờ đoán. Tôi thấy Tứ trụ người đó có tân tị, năm mệnh của vợ là Đinh hợi, vì đại mệnh tương sinh đáng lẽ vợ chồng đằm thắm sâu sắc, nhưng vì trụ năm của hai người phạm thiên khắc, địa xung nên vợ mất năm 1986.

III. DỰ ĐOÁN HÔN NHÂN (3)

1. Mệnh nữ không lợi cho chồng con
  • Nữ gặp thương quan là tượng khắc chồng tái giá, nếu gặp hợp nhiều thì đó là người đàn bà ti tiện, hoặc dâm ô, hoặc trộm cắp.
  • Ất canh tương hợp là người đàn bà tuy dung mạo đẹp nhưng khắc chồng, hình phạt con.
  • Nữ gặp quan sát hỗn tạp là người khắc chồng tái giá.
  • Thương quan gặp quan thì không những khắc chồng mà bản thân còn vất vả, nếu không làm hại chồng thì cũng là người bệnh hoạn, người ít phúc đức, cuộc sống không yên ổn.
  • Thiên can thấu quan sát, địa chi không có quan sát lại còn gặp đất tử tuyệt, đó là người làm suy kiệt chồng, cuối cùng đi làm vợ lẽ.
  • Nữ tài phải ít, nếu tài nhiều thì dâm loạn.
  • Tài và quan cả hai đều có thì khi hành vận gặp cả quan lẫn kiếp tài sẽ khắc chồng, qua vận mới nên lấy chồng (hoặc nên lấy chồng muộn).
  • Thương quan trùng trùng tất sẽ khắc chồng và tính cách ngang bướng.
  • Nữ mà quan tinh nhiều thì làm hại chồng.
  • Nữ mà thực quan ít thì chồng suy, con vượng.
  • Nữ vận hành đến đất tỉ kiếp thì làm trỏ ngại chồng, khắc cha.
  • Quan tuyệt hưu tù thì cô quả, đơn độc.
  • Nữ có kình dương là khắc chồng, chắc chắn tái giá.
  • Nữ Tứ trụ gặp thương nếu lấy chồng gần thì sẽ khắc chồng, gặp xung, kiêu, ấn, nếu không ly dị thì dễ chết.
  • Nữ chỉ có 1 quan tinh là tốt, nhiều quan tinh là tượng tái giá lấy chồng nhiều lần.
  • Kiêu, ấn trùng trùng là người vợ dễ tử biệt sinh ly.
  • Trong Tứ trụ có một quan tính là tốt, quan tinh nhiều thì tái giá.
  • Trong Tứ trụ không có quan tinh, không làm vợ lẽ thì cũng là vợ kế.
  • Tài quan nhập mộ là người không làm hại con thì cũng khắc chồng.
  • Tài quan lâm tử tuyệt là ngưòi phụ nữ cô quả đói nghèo.
  • Tài quan đều rơi vào tuần không vong là gây hại cho chồng, phải bỏ đi phương xa.
  • Trong Tứ trụ có cả kiêu thực cùng với thương quan là hại con, khắc chồng.
  • Mậu sinh vào ngày quý là quan, tuổi trẻ đã lây phải chồng già.
  • Trong Tứ trụ nếu gặp cả hợi, dậu thì không lấy chồng là tốt nhất.
  • Nữ không có tài, quan, thực ấn thì ngưòi đó cuộc sống không vất vả cũng là làm nghề ca kỹ.
  • Trong Tứ trụ quan nhiều mà rõ, tài phục mà vượng lại còn có sát là người nhờ tửu sắc tư tình mà được của.
  • Nữ thuần dương, thuần âm thì sáng trong như ngọn nến.
  • Quan nhẹ, tỉ nặng (quan ít, tỉ nhiều) không làm vợ lẽ thì cũng làm tà thiếp.
  • Tứ trụ gặp hình, tuần không, quan, sát là người phải tái giá nhiều lần.
  • Tứ trụ quan quý quý nhiều, nếu không làm vợ lẽ thì cũng làm vũ nữ.
  • Trụ ngày kình dương gặp sát, nếu không làm vợ lẽ thì cũng là ni cô.
  • Trụ tháng nhiều thương quan nếu không làm nô tỳ thì cũng nhiều lần tái giá.
  • Quan tinh nhập mộ là chồng chết, tái giá. Tuế vận nhập đất tử tuyệt là tượng ly hôn.
  • Tỉ kiếp trùng trùng là tượng tranh cướp chồng.
  • Ân nhiều là đến già vẫn chưa có con; thương quan vượng là mất chồng sớm.
  • Thương quan nhiều nhưng lại không có tài ấn là khắc chồng và làm bại gia.
  • Ngày giồ tương hình là khắc chồng, khắc con.
  • Phu tinh mộ tuyệt là trùng hôn tái giá.
  • Nữ kỵ nhất là 1 kỷ 2 giáp, 1 ất 2 canh, 1 tân 2 bính, 1 đinh 2 nhâm, 1 quý 2 mậu.
  • Nữ gặp quan đế đều vượng là chủ về tượng vợ chồng làm tổn hại nhau, trùng hôn tái giá.
  • Mệnh nữ ngày sinh, năm sinh cùng một ngôi là khắc chồng tái giá.
  • Ngày, giờ có sao Hoa cái gặp ấn là người khó có chồng con.
  • Mệnh nữ gặp thương quan là không có phúc; không có tài, không có ấn là cô đơn, nghèo đói.
  • Không có tài, không có ấn thấu thương quan là làm người ở.
  • Nữ gặp tỉ kiếp nhiều là chồng tuyệt nghĩa với vợ.
  • Sát vượng mà gặp kho tàng thì chỉ làm vợ kế.
  • Quan tinh gặp thương không có ấn là tượng khắc chồng.
  • Trong trụ không có thực, quan là không có chồng.
  • Quan sát vượng quá lại không bị chế ngự là chồng không theo lời vợ.
  • Quan sát nhược quá còn bị xì hơi, tài tinh vô lực là chồng nhu nhược không làm được việc gì.
  • Chi ngày là thất sát, hoặc thất sát vượng, không bị kiềm chế là chồng hung bạo.
  • Ngày giờ thin tuất tương xung phải đề phòng chồng có ngoại tình.
  • Thân vượng mà không có quan sát là người háo sắc khắc chồng.
  • Mệnh nữ trụ ngày là giáp dần, mậu thân thì khắc chồng rất mạnh.
  • Mệnh nữ tài quá yếu thì khó giúp đỡ được chồng.
  • Mệnh nữ dương can thực thần nhiều là người hát xướng; âm can thực thần nhiều là người kỹ nữ.
  • Mệnh nữ trong Tứ trụ đinh gặp nhâm nhiều đó là ngưồi dâm loạn.
  • Phu tinh vượng, tử tinh suy, tất khắc con; tử tinh vượng, phu tinh suy, tất làm hại chồng.
  • Trong Tứ trụ chỉ có một phu tinh, hai tài tinh thì gọi là ngưồi tranh chồng; nếu chính tài vượng thiên tài suy thì mình làm vợ cả, người kia làm vợ lẽ, ngược lại là mình làm vợ lẽ.
  • Phu tinh không vượng lại còn bị khắc chế là người lấy chồng muộn, hoặc lấy chồng bất minh, lén lút.
  • Tham tài, làm hỏng ấn là người phụ nữ bất lương (tài nhiều, ấn ít).
  • Tài tinh nhiều là khắc chồng: thân ở vượng địa là giàu mà khắc chồng con.
  • Tứ trụ có quý nhân còn gặp trạch mã là người đẹp, phong lưu, khéo.
  • Người hợp quý nhiều thì ngưồi đẹp, đa tình, nhưng thấp hèn.
  • Đào hoa mờ, mộc dục rõ không làm người đi tu cũng là người ở chùa.
  • Tí, ngọ, mão, dậu đều có là ngưòi ham mê tửu sắc, hoang dâm. Dần, thân, tị, hợi đều có là người phụ nữ thông minh.
  • An tĩnh nhiêu là người đó không bị chết thì cũng có cảnh chia ly.
  • Mệnh nữ có quan tinh khi hành đến quan vận thì sẽ khắc chồng.
  • Trong Tứ trụ kim thanh, thủy lạnh là người khó lấy chồng.
  • Thổ táo, hỏa mạnh thì phòng không lạnh lẽo.
  • Quan nhiều, ấn nhiều là người cô đơn.
  • Tài suy, ấn tuyệt là lấy chồng sớm (tảo hôn).
  • Tứ trụ gặp tam hình, gặp quan quỷ là khắc con hại chồng.
  • Thủy tụ vượng là người con gái lẳng lơ.
  • Lục hợp cùng với tam hình là người hại chồng, làm bại gia nghiệp.
  • Phá tài, phá ấn là người khó lấy chồng.
  • Xung quan hợp thực (thần) thì hình phạt chồng, sống nương tựa vào con.
  • Quan tinh được lệnh mà gặp thượng là người làm ni cô.
  • Trụ ngày là kình dương lại gặp sát là người không làm vợ lẽ thì cũng đi tu.
  • Chỗ ngang vai trong lục thân mà lộ ra chị em tất có chuyên tranh chồng.
  • Trong Tứ trụ toàn tỉ kiếp, quan địa thì chắc chắn có chuyện tranh chồng.
  • Phu tinh vượng, quan tinh được lệnh, kiêu thần mạnh thì hại con.
  • Năm và ngày tương xung nhau thì không nên sinh đẻ.
  • Mệnh đào hoa là người phụ nữ rất dâm.
  • Thân vượng, quan tinh hung thì người đó không đi tu cũng làm nghề ca kĩ.
  • Thực thần gặp kiêu thần nhiều, can của năm sinh là thương quan, giờ là kình dương, hình xung khắc hại, lưu niên và các vận xung hợp kiêu thần, kình dương thì nhất định sinh đẻ khó khăn, trắc trở.
  • Phạm tam hình lục hợp, vong thần kiếp sát, cô thần quả tú là người sát chồng, khắc con.
  • Nữ gặp quan đế vượng là người còn trinh nguyên.
  • Quan tinh ngày sinh gặp tử tuyệt mộ địa là người phụ nữ khắc chồng.
  • Quan tinh gặp tuần không vong, ngày sinh vô khí là người không có chồng, nếu có thì cũng luôn luôn sợ chết chồng.
  • Kim thần gặp giáp là người khắc chồng.
  • Người trong Tứ trụ có thân tí thin lại gặp nhầm quý là người không tiết hạnh.
  • Người đào hoa gặp kiếp sát là người độc ác, dâm ô, phá hại gia nghiệp, trẻ thì làm nghề linh tinh, già thì cô đơn nghèo khổ.
  • Hàm trì và đại hao cùng cung với nhau là người độc ác, gian dâm.
  • Người gặp mão dậu nhiều là người hay sẩy thai, khắc con. Hay đau nhức về bệnh máu.
  • Phu tinh đắc địa là ngưòi nhiều con.
  • Nhật đóng ở thương quan là ngưòi hay chửi chồng. Người như thế nên lấy chồng già làm mẹ kế hoặc vợ lẽ.
  • Trong Tứ trụ tân là quan tinh, có sửu là phu (chồng) kho nếu gặp nhiều tân là người đã chết chồng.
  • Nữ gặp tí ngọ mão dậu là người theo trai làm vợ.
  • Nữ ngày giờ sinh gặp khôi canh là hại chồng khắc con.
  • Nữ mệnh thuỷ gặp thổ nhiều là người sống cô đơn.
  • Cung phu có khắc là lấy vợ muộn, cung thê có khắc là lấy chồng muộn.
  • Nữ phạm thương quan, nếu không lấy chồng xa thì sẽ khắc chồng, gặp xung khắc kiêu thần nếu không chia tay thì khó sống lâu.
  • Nữ phạm thương, thiên, ấn thì không lợi cho chồng con.
  • Quan sát nhiều mà không gặp tài là vợ không kính chồng, cướp quyển chồng.
  • Quan tuyệt, hưu tù là người cô đơn quả tú.
2. Ly hôn

Ví dụ 1. Khôn tạo

Tháng 3 năm 1984 ngưòi phụ nữ này nhờ đoán. Tôi xem trong Tứ trụ thấy kiêu thương tỉ kiếp đều có, lại còn thêm âm dương sai lệch, trụ ngày có khôi, canh, đại vận lại gặp khôi canh nên chắc chắn phải kết hôn hai lần. Năm ất tị 1965 đúng là thương quan gặp thương quan có hại, vì kỉ thổ quan tinh ở vượng địa, chồng khoẻ không đến mỗi chết cho nên đoán ly hôn. Quả nhiên đúng thế.

Ví dụ 2. Khôn tạo

Tứ trụ này thương quan hai rõ ba mờ, thương vượng nhiều, chắc chắn là khắc chồng. Quả nhiên năm 1975 cô đó ly hôn. Năm 1975 cô ta 41 tuổi, hành đại vận giáp tí, gặp lưu niên ất hợi, kiêu ấn đều vượng, đó là năm ly hôn, chính ứng câu: “Kiêu ấn trùng trùng là ngưòi phụ nữ tử biệt sinh ly”.

Ví dụ 3. Khôn tạo

Tháng 2 năm 1985 cô Mai nhờ tôi đoán. Xem trong Tứ trụ thấy thân ở đất đế vượng, thân vượng, kiêu ấn lại nhiều, kình dương nhiều chắc chắn là người phụ nữ khắc chồng, tái giá. Cho nên đoán: năm nhâm tí 1972 có ly hôn. Sự thực đúng thế. Ly hôn năm 1972 là vì đại vận nhâm dần, lưu niên là nhâm tí tỉểu vận là ngang vai, thân gặp đế vượng tất khắc chồng, lại kình dương trùng lặp với tuế quân. “Kình dương gặp tuế quân là đột nhiên hoạ đến”. Nếu không ly hôn thì nhất định gặp hoạ.

Ví dụ 4. Khôn tạo

Mùa thu năm 1985 cô Trương đến nhà nhờ đoán. Tôi thấy trong Tứ trụ thân vượng, sát vượng là vợ chồng xung khắc, cung phu sửu thổ là dậu sửu bán hợp, lục hợp với tí sửu là cuộc hôn nhân trước nóng sau lạnh, trước hợp sau tan. Nên năm 1972 ly hôn, năm 1978 ly hôn lần thứ hai.

Ly hôn năm nhâm tý 1972 là vì: đại vận đinh sửu ngang vai khắc chồng, lưu niên nhâm tý chính là hai sửu hợp với 2 tý, tức là chồng hợp với người khác. Năm 1978 lại ly hôn vì đại vận mậu dần là đất thương quan, lưu niên mậu ngọ là chỗ thương quan, “Thương quan vượng địa là người khắc chồng”.

Ví dụ 5. Khôn tạo

Tháng 11 năm 1988 khi tôi đang giảng bài ở Nam Kinh có một vị đại sứ nước ngoài nhờ tôi đoán vận cho ông ta và người nhà. Khi tôi sắp xếp Tứ trụ con gái của ông, thấy trong Tứ trụ tỉ kiếp rất nhiều, cung phu tương hình nên khắc chồng rất nặng. Do vậy đoán năm 1975 nhất định phải ly hôn. Quả đúng tháng 5 năm 1975 vừa lấy chồng thì tháng 7 đã ly hôn. Năm 1975 ly hôn là vì: trong Tứ trụ rất nhiều tỉ kiếp, điều đó ứng với câu “Tỉ kiếp trùng trùng là chồng không còn tình nghĩa với mình”.

Ví dụ 6. Khôn tạo

Tháng 7 năm 1987, tôi đến núi Phổ Đà là một thắng cảnh của Phật giáo có 1 nữ thanh niên biết tôi đã nhờ tôi đoán giúp. Tôi thấy trong Tứ trụ, tỉ, kiếp mỗi bên 1 nửa, cung chồng khắc thân đó là tượng người phụ nữ lấy chồng muộn nhưng lại sớm chia tay. Do đó tôi nói với cô ta: cô lấy chồng muộn, nhưng không suôn sẻ. Theo Tứ trụ của cô thì năm kết hôn cũng là năm ly hôn. Năm 1986 có tai hoạ đó, cô ta thừa nhận: đúng nhự thế!

Năm 1986 ly hôn là vì: gặp đúng đại vận bính thin, lưu niên bính dần là ấn thủ vượng địa cho nên có việc ly hôn. Đúng là “Tỉ kiếp trùng trùng là kết hôn 2 lần”. Trong hai ví dụ 4 và 5, tỉ kiếp rất nhiều, nhưng là hai cô ở hai nước khác nhau thế mà tai họa trong hôn nhân lại giống nhau nên có thể nói Tứ trụ dự đoán học đoán ở đâu cũng đúng.

Ví dụ 7. Khôn tạo

Đây là Tứ trụ của một diễn viên điện ảnh nổi tiếng của Trung Quổc, mùa xuân năm 1990 khi tôi ở Thượng Hải cô đã khẩn thiết nhờ tôi đoán. Tôi xem trong Tứ trụ không thấy có quan tinh, tức là “không phải là vợ lẽ thì cũng là vợ kế, nên ly hôn tái giá là điều chắc chắn”. Xem đại vận thấy gặp thương quan, lưu niên bính dần lại là lúc “thương quan gặp quan” nên khắc chồng, do đó tôi nói: năm 1986 có chuyện ly hôn, nếu không ly hôn thì chồng chết. Cô ta nói: năm 1986 đã ly hôn. Xem ra đó là điều may mắn vì đã cứu được một sinh mạng.

3. Mất chồng

Ví dụ 1. Khôn tạo

Mùa xuân năm 1984, một thầy thuốc nhờ tôi đoán. Trong Tứ trụ tỉ kiếp nhiều lại gặp đế vượng, phu tinh tí thuỷ lại gặp hưu tù, thương quan lại vượng, tức là phu tinh có khắc không có sinh nên chắc chắn là chết. Do đó tôi đoán chồng chết năm 1969 tức năm kỉ dậu thương quan. Thực tế đúng thế.

Ví dụ 2. Khôn tạo

Mùa đông năm 1986,một diễn viên kịch nói nổi tiếng của Trung Quốc đến nhà nhờ tôi đoán. Trong Tứ trụ của bà có: “Tứ trụ thuần âm là tượng khắc chồng tái giá”, “thực kiêu cũng gặp thương quan là nếu có chồng thì chồng chết”, nên tôi đã đoán: nếu chềng bà không chết năm 1970 thì chết năm 1971. Bà nói: đúng, chồng mất năm 1970. Chết năm 1970 là vì đúng với câu: “Kiêu ấn trùng lặp là người phụ nữ có tử biệt sinh li”.

Ví dụ 3. Khôn tạo

Tháng 1 năm 1986 có một phụ nữ thồng qua Lô Chí Tần nhờ tôi đoán vận. Tôi thấy trong Tứ trụ của bà, thương quan trùng lặp nhiều nên nói: cuộc đời của bà khổ nhất là việc hôn nhân không thuận, chồng mất liên tiếp, vừa tái giá lại tái giá. Năm 1984 lại vừa gặp nạn mất chồng. Bà ấy vừa khóc vừa nói: người chồng thứ nhất của tôi mất năm 1959, người thứ hai mất năm 1984.
Chồng mất năm 1984 là vì nguyên nhân: ba thương hội tụ ở vượng địa.

Ví dụ 4. Khôn tạo

Đầu năm 1984, có một người Hồ Bắc đến nhờ tôi đoán. Xem trong Tứ trụ thấy thực nhiều, kiêu mạnh, kiêu thực -đều có đó là thông tin chồng mất rất rõ. Hiện nay đại vận canh ngọ gặp đất kiêu, năm giáp tí 1984 là năm có 3 thực, 4 kiêu tranh đoạt thực rất kịch liệt, nên năm 1984 có tai hoạ mất chồng. Tôi đã bày cho cô ta cách giải, nhưng cô không làm theo. Về sau tháng 8 năm 1984 thì báo thấy có tang: ngày 3 thống 3 người chồng bỗng nhiên bị chết.

Ví dụ 5. Khôn tạo

Mùa xuân năm 1987 khi tôi lên Bắc Kinh gặp một người phụ nữ có chức vụ khá cao đã nhờ tôi đoán vận với thái độ xem thường việc đoán. Tôi thấy bà rất tự phụ,’Vấn không muốn đoán nhưng để muôn chứng minh rằng Chu dịch dự đoán học và Tứ trụ dự đoán học là có cơ sở, nên tôi cũng sắp xếp Tứ trụ và đoán luôn. Vừa vào đầu đã nói đứng yếu điểm của bà ta: năm 1974 bà bị chết chồng. Nghe xong bà ta rất phục. Đại vận của bà ta là Giáp dần, lưu niên cũng là giáp dần, là tam quan cùng tương ngộ, hội tụ, tức ứng với câu “Nữ có quan tinh lại gặp quan vận, tất sẽ khắc chổng”.

Ví dụ 6. Khôn tạo

Tháng 5 năm 1991 khi tôi ở Băng Cốc- Thái Lan có một bà họ Từ là đại thương nhân, tuy tuổi đã quá 60 nhưng tinh thần vẫn rất sung mãn, cười nói hoạt bát có duyên, tiếp khách nhiệt tình, cởi mở. Bà ấy đã đưa Tứ trụ ra nhờ tôi đoán.’Xem xong Tứ trụ tôi nối luôn: Tứ trụ của bà không cố quan tinh là suất đời tự do thoải mái, đi về một minh. Trong hôn nhân bà trước hết là tỳ thiếp sau. mới làm vợ. Năm 1969 thì mất chồng. Bây giờ giàu có và quyền thế đã ràng buộc bà. Nghe xong bà liền giơ ngón tay cái: Thầy Thiệu là người thần, đoán đúng hết. về hôn nhân thì bà là người vợ thứ 3 và chồng đã mất năm 1969. Chồng mất năm kỷ dậu (1969) là vì: kiêu, ấn đều vượng lại gặp tuế vận, lại còn gặp kiêu thần. Điều đỗ ứng với câu: “Tứ trụ không có quan tinh không làm vợ lẽ thì cũng làm mẹ kế’.

Mục 2 và mục 3 ở trên đều nói về những tiêu chí thông tin vả cấc sự việc khắc vợ, khắc chồng Họa khắc vợ khắc chổng là điều mọi người rất quan tâm. Nhưng tai họa đó có thể hóa giải được không? Điếu đó phải xem hoàn cảnh cụ thể của người ấy, cố người hóa giải được, có người không. Ví dụ về ly hôn mà nói, ai cũng hy vọng không xảy ra việc đó và xem nó như là một tai họa trong đời người, nhưng thực tế có lúc ly hôn lại cũng không phải hoàn toàn là xấu. Vì hai vợ chồng khí âm dương ngũ hành bất hòa từ lúc khắc nhau phát triển đến giai đoạn đối kháng, trọng thời gian đó hai vợ chồng ngoài những lúc bực tức, tranh cãi, đánh nhau, làm việc gì cũng không thành, tuy rằng việc ly hôn còn do nhiều nguyên nhân gây ra nữa nhưng cũng ít thấy việc ly hôn lại do cãi nhau, mà điều chủ yếu là do sự đối kháng của khí âm dương bất hòa nên cuối cùng dẫn đến hôn nhân tan vỡ. Cuộc hôn nhân bất hòa có trường hợp sức khắc mạnh mẽ, nếu không ly hôn thì một bên sẽ chết, tuy nhiên cái chết đó là do nguyên nhân bên ngoài hoặc bệnh tật gây đến, nhưng thực chất là do mệnh vận tác động sai khiến. Cho nên có những cuộc ly hôn không những cứu được một mạng người mà sau khi ly hôn mỗi ngưòi đều tìm thây những người bạn tương, sinh, tương hợp với mình, làm cho hai khí âm dương trong cơ thể được cân bằng, tình cảm thoải mái, thúc đẩy sự nghiệp phát triển, có công hiến cho xã hội.

Trong vấn đề ly hôn không phải hai bên đều tự nguyện mà thường một bên hay nói có chết cũng không ly hôn. Đối với các trường hợp như thế có thể tìm cách hóa giải để giải họa. Ví dụ tôi đã dùng phương pháp giải cứu cho nhiều cuộc ly hôn có hiệu quả tốt. Dưới đây cử vài ví dụ.

Càn tạo:

Tháng 3 năm 1985, gặp một trường hợp đòi ly hôn nhau, thòi gian khá dài. Lãnh đạo và bạn bè đã khuyên hết lòi, nói: ông đã hơn 50 tuổi, con cháu đều có, đòi ly hôn không sợ người đời cười hay sao. Nhưng ông ta vẫn một mực không nghe. Cuối cùng ông ta nghe người khác khuyên đến nhờ tôi hóa giải.

Tôi xem trong Tứ trụ ông ta thấy ngang vai nhiều, kình dương lại gặp vượng địa, nhật nguyên là mậu dần, năm và lệnh tháng xung khắc thê tinh rất nặng. Trên Bát quái thông tin khắc vợ cũng rất rõ nên từ rất sớm đã ly hôn 1 lần. Lần ly hôn thứ hai sẽ xảy ra vào năm bính dần – (1986) là không nghi ngò gì nữa.

Nhưng tôi thấy sự khắc vợ của ông ta tuy hung nhưng có thể hóa giải được và đã bày cho ông ta cách giải. Kết quả người chồng càng bình tĩnh và cuối cùng quan hệ vợ chồng tốt dần. Bạn bè người quen ai cũng rất ca ngợi.

Còn có một biện pháp đơn giản nữa: nếu vợ chồng đòi ly hôn thì tạm thời ly thân ở riêng ra, sau một thời gian vận khắc nói chung dài từ 5 đến 10 năm, vượt qua vận đó là sẽ tránh được họa.

IV. BẢNG CHỌN NĂM PHỐI HÔN TỐT NHẤT CỦA NAM NỮ

Cho dù vạn vật và các sự việc trên thế gian vô cùng phức tạp, nhưng nếu quy về khí thì chỉ có hai khí âm dương, quy về chất thì chỉ có 5 loại: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Do đó âm dương ngũ hành khống những là các vật chất cơ bản cấu tạo thành thế giối mà côn là nguyên nhân căn bản của sự tồn tại, phát triển, hưng vượng, suy bại của vạn vật.

Sự hưng vượng và suy bại của vạn vật, vạn việc trong thế gian đều là do sự sinh khắc chế hóa của âm dương ngũ hành gây ra. Con người cũng không ngoài quy luật đó, tức cũng có kim mộc thuỷ hoả thổ. Cho nên con người cũng phải theo quy luật sinh khắc chế hoả cửa âm dương ngũ hành.

Nam là dương, nữ là âm, nam nữ đều có 5 loại mệnh là kim, mộc, thuỷ, hỏa, thổ. Do đó sự hôn nhân của nam nữ thực chất là kết quả tương sinh tương hợp của âm dương, ngũ hành. Từ những ví dụ ở phần trên trong sách này, ta có thể thấy rõ, vì sao có những cặp vợ chồng ái ân đằm thắm, bách niên giai lão; nhưng cũng có những cặp vợ chồng ban đầu tình sâu nghĩa nặng, đến giữa chừng lại bị chia lìa; vì sao có những cặp vợ chồng trước hợp sau tan, trước yêu nhau sau trở nên thù địch, tuyệt tình, tuyệt nghĩa. Đó tất cả đều là kết quả tất yếu của sự sinh khắc trong hôn nhân của âm dương ngũ hành.

Tổ tiên chúng ta dể làm cho cuộc sông của mọi ngưòi được hạnh phúc, trong việc hôn nhân nam nữ đã có những nghiên cứu sâu sắc và đưa ra những cống hiến to lớn. Sau khi Kinh dịch ra đời người xưa đã dùng Bát quái để dự đoán hôn nhân tốt hay xấu. Sau khi thiên can địa chi được đưa vào Tứ trụ để dự đoán và 12 con vật cầm tinh được phát hiện thì sự nghiên cứu về hồn nhân càng đạt được kết quả nhiều hơn và để lại những di sản văn hóa quý báu cho đời sau. Sự nghiên cứu đó đại để được chia làm ba loại: Thứ nhất là theo âm dương ngũ hành lấy năm mệnh tương sinh tương khắc làm chính. Ví dụ: nam mệnh kim, nữ mệnh thổ vì thổ kim tương sinh cho nên phối hôn là tốt. Thứ hai là lấy 8 chữ của nam nữ hợp nhau để cân bằng ngũ hành. Ví dụ: Tứ trụ của nữ, thương quan nhiều thì nên phôi với nam Tứ trụ tỷ kiếp nhiều để đề phòng nữ

khắc Dâm. Cho nên đời xưa khi đính hôn thường phải hợp Tứ trụ là có căn cứ khoa học. Thứ ba là: theo 12 con vật cầm tinh tương hợp với nhau để tiến hành phôi hôn. Nếu những con vật cẩm tinh đó xung hại bất hòa với nhau thì không thể phối hôn. Ví dụ trong sách: “Vạn bảo ngọc hạp kí kim thư” có ghi lại câu ca không lợi cho kết hôn như sau: “Xưa nay bạch mã sợ thanh ngưu, dê chuột gặp phải thì xấu ngay. Rắn gặp mãnh hổ như bị dao cắt đứt, lợn gặp khỉ thì không lâu dài. Rồng gặp thỏ thì nửa chừng đứt gánh, gà gập chó thì nước mắt chảy quanh”.

Những phương pháp phổi hôn như thế vào thời đó đã có một tác dụng to lớn để làm cho các cuộc hôn nhân được mỹ mãn, xây dựng một gia đình hạnh phúc. Đó là những giá trị rất thiết thực của thành quả nghiên cứu về phương pháp phôi hôn nam nữ mà cho đến ngày nay vẫn còn được coi trọng.

VI sự phôi hợp nam nữ có tính khoa học rất sâu sắc và huyền diệu, nhưng do xã hội không coi trọng nó, không nghiên cứu cho nên vấn đề phôi hôn nam nữ đã không được giải quyết tốt đẹp.
Mặt khác còn vì trong phôi hôn người ta không làm theo khoa học hoặc chỉ dựa vào cảm tính bồng bột nên đã dẫn đến bi kịch khắc vợ chồng không những gây ra thảm kịch vì hôn nhân mà tỉ lệ li hôn ngày càng cao. Tôi trong nhiều dự đoán về hôn nhân đã, phát hiện thấy khoảng 80% các cuộc hôn nhân đều không suôn sẻ.

Chết vì hôn nhân và ly hôn đã tạo nên sự tan nát gia đình và do đó đã đem đến cho xã hội một loạt vấn đề nan giải, làm cho Nhà nước phải chú ý đến những mặt có liên quan đến hôn nhân và cũng dẫn đến sự lo lắng cũng như sự thận trọng cửa xã hội đối với hôn nhân. Ví dụ: các chuyên gia ở Nhật Bản và Xingapo đều tích cực tìm kiếm những biện pháp để giải quyết về mặt này. Một số chuyên gia Nhật Bản cho rằng nam nữ phối hôn về tuổi tác nên chênh nhau khoảng 15 tuổi là tốt, tức nam cao tuổi hơn nữ.

Trong vấn để hôn nhân, qua thòi gian dài quan sát và nghiên cứu tôi phát hiện thấy tuy chết do hôn nhân hoặc ly hôn có rất nhiều nguyên nhân, nhưng không hoàn toàn là do mệnh năm tương khắc tương hình nhau, hoặc các cầm tinh con vật tương hại nhau mà mệnh năm tương sinh, cầm tỉnh tương hợp cũng vẫn có sự khắc vợ khắc chồng. Nam nữ phạm khắc chiếm tỷ lệ lớn nhất là do hung thần ác sát trong Tứ trụ và can chi trụ năm của vợ chồng phạm thiên khắc, địa xung là chính.

Qua thực tiễn tôi cũng phát hiện những cặp vợ chồng tương thân tương ái với nhau từ đầu đến cuối hoặc giữa họ có sự tranh cãi lẫn nhau nhưng vẫn chung sống với nhau đến già (đòi xưa cho rằng sau 60 tuổi mà hôn nhân tan vỡ thì không phải là khắc hại nữa), trong đó chủ yếu nhất và cũng là điều quan trọng nhất chính là trụ năm của vợ chồng tương sinh, tương hợp. Thiên hợp địa hợp thì không còn sợ mệnh năm tương khắc hoặc cầm tinh tương hình, hoặc trong Tứ trụ có hung sát.

Vì sao trụ năm của hai vợ chồng tương sinh tương hợp thì không sợ khắc hoặc xung khắc đối kháng. Đó là vì trụ năm là cơ bản, là rễ của hai cây đã tương sinh tương hợp thì tất nhiên gốc rễ của cây ổn (tịnh vững chắc, không dễ chia ly, không sợ khắc hại. Ngược lại, nếu trụ năm của vợ chồng phạm thiên khắc địa xung thì cho dù mệnh năm tương sinh, trong Tữ trụ sát tinh tuy ít nhưng xà rễ cây đã bị tổn thất, tất nhiên là rễ khô, cây chết, dẫn đến bi kịch hôn nhân. Để nói rõ trụ năm tương sinh, thiên hợp địa hợp thì không sợ khắc hại, dưới đây xin cử mấy ví dụ làm chứng.

Ví dụ 1. Càn tạo

Khôn tạo: Giáp dần.

Càn tạo quý thuỷ thương quan ở đất trường sinh, thực thần xuất hiện hai lần (thực nhiều là thương), can chi trụ ngày giống nhau là khắc vợ rất nặng. Nhưng vì trụ năm vợ chồng tương sinh cho nên vợ chồng trường thọ mãi đến nay vẫn còn mạnh khoẻ.

Ví dụ 2. Càn tạo

Khôn tạo: ất dậu Càn tạo thê tinh ở mộ địa mà bị khắc, ngày giờ tương xung nhau đó là tượng khắc vợ, phải lấy vợ lân thứ 2. Nhưng vì trụ nàm của vợ chồng thiên địa tương sinh tương hợp nên vợ chồng vẫn ối ân đằm thắm.

Ví du 3. Càn tạo

Khôn tạo: ất dậu Tháng 10 năm 1991 khi tôi ở Chu Hải – Quảng Đông có ông Lý là cán bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật đã có những công trình đáng kể đến nhờ tôi đoán. Tôi thấy trong Tứ trụ thương ‘quan nhiều, nhật nguyên là giáp tuất khắc vợ rất nặng, đó là dấu hiệu của người khắc vợ, lấy vợ lần thứ hai. Năm ông 40 tuổi gặp đại vận là thin, năm 1988 lưu niên cũng là thin cùng với các thin trong Tứ trụ tạo thành 3 thin xung 1 tuất, xung đúng vào ngôi vợ. Do đó năm 1988 sẽ có tai họa nếu không ly hôn thì chết. Nhưng vì vợ sinh năm ất dậu, trụ năm của hai người là thiên can hợp nhau, địa chi cũng hợp nhau, gốc rễ bền vững không thể phá nổi, cho nên hai V) Ợ chồng qua những biến động của xã hội vẫn ý đầu tâm hợp, cuộc sống mỹ mãn.

Trên kia đã nói đến trụ năm cửa năm sinh hai vợ chồng phạm thiên khắc địa xung tức là gốc bị thương tổn thì cho dù mệnh nàm của vợ chồng tương sinh, nếu trong Tứ trụ không có cát tinh cứu trợ, cũng không tìm được cách hóa giải thì khi mệnh nam qua tuổi 54, người nhẹ thì ly hôn hoặc vì bị bệnh mà tàn phế, người nặng thì sẽ chết.

Khi mệnh nam nữ ở tuổi chẵn 54 đều là cửa ải của sự sinh tử. Điều đó chủ yếu là trụ năm của năm sinh ở thời điểm 54 tuổi cùng với lưu niên phạm thiên khắc địa xung, làm hại thái tuế của năm đó. Đặc biệt là mệnh nam nếu trụ năm phạm thiên khắc địa xung với vợ thì năm 54 tuổi rất khó vượt qua. Năm 54 tuổi lại cũng đúng là năm bản mệnh của vợ cho nên về phía nữ phần nhiều là năm dễ bị chồng chết.

Có những cặp vợ chồng trụ năm phạm thiên khắc địa xung, chồng lúc 54 tuổi tuy không chết nhưng vì bệnh tật hoặc tai nạn mà tàn phế, nhưng đến năm 60 tuổi gặp năm bản mệnh của mình còn vợ lúc đó 54 tuổi vừa đúng phạm thiên khắc địa xung với lưu niên khắc hại thái tuế. Do đó chồng mất.

Dưới đây đơn cử mấy ví dụ để chứng minh.

Ví dụ 1: Càn tạo: sinh năm Canh ngọ, 54 tuổi gặp năm Giáp tí bị bệnh.

Khôn tạo: sinh năm bính tý 54 tuổi là năm mệnh, mất chồng.

Ví dụ 2: Càn tạo: sinh năm tân mùi, 54 tuổi gặp năm ất sửu bị bệnh.

Khôn tạo: sinh năm Đinh sửu, năm 48 tuổi, gặp năm mệnh, mất chồng.

Ví dụ 3: Càn tạo: sinh năm Mậu dần, năm 54 tuổi gặp năm nhâm thân, bị bệnh.

Khôn tạo: sinh năm giáp thân, năm 48 tuổi gặp năm mệnh mất chồng.

Ví dụ 4: Càn tạo: sinh năm Mâu dần, năm 54 tuổi gặp năm nhâm thân bị bệnh tàn phế.

Khôn tạo: sinh năm giáp thân, năm 48 tuổi gặp năm mệnh chồng tàn phế.

Ví dụ 5: Càn tạo: sinh năm Đinh sửu, năm 54 tuổi gặp năm tân mùi, bị bệnh tàn phế.

Khôn tạo: sinh năm quý mùi, năm 48 tuổi gặp năm mệnh chồng tàn phế.

Ví dụ 6: Càn tạo: sinh ‘năm Bính tý, năm 54 tuổi gặp năm canh ngọ, đầu năm ly hôn.

Khôn tạo: sinh năm Nhâm ngọ, năm 48 tuổi gặp năm mệnh, ly hôn.

Ví dụ cuối cùng này vì năm 1987 đã dự đoán mệnh nam năm Canh ngọ 1990 nếu không ly hôn thì sẽ chết, không chết thì vì bị bệnh mà tàn phế. Do đoán trước nên đã tìm cách hóa giải nên cả hai vợ chồng đều bình yên, vượt qua năm canh ngọ, từ hung trở thành cát, về sau danh lợi đều đạt được cho đến nay vẫn mạnh khoẻ. Ví dụ này chứng tỏ một khi đã đoán được tai hoạ nếu tìm cách hóa giải có thể vượt qua.

Đối với những cặp vợ chồng trụ năm không phạm thiên khắc địa xung thì khi nam nữ đến tuổi 54, nếu Tứ trụ của mình tổ hợp tốt bản thân mình không bị bệnh hoặc không bị tai hoạ thì người thân trong nhà tất nhiên sẽ gặp trắc trở khó khăn hoặc gặp những việc không thuận. Nếu tổ hợp Tứ trụ của mình không tốt thì nhất định mình sẽ bị bệnh hoặc gặp trắc trở nào đó.

Ví dụ: Một ông họ Tôn người ở Nam Kinh, năm quý hợi 1983 đúng năm 54 tuổi vì bệnh phải trải qua đại phẫu thuật, về sau mất năm kỷ tị.

BẢNG NĂM HÔN PHỐI CỦA NAM NỮ

Giải thích: Bảng này lấy lớn phôi nhỏ tức mệnh nam nên phối với mệnh nữ.

Ví dụ: Mệnh nam sinh năm Quý sửu nên phôi với mệnh nữ sinh năm Canh thân, Tân dậu, Giáp tí. Nếu mệnh nữ sinh năm Quý sửu thì phải tìm năm sinh trong cột mệnh nữ để tra ra mệnh nam nên phối trong cột mệnh nam. Ví dụ: mệnh nữ Quý sửu thì nên phối hôn với mệnh nam sinh năm Ất tị hoặc Mậu thân. Đặc điểm chủ yếu của bảng này là lấy trụ năm của nam nữ tương sinh tương hợp làm chính chứ không đòi hỏi mệnh của nam nữ tương sinh. Nếu trụ năm của hai bên tương sinh tương hợp, mệnh năm lại tương sinh thì tất nhiên càng tốt.

Ví dụ: nam Giáp tuất phối với nữ Kỷ mão là trụ năm thiên địa tương hợp lại còn thêm 1 người mệnh hỏa, 1 người mệnh thổ tức mệnh năm tương sinh cho nhau.

Bảng năm phôi hôn của nam nữ đồng thời bảo đảm trụ năm tương sinh tương hợp còn cố gắng tránh điều kiêng kỵ của 12 cầm tinh tương hại lẫn nhau và chi năm tương hình lẫn nhau. Có những trường hợp tuy chỉ năm tương hình lẫn nhau như thin dậu thuộc về tương hình nhưng với hai người mà nói là trong hợp có sinh nên lấy hợp làm chính.

Trong bảng này tuổi của nam nữ cách nhau ít nhất là 1 tuổi, cách nhau xa nhất là 15 tuổi, đặc biệt là nam sinh năm hợi chỉ có tương sinh tương hợp với nữ Tứ trụ năm nhỏ hơn 15 tuổi. Gặp trường hợp như thế nếu không tìm được vẫn có thể làm theo cách cổ xưa là mệnh năm nam nữ tương sinh để phối hôn.

Bảng năm phối hôn nam nữ là năm sinh phôi hôn nam nữ tốt nhất, lý tưởng nhất, là lấy theo đề phòng khắc chồng khắc vợ làm mục tiêu chính. Bên cạnh đó những phương pháp phối hôn theo cách cổ đại vẫn có thể dùng được. Nói như thế nghĩa là chọn cách phối hôn theo bảng này cũng được hoặc theo cách cổ cũng được, bạn có thể tùy ý chọn.

Bảng này là lấy 60 năm làm 1 vòng để phối hôn. Khi sử dụng có thể tra bảng nạp âm 60 hoa giáp ở tiết 1 chương 5 sách này. Để tiện cho độc giả ở đây chỉ trích can chi từ năm 1941 đến năm 2000. Thời gian ngoài khoảng đó bạn đọc có thể tra cứu để suy ra.

V. DỰ ĐOÁN PHƯƠNG PHỐI HÔN

Gia đình là tế bào của xã hội. Vấn đề phối hôn của nam nữ không những là điều kiện quan trọng để cấu tạo thành gia đình mà còn là nguồn gốc để xã hội dựa vào đó tồn tại và phát triển. Cho nên trong “Quái tự” có câu: “Có tròi đất sau đó mới có vạn vật có vạn vật sau đó mới có nam nữ, có nam nữ sau đó mới có vợ chồng, có vợ chồng, sau đó mới có cha con, có cha con sau đó mới có vua tôi, có vua tôi sau đó mới có thiên hạ, có thiên hạ sau đó mới có lễ nghĩa, v.v..”. Con người là cái quý nhất trong thế gian, con người là chủ thể của xã hội, mà người lại là sản vật của “sự phôi nam nữ”. Cho nên vấn đề hôn nhân nam nữ không những là việc lớn trong đời sống cá nhân, mà còn là việc lớn mang tính chất xã hội. xử lý được tốt, đối với cá nhân, đối với gia đình, đôì với xã hội, đôì với sự giáo dục con cái đều có lợi. Ngược lại thì gia đình và cá nhân sẽ mang lấy những rủi ro, bất hạnh, đặc biệt là sự thương tổn tâm linh của con cái, không có gì có thể bù đắp được; đồng thời cũng đưa lại cho xã hội rất nhiều phiền phức. Do đó vấn đề hôn nhân cũng là một trong những đề tài quan trọng của nghiên cứu xã hội học.

Từ trong Chu dịch có thể thấy tổ tiên ta từ rất sớm đã nghiên cứu và coi trọng vấn đề hôn nhân. Có rất nhiều quẻ đã bàn về hôn nhân, nếu nam nữ hôn phối hợp cách thì trưởng nam phối trưởng nữ, trung nam phối trung nữ, thiếu nam phốỉ với thiếu nữ. “Hai khí cảm ứng phải tương đương” mới tốt. Tức là nói, cuộc hôn nhân mỹ mãn tốt đẹp phải là hai khí âm dương cùng kết hợp mới có thể bách niên giai lão. Như quả “hàm” là nam nữ chính phối.

Quẻ “Cấu” của “Chu dịch” có “vật dụng thủ nữ”, quẻ “Tiểu súc” có “phu thê phản mục” là vì lão nam phối với trưởng nữ, vừa không chính phối lại vừa hai khí âm dương tương khắc nhau. Cho nên phát sinh “phu thê phản mục”.

Trên đây là từ sự tương hợp của hai khí âm dương để bàn về hôn nhân. Hôn nhân là vấn đề phức tạp, trong đó có cả yếu tố tâm lý – xã hội, V.V.. Trong “Chu dịch nói một cách giản dị theo sự tương sinh tương khắc của vận năm, theo thuộc tướng, theo tổ hợp Tứ trụ. Tôi trong nghiên cứu phát hiện thấy, trong kết hôn nam nữ còn có vấn đề phương hướng. Tức là trong hôn nhân, nam nữ mỗi người đều có một phương hướng cố định. Nếu phương hướng kết hôn của hai bên thông nhất với nhau thì đó là một trong những nguyên nhân quan trọng để bảo đảm chung sống đến đầu bạc răng long. Nếu phương hướng không đúng thì thứ nhất, khi nói đến yêu đương khó chấp nhận nhau, thứ hai nếu có kết hôn đi nữa cũng không có lợi. Hậu quả là, nếu nhẹ thì bất hòa, nặng ra không ly hôn thì thiệt hại khôn lường, rất khó lâu dài. Năm 1984 tôi CÓ làm thống kê, trong 100 người, 94 người phương phối hôn đúng, 6 người không đúng. Trong số’ phôi hôn sai phương hướng có 4 người chết, 2 người ly hôn.

Tháng 12 năm 1987, trong cuộc Hội thảo học thuật “Chu dịch” quốc tế, có tám vị chuyên gia nhờ tôi làm cuộc thử nghiêm ngay tại trận về việc đoán phương kết hôn, trong đó có bảy người phương hướng đúng, chỉ có một người phương hướng kết hôn sai. Vị chuyên gia phương hướng kết hôn sai hỏi tôi: “Ngài dùng phương pháp gì để chứng minh là phương hướng kết hôn của tôi sai, hay ngài đoán sai”. Tôi nói: “Nếu hai vợ chồng ngài rất hòa thuận thì tôi đoán sai, ngược lại là tôi đoán đúng, còn phương hướng kết hôn của ngài sai”. Ngay tại đó ông ta nói: “Đúng, chúng tôi từ kết hôn đến nay luôn bất hòa, hầu như ba ngày thì có đến hai lần cãi nhau. Ngài đoán rất đúng, phương pháp này đáng được nghiên cứu, mỏ rộng”.

Dự đoán phương hướng kết hôn là lấy nguyên quán của mình làm tâm, đối phương cũng lấy nguyên quán của họ làm tâm. Sau đó căn cứ ngày, tháng sinh theo âm lịch của mình, rồi theo hình bát quái, lấy tháng sinh làm ngày mồng một, đếm thuận theo sô’ cho đến ngày sinh.

Nếu dừng lại ở mão thì phương kết hôn nằm trên trục đông- tây, dừng ở thân thì phương kết hôn nằm trên trục đông bắc – tây nam… Cho nên khi tìm đối tượng yêu thì tìm người theo trục đó, nếu sai hướng thì không tìm hiểu, nếu tìm hiểu được kết quả cũng không tốt?

Dưới đây cử hai ví dụ.

1. Người sinh ngày 23 tháng 11 năm 1936, kết hôn theo phương nào?

Tháng 11 là tháng tí, ở phương bắc, từ tí đếm là ngày 1, sửu 2, dần 3, mão 4… đến ngày 23 là tuất. Tuất thuộc phương tây bắc, đôì lại với nó là phương đông nam. Cho nên phương hướng kết hôn của người đó nằm trên trục Tây bắc – Đông nam.

2. Người sinh ngày 6 tháng 6 năm 1920, kết hôn theo phương nào?

Tháng 6 là tháng mùi, ở phương tây nam. Bắt đầu từ mùi đếm mồng một, thân 2, dậu 3, tuất 4, hợi 5, tí 6. Tí thuộc phương bắc, đối lại bắc là nam. Vậy người đó kết hôn theo hướng bắc – nam. Khi dự đoán, nếu không có hình Bát quái, có thể dựa vào bàn tay để tính

Về hôn nhân có tính phương hướng và cách dự đoán nó, tôi đã tra cứu rất nhiều sách có liên quan với bát quái và những sách về “Mệnh học” nhưng chưa tìm thấy sách nào bàn đến. Phương pháp này là do tôi nghiên cứu thực tế tìm ra và đã giúp cho rất nhiều thanh niên cũng như những “gia đình khó khăn” xây dựng được gia đình hạnh phúc và phần nhiều sinh được con tốt. Với phương pháp này, chỉ cán biết thời gian sinh chuẩn là đoán được. Nhưng có một vấn đề còn đang nghiên cứụ là trên trục đó nhưng ở hướng nào (hay phía nào) thì chưa khẳng định được, Hoặc cự ly chỗ ở xa bao nhiêu cũng chưa được giải quyết. Hai vấn đế này còn chờ thực tiễn nghiên cứu trả lời.

Để dễ tra cứu, tôi đã lập thành bảng ngày, tháng, căn cứ ngày tháng sinh của bản thân để tra bảng thì sẽ tìm ra phương kết hôn trên trục nào. Bàn về tình yêu, tuy phương hướng đúng, nhưng không phải chỉ cần thế là đủ mà còn các yếu tơ khác nữa. Song nếu kết hôn thì nên đúng phương hướng. Bảng này không những đã đưa ra con đường ngắn, hiệu quả cho nhiều nam nữ thanh niên mà cũng giúp các gia đình tránh được những phiền phức về sau.

BẢNG PHƯƠNG HƯỚNG NGÀY VÀ THÁNG SINH.

1. Phương Đông bắc – Tây nam

2. Phương Đông – Tây

3. Phương Bắc – Nam

4. Phương Tây bắc – Đông nam

Các từ tiếng Trung thường dùng trong Tử Vi Đẩu Số

Tử Vi Đẩu Số Purple Star Zi Wei Dou Shu 紫微斗数
MỆNH LIFE MING 命
THÂN SELF SHEN 身
PHỤ-MẪU PARENTS Fu Mu 父母
PHÚC-ĐỨC FORTUNE Fu De 福德
ĐIỀN-TRẠCH PROPERTY Tian Zhai 田宅
QUAN-LỘC CAREER Guan Lu 官禄
NÔ-BỘC FRIENDS Pu Yi 仆役
THIÊN-DI TRAVEL Qian Yi 迁移
TẬT-ÁCH HEALTH Ji E 疾厄
TÀI-BẠCH WEALTH Cai Ang 财昂
TỬ-TỨC CHILDREN Zi Nv 子女
PHU-THÊ (PHỐI) SPOUSE Fu Qi 夫妻
HUYNH-ĐỆ (BÀO) SIBLINGS Xiong Di 兄弟

TỬ-VI EMPEROR Zi Wei 紫微
THIÊN PHỦ TREASURY Tian Fu 天府
VŨ KHÚC FINANCE Wu Qu 武曲
THIÊN TƯỚNG GENERAL Tian Xiang 天相
THẤT SÁT POWER Qi Sha 七殺
PHÁ QUÂN DESTRUCTION Po Jun 破軍
LIÊM TRINH WICKED Lian Zhen 廉貞
THAM LANG FLIRTING Tan Lang 貪狼
CỰ MÔN GLOOMY Ju Men 巨門
THÁI DƯƠNG SUN Tai Yang 太陽
THÁI ÂM MOON Tai Yin 太陰
THIÊN CƠ MERCY Tian Ji 天機
THIÊN ĐỒNG HEDONIST Tian Tong 天同
THIÊN LƯƠNG BLESSING Tian Liang 天樑

Jian Feng (剑锋) Kiếm Phong

Fu Shi (伏尸) Phục Thi

Ân-Quang Supportive En Guang 恩光
Bạch-Hổ White Tiger Bai Hu 白虎
Bác-Sĩ Cleverness Bo Shi 博士
Bát-Tọa Eight-Seats Ba Zuo 八座
Bệnh Sickness Bing 病
Bệnh-Phù Disease Bing Fu 病符
Cô-Thần Lonely Gu Chen 孤辰
Đại-Hao Corrode Da Hao 耗
Đà-La Jealousy Tuo Luo 陀羅
Đào-Hoa Flower Xian Chi 咸池
Đẩu-Quân Solitary Dou Jun
Đế-Vượng Pinnacle Di Wang 帝旺
Địa-Giải Reharmonize Di Giai
Địa-Không Misfortune Di Kong 地空
Địa-Kiếp Robbery Di Jie 地劫
Địa-Võng Receptacle Dia Vong
Điếu-Khách Ominous Diao ke 弔客
Dưỡng Development Yang 养
Đường-Phù Building Jiang Xing 將星
Giải-Thần Reconcilation-God Giai Than
Hỉ-Thần Joy-God Xi Shen 喜神
Hoa-Cái Proud Hua Gai 華蓋
Hóa-Khoa Fame Hua Ke 化科
Hóa-Kỵ Annoyance Hua Ji 化忌
Hóa-Lộc Prosperity Hua Lu 化禄
Hóa-Quyền Authority Hua Quan 化權
Hỏa-Tinh Fiery Huo Xing 火星
Hồng-Loan Wedding Hong Luan 紅鸞
Hữu-Bật Right Deputy You Bi 右弼
Kiếp-Sát Crusher Yin Sha 阴煞
Kình-Dương Torture Qing Yang 擎羊
Lâm-Quan Appointed Lin Guan 临官
Linh-Tinh Siren Ling Xing 鈴星
Lộc-Tồn Wealthy Lu Cun 禄存
Long-Đức Dragon-Virtue Long De 龍德
Long-Trì Flying-Dragon Long Chi 龙池
Lực-Sĩ Athletic Li Shi 力士
Lưu-Hà Move Sui Ri 歲馹
Lưu-Niên-Văn-Tinh Studies Luu Nien
Mộ Burial Mu 墓
Mộc-Dục Puberty Mu Yu 沐浴
Nguyệt-Đức Moral Yue Sha 月德
Phá-Toái Damage Po Sui 破碎
Phi-Liêm Separation Fei Lian 飞廉
Phong-Cáo Banner Feng Gao 封誥
Phục-Binh Ambush Fu Bing 伏兵
Phúc-Đức Felicity Phuc Duc
Phượng-Các Phoenix Feng Ge 风阁
Quan-Đới Maturity Guan Dai 冠带
Quan-Phù Authority Guan Fu 官府
Quan-Phủ Justice Guan Fui
Quả-Tú Widow Gua Su 寡宿
Quốc-Ấn Seal Pan An 攀鞍
Suy Fading Shuai 衰
Tam-Thai Third-Rank San Tai 三台
Tang-Môn Mourning Sang Men 孝服
Tả-Phù Left-Deputy Zuo Fu 左輔
Tấu-Thơ Scholar Zou Shu 奏书
Thai Conception Tai 胎
Thai-Phụ Enigma Tai Fu 台輔
Thái-Tuế Jupiter Tai Sui
Thanh-Long Green-Dragon Qing Long 青龙
Thiên-Đức Heaven-Virtue Tian De 天德
Thiên-Giải Reconcile Tian Cai 天才
Thiên-Hỉ Birth Tian Xi 天喜
Thiên-Hình Judgment Tian Xing 天刑
Thiên-Hư Worries Tian Hao
Thiên-Khốc Weep Tian Ku 天哭
Thiên-Khôi Noble Tian Kui 天魁
Thiên-Không Eliminated Tian Kong 天空
Thiên-La Lid Thien La
Thiên-Mã Pegasus Tian Ma 天馬
Thiên-Phúc Luck Tian Fu 天福
Thiên-Quan Felicity Tian Guan 天官
Thiên-Quý Custodian Tian Gui 天貴
Thiên-Riêu Romance Tien Yao 天姚
Thiên-Sứ Messenger Tian Shi 天使
Thiên-Tài Talented Tian Tai
Thiên-Thọ Longevity Tian Shou 天寿
Thiên-Thương Suffer Tian Shang 天伤
Thiên-Trù Chef Tian Chu 天廚
Thiên-Việt Angel Tian Yue 天鉞
Thiên-Y Heaven-Clothes Tian Yao 天姚
Thiếu-Âm Knell Guan Suo 貫索
Thiếu-Dương Fault Hui Qi 晦氣
Tiểu-Hao Depletion Xiao Hao 小耗
TRIỆT Obstruct Jie Kong 截空
Trực-Phù Praying Bing Fu
Trường-Sinh Beginning Chang Sheng 长生
Tử Death Si 死
TUẦN Void Xun Kong 旬空
Tuế-Phá Opponent Sui Po 歲破
Tướng-Quân Officer Jiang Jui
Tử-Phù Exhausted Xiao Hao 死符
Tuyệt Termination Jue 绝
Văn-Khúc Intelligence Wen Qu 文曲
Văn-Xương Intellectual Wen Chang 文昌

Giáp Jia 甲
Ất Yi 乙
Bính Bing 丙
Đinh Ding 丁
Mậu Wa 戊
Kỷ Ji 己
Canh Geng 庚
Tân Xin 辛
Nhâm Ren 壬
Quý Gui 癸

Tí Rat Zi 子
Sửu Ox Chou 丑
Dần Tiger Yin 寅
Mão Cat Mao 卯
Thìn Dragon Chen 辰
Tỵ Snake Si 巳
Ngọ Horse Wu 午
Mùi Goat Wei 未
Thân Monkey Shen 申
Dậu Rooster You 酉
Tuất Dog Xu 戌
Hợi Pig Hai 亥

Kim Metal Jin 金
Mộc Wood Mu 木
Thủy Water Shui 水
Hỏa Fire Huo 火
Thổ Earth Tu 土

Sao chủ thân Life Master
Sao chủ mệnh Self Master
Thiên Bàn Heaven Chart Tian Pan 天盘
Địa Bàn Earth Chart Di Pan 地盘
Thiên Can Heavenly Stem Tian Gan 天干
Địa Chi Earthly Branches 地支
Tứ Hóa Four Transformation Stars Si Hua Yao 四化曜
Cung Palace Gong 宫

Scroll to Top