Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 6)

Trông chúng như những bộ phận máy móc hiện đại nào đó. Nhưng thật không ngờ, chúng được làm hoàn toàn bằng đá cứng, từ thời đại mà theo sách giáo khoa phần đông chúng ta vẫn còn đang sống trong hang động.

  • Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5)
  • Thế giới bị lãng quên: “Người tiền sử” là ai? (kỳ 2)
  • Thế giới bị lãng quên: Ai là “Người tiền sử”? (kỳ 1)

Các đồ gia dụng thượng cổ được chế tác bằng máy tiện cơ khí

1
Một kệ hiện vật đá Ai Cập. Ảnh chụp tại bảo tàng Cairo, 1996.

2
Cái đĩa in hằn rõ rệt những dấu vết của máy tiện, để lại những góc cạnh và vết tròn đồng tâm hoàn hảo do mũi cứng của dụng cụ cắt gây ra.

Trong bảo tàng Cairo và các bảo tàng khác trên thế giới có hàng chục ngàn mẫu vật bằng đá được tìm thấy trong và xung quanh các kim tự tháp bậc thang tại Saqqarra, Ai Cập. Hàng ngàn chiếc bình được cắt gọt từ đá cứng được tìm thấy khắp nơi ở Saqqara, được cho là đã xuất hiện từ những Triều đại đầu tiên (khoảng 6.000 năm trước hoặc hơn). Nhà Ai Cập học số 1 nước Anh, ngài Flinders Petrie cũng tìm thấy những mảnh đồ vật đá tương tự ở Giza. Có một số điều đặc biệt kì dị về những cái bình, bát, lọ và tấm này:

1. Chúng cho thấy các dấu vết đặc trưng của những vật được sản xuất bằng máy tiện. 

2. Nhiều hiện vật được làm từ đá siêu cứng, đòi hỏi những lưỡi cắt siêu cứng để cắt chúng. Phải chăng thiết bị của họ quá siêu việt, cho nên không cần phải quan tâm đến độ cứng của vật liệu? 

3. Nhiều hiện vật khác làm bằng loại đá rất dễ vỡ như đá phiến, nhưng lại có bề mặt mỏng như tờ giấy. 

4. Phần ruột của các hiện vật đá cổ xưa này cho thấy những người bí ẩn ắt phải dùng một thiết bị khoan đặc biệt để cắt gọt chúng. Đáng kinh ngạc thay, phần bên trong cũng được cắt hoàn hảo y hệt phần bên ngoài, gồm cả những phần rất khó như bên dưới vòng cổ của những cái bình. 

5. Việc chế tác có độ khó khăn và độ chính xác rất cao, tuy nhiên chúng đã được sản xuất hàng loạt. Nhiều cái là đồ gia dụng thường ngày. 

6. Những cái bát và đĩa đá được tìm thấy có niên đại từ giai đoạn sớm nhất của nền văn minh Ai Cập, cách nay khoảng 6.000 năm. 

7. Chúng ta không thể tìm được những đồ vật bằng đá như thế này ở bất kỳ thời đại nào sau đó trong lịch sử Ai Cập – có vẻ như các kỹ năng cần thiết đã bị thất truyền.

Chúng được làm từ nhiều loại vật liệu đá khác nhau – từ mềm, chẳng hạn như thạch cao tuyết hoa, cho đến rất cứng, chẳng hạn như đá granite. Làm việc với đá mềm như thạch cao tuyết hoa tương đối đơn giản so với đá granit. Thạch cao tuyết hoa có thể được xử lý bằng các công cụ thô sơ và các chất mài mòn. Còn việc xử lý đá granite là một vấn đề khác hẳn, đòi hỏi không chỉ kỹ năng hoàn hảo, mà còn cả công nghệ khác biệt.

Kỹ thuật của họ thậm chí có thể cao cấp hơn chúng ta. Đây là một trích dẫn của ngài Petrie, nhà Ai Cập học tiên phong hàng đầu của thế giới: “… Máy tiện dường như là một công cụ thường thấy trong Triều đại thứ tư, giống như ở trong các xưởng máy hiện đại ngày nay”. 

3

Một số những chiếc bình tinh tế này được làm bằng loại đá rất dễ vỡ như đá phiến. Đáng kinh ngạc là chúng còn được tiện và đánh bóng, để tạo ra những góc cạnh và đường cong hoàn mỹ – một thành tích phi thường không tưởng đối với tay nghề thủ công.

4
5
2 hình ở trên là một cái bát đá có đường kính khoảng 23cm, đã hoàn toàn được đục rỗng bên trong, bao gồm cả rãnh cắt ở đoạn mở đường kính khoảng 8cm ở trên đỉnh bình. Có một số bát tương tự như vậy, được tiện một cách hoàn hảo khiến nó cân đối một cách không tưởng tượng nổi. Đến mức độ: phần đầu chiếc bình nằm ngang khi cái bát được đặt trên một kệ kính, trên phần đáy có kích thước và hình dạng của đỉnh quả trứng gà!

6
Điều này đòi hỏi toàn bộ cái bát có một bề dày đối xứng mà không có bất kỳ lỗi nào cả!

DCF 1.0
Cái bình bằng đá cứng tròn như một khối cầu, ngay cả ở phần đáy, nhưng nó vẫn đứng thăng bằng hoàn hảo cho thấy sự chính xác và cân đối tuyệt diệu. Vậy mà nó đã xuất hiện từ nhiều ngàn năm trước chứ không phải được chế tác gần đây bằng máy cơ khí hiện đại.

Với một mặt đáy nhỏ như vậy – khoảng 3,5 mm vuông – bất kỳ đặc điểm không đối xứng nào cũng sẽ khiến nó không thể đứng thăng bằng được. Loại kỹ năng này đủ để làm kinh ngạc bất kỳ thợ máy nào của thời đại chúng ta. Làm được đối với đồ gốm đã là rất ấn tượng. Nhưng, đối với đá granite thì điều đó là không thể tin nổi.

8
9
2 hình trên là những mẫu vật khác nữa bằng đá thạch cao tuyết hoa, đá granit hay đá bazan được tiện rỗng với các bán kính tiết diện khác nhau một cách hết sức đều đặn và cân đối, và thậm chí một số bình có cổ dài và hẹp. Bởi vì, ngày nay chúng ta vẫn chưa thể sao chép được những tác phẩm như vậy, cho nên có thể khẳng định chắc chắn rằng các kỹ thuật, máy móc mà họ sử dụng để sản xuất ra những chiếc bát ấy là quá cao cấp. Như vậy các hiện vật thượng cổ ấy cũng đã tự chứng tỏ chúng không thể là đồ giả mạo.

 

10
Đây là một mẫu vật lớn, có đường kính hơn 61cm, được làm từ đá phiến, được trưng bày tại Viện bảo tàng Cairo. Nó giống như một cái đĩa lớn với một trục trung tâm có đường kính khoảng 7cm, với 3 cái vành cách đều nhau quanh chu vi của cái đĩa, hướng nghiêng về phía trục giữa. Đây thực sự là một kỳ quan bằng đá.

11
Một chiếc tù và bằng đá phiến có bề mặt mỏng như tờ giấy

Không chỉ có một số ít những hiện vật như thế. Có đến hàng ngàn đồ tạo tác dạng này trong và xung quanh kim tự tháp Step, Ai Cập. Nhiều hiện vật bằng đá này đã được tìm thấy tại đây. Nhiều đồ tạo tác đã bị khắc những biểu tượng của các vị vua đầu tiên của Ai Cập – các quốc vương thời kỳ tiền Vương triều – từ trước cả thời kỳ của các pharaông, khoảng 6.000 năm trước đây. Căn cứ theo kiểu dáng và kỹ năng các chữ khắc này, có vẻ các hiện vật ấy không phải thuộc thời kỳ tiền vương triều Ai Cập, mà có nhiều khả năng là các chữ khắc đã được khắc thêm vào sau khi những người thuộc thời kỳ đó tìm thấy chúng. Thế thì, những người đã chế tác ra các hiện vật này là ai? Họ đã chế tác chúng bằng cách nào, ở đâu, và khi nào? Và tại sao những vật dụng gia đình thường nhật của họ lại bị chôn vùi trong các kim tự tháp Ai Cập cổ xưa nhất?  

12
13
Cái bát bằng đá diorite có ghi tên của Hotep, vị vua đầu tiên của triều đại thứ hai – tại Saqqara, Ai Cập. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các chữ khắc đó là do những người ở triều đại thứ 2 khắc vào sau khi họ tìm thấy chúng.

14
15
1 chiếc bình bằng đá granit, 1 bình bằng đá pocfia. Tất cả đều thuộc thời kỳ tiền Vương triều Ai Cập, khoảng 6.000 năm trước.

Một vài mẫu vật không tưởng khác 

16
Cái đĩa bằng đá diệp thạch này được tìm thấy tại Saqqara. Người ta chỉ có thể phỏng đoán mục đích của nó mà thôi. Nó có đường kính khoảng 30cm, và hết sức mỏng. Hiện nó được trưng bày tại bảo tàng Cairo, và được gán nhãn là “cái đựng hương trầm”, mặc dù hoàn toàn không có bằng chứng nào chứng minh điều đó. Rõ ràng, đẽo gọt đá (hoặc đúc đá) đã là kỹ năng quen thuộc của họ.

17
Cái đĩa bằng đá phiến này được xác định là thuộc Triều đại thứ 3. Nó cho thấy những góc gấp giống như cái đĩa ở Saqqara. Hiện được trưng bày tại bảo tàng Cairo.

18
19
Vật lạ bằng đá diệp thạch tại Viện bảo tàng Cairo. Chú ý 3 cái “tai” mỏng dính chìa vào tâm

20
Hình ảnh phục chế của vật thể đá trên

21
Một mẫu vật khác. Phần hình bên phải vẽ minh họa phần chi tiết ở giữa đã bị thất lạc. Trông chúng như những bộ phận máy móc hiện đại nào đó. Nhưng, chúng được làm hoàn toàn bằng đá cứng, từ thời đại mà theo sách giáo khoa phần đông chúng ta vẫn còn sống trong hang động.

Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 5)

Tốc độ cắt của các thiết bị khoan hiện đại, nhà khoa học Chris Dunn tính toán được là 0,0005cm/vòng quay. Như vậy những người bí ẩn ở vùng đất Ai Cập ấy đã khoan vào đá granite với tốc độ khoan lớn hơn 500 lần so với các máy khoan hiện đại.

Kỹ thuật khoan lấy lõi thời cổ đại

1
Phương pháp khoan lấy lõi (hay khoan bao tâm): lưỡi khoan có dạng ống tròn. Đây là kỹ thuật khoan khó, đòi hỏi lực khoan lớn và thân khoan phải được giữ rất ổn định. Tuy nhiên ở vùng đất mà về sau trở thành Ai Cập cổ xưa, người ta đã tìm thấy nhiều lỗ khoan và lõi khoan dạng này trong đá cứng, có niên đại nhiều ngàn năm trước. 

Để tạo ra những lỗ khoan lõi kiểu như vậy, rõ rằng cần phải có khai thác mỏ và luyện kim, sự chế tạo các mũi khoan, kinh nghiệm sử dụng vật liệu mài, kỹ thuật xoay tròn – bánh xe, và tất cả những thứ có liên quan với nó. Nhiều nhà khoa học cho rằng những lỗ khoan này là do người hiện đại thực hiện. Tuy nhiên, những ý kiến này không được chấp nhận bởi theo các ghi chép lịch sử thì 1000 năm trước, đã có các văn bản miêu tả về những lỗ khoan bao tâm vô cùng bí ẩn này.

2
Năm 1996, mảnh đá granite này được trưng bày tại Bảo tàng Cairo mà không có bất kỳ thông tin chú thích nào cả, có lẽ là miễn bình luận do nó quá kỳ dị. Các hình ảnh cho thấy những rãnh xoắn ốc. Dễ nhận thấy rằng chiều sâu và khoảng cách các rãnh tròn là đều đặn, được tạo ra bằng phương pháp khoan lấy lõi.

Vậy thì, những người sống trên vùng đất Ai Cập thời thái cổ làm thế nào tạo ra được các lỗ khoan nhẵn nhụi và tròn trịa đến như thế, nếu thời họ sống chưa phát minh ra kỹ thuật khoan bao tâm, và các công cụ đều làm bằng đồng? Nhà Ai Cập học vĩ đại, sir Flinder Petrie cũng khẳng định rằng những người tiền Ai Cập cổ đã sử dụng máy khoan trong một số công trình và tác phẩm của họ. Phương pháp khoan lõi đã được những người tại vùng đất Ai Cập thượng cổ sử dụng rất rộng rãi để chế tác đá cứng, nhiều khi chỉ để loại bỏ phần đá thừa trong các tác phẩm của họ. Điều đó chứng tỏ kỹ thuật khoan cơ khí này là rất dễ dàng đối với chủng người bí ẩn ấy. 

Tốc độ khoan 500 lần nhanh hơn máy khoan hiện đại 

Khi xem xét kỹ các vết khoan để lại, rõ ràng thiết bị khoan bí ẩn ấy đã sử dụng một áp lực lớn ép xuống dưới. Khoảng cách giữa các rãnh khoan có thể được sử dụng để đo độ lớn của áp lực đã được áp dụng. Petrie nói về điều này như sau: “Trên lõi đá granit, mẫu vật số 7, rãnh xoắn ốc của vết cắt tiến vào dần với tốc độ 0,25cm trong một tiết diện có chu vi 15cm, nghĩa là 1/60, là một tốc độ cắt thạch anh và fenspat đáng kinh ngạc”. Tốc độ cắt của các thiết bị khoan hiện đại, nhà khoa học Chris Dunn tính toán được là 0,0005cm/vòng quay, cho thấy những người bí ẩn ở vùng đất Ai Cập ấy đã khoan vào đá granite với tốc độ khoan nhanh hơn 500 lần so với các máy khoan hiện đại.

3

Lỗ khoan bao tâm trong đá granite hồng, được tìm thấy tại “Đền thung lũng” Ai Cập. “Đền thung lũng” cùng với các kim tự tháp Giza có nhiều điểm khác biệt so với phần còn lại của Ai Cập cổ đại, cho thấy trình độ công nghệ cao hơn hẳn.

5
4

Phần lõi đá của lỗ khoan bao tâm. Đá granite hồng. Được ngài William Flinders Petrie tìm thấy vào năm 1881.

“Những khoan hình ống này có độ dày khác nhau, có đường kính từ 6mm đến 13cm và dày từ 0,8mm đến 5mm. Lỗ khoan nhỏ nhất được tìm thấy trong đá granite có đường kính 5cm”. “…Còn có một mẫu lớn hơn, ở nơi mà một cái nền đá vôi đã được đẽo gọt, bằng cách cắt nó ra bằng những ống khoan có đường kính khoảng 46cm; các rãnh tròn đôi khi giao nhau, chứng minh rằng nó đã được thực hiện chỉ đơn thuần là để loại bỏ phần đá thừa đó”.

Ngài W.M. Flinders Petrie, nhà Ai Cập học số 1 Anh quốc, 1883
6
Các nhà xây dựng cổ đại đã sử dụng một ống khoan lấy lõi để đục rỗng cái bồn đá trong “phòng Vua” của Kim tự tháp Lớn. Đây là một kỹ thuật cơ khí rất cao cấp. 
12
Một bằng chứng nữa của kỹ thuật khoan lấy lõi ở Ai Cập tiền sử.
13
Dấu vết khoan lấy lõi trong đá basalt, sử dụng 2 lưỡi khoan tròn có bán kính khác nhau, tạo thành một cái ống. Niên đại ít nhất khoảng 5.000 năm. Được trưng bày tại viện bảo tàng Petrie.

Các dấu khoan trong lòng đá cứng khắp thế giới cổ xưa

16

Morbihan, Pháp. 3 ảnh liền trên là những phiến đá với những dấu khoan trên bề mặt. Dấu khoan trên các phiến đá song song với nhau, cho thấy các tảng đá lớn đã được khoan để tách làm đôi.

17

Mnajdra, Malta. Hằng trăm lỗ khoan trang trí trên những khối đá. Có niên đại khoảng 6.000 năm.

18

Tiahuanaco. Kiểm tra kỹ lưỡng khối đá trên, người ta thấy những dấu khoan cách đều nhau dọc theo chiều dài của vết cắt chính xác rộng 6mm này.

Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời thượng cổ (Kỳ 4)

Trông chúng như những bộ phận máy móc hiện đại nào đó. Nhưng thật không ngờ, chúng được làm hoàn toàn bằng đá cứng, từ thời đại mà theo sách giáo khoa phần đông chúng ta vẫn còn đang sống trong hang động.

Các đồ gia dụng thượng cổ được chế tác bằng máy tiện cơ khí


Một kệ hiện vật đá Ai Cập. Ảnh chụp tại bảo tàng Cairo, 1996.


Cái đĩa in hằn rõ rệt những dấu vết của máy tiện, để lại những góc cạnh và vết tròn đồng tâm hoàn hảo do mũi cứng của dụng cụ cắt gây ra.

Trong bảo tàng Cairo và các bảo tàng khác trên thế giới có hàng chục ngàn mẫu vật bằng đá được tìm thấy trong và xung quanh các kim tự tháp bậc thang tại Saqqarra, Ai Cập. Hàng ngàn chiếc bình được cắt gọt từ đá cứng được tìm thấy khắp nơi ở Saqqara, được cho là đã xuất hiện từ những Triều đại đầu tiên (khoảng 6.000 năm trước hoặc hơn). Nhà Ai Cập học số 1 nước Anh, ngài Flinders Petrie cũng tìm thấy những mảnh đồ vật đá tương tự ở Giza. Có một số điều đặc biệt kì dị về những cái bình, bát, lọ và tấm này:

1. Chúng cho thấy các dấu vết đặc trưng của những vật được sản xuất bằng máy tiện.
2. Nhiều hiện vật được làm từ đá siêu cứng, đòi hỏi những lưỡi cắt siêu cứng để cắt chúng. Phải chăng thiết bị của họ quá siêu việt, cho nên không cần phải quan tâm đến độ cứng của vật liệu?
3. Nhiều hiện vật khác làm bằng loại đá rất dễ vỡ như đá phiến, nhưng lại có bề mặt mỏng như tờ giấy.
4. Phần ruột của các hiện vật đá cổ xưa này cho thấy những người bí ẩn ắt phải dùng một thiết bị khoan đặc biệt để cắt gọt chúng. Đáng kinh ngạc thay, phần bên trong cũng được cắt hoàn hảo y hệt phần bên ngoài, gồm cả những phần rất khó như bên dưới vòng cổ của những cái bình.
5. Việc chế tác có độ khó khăn và độ chính xác rất cao, tuy nhiên chúng đã được sản xuất hàng loạt. Nhiều cái là đồ gia dụng thường ngày.
6. Những cái bát và đĩa đá được tìm thấy có niên đại từ giai đoạn sớm nhất của nền văn minh Ai Cập, cách nay khoảng 6.000 năm.
7. Chúng ta không thể tìm được những đồ vật bằng đá như thế này ở bất kỳ thời đại nào sau đó trong lịch sử Ai Cập – có vẻ như các kỹ năng cần thiết đã bị thất truyền.

Chúng được làm từ nhiều loại vật liệu đá khác nhau – từ mềm, chẳng hạn như thạch cao tuyết hoa, cho đến rất cứng, chẳng hạn như đá granite. Làm việc với đá mềm như thạch cao tuyết hoa tương đối đơn giản so với đá granit. Thạch cao tuyết hoa có thể được xử lý bằng các công cụ thô sơ và các chất mài mòn. Còn việc xử lý đá granite là một vấn đề khác hẳn, đòi hỏi không chỉ kỹ năng hoàn hảo, mà còn cả công nghệ khác biệt. Kỹ thuật của họ có thể cao cấp hơn chúng ta. Đây là một trích dẫn của ngài Petrie, nhà Ai Cập học tiên phong hàng đầu của thế giới: “… Máy tiện dường như là một công cụ thường thấy trong Triều đại thứ tư, giống như ở trong các xưởng máy hiện đại ngày nay”. Một số những chiếc bình tinh tế này được làm bằng loại đá rất dễ vỡ như đá phiến. Đáng kinh ngạc là chúng còn được tiện và đánh bóng, để tạo ra những góc cạnh và đường cong hoàn mỹ – một thành tích phi thường không tưởng đối với tay nghề thủ công.

Trên hình là một cái bát đá có đường kính khoảng 23cm, đã hoàn toàn được đục rỗng bên trong, bao gồm cả rãnh cắt ở đoạn mở đường kính khoảng 8cm ở trên đỉnh bình. Có một số bát tương tự như vậy, được tiện một cách hoàn hảo khiến nó cân đối một cách không tưởng tượng nổi. Đến mức độ: phần đầu chiếc bình nằm ngang khi cái bát được đặt trên một kệ kính, trên phần đáy có kích thước và hình dạng của đỉnh quả trứng gà!


Điều này đòi hỏi toàn bộ cái bát có một bề dày đối xứng mà không có bất kỳ lỗi nào cả!

Cái bình bằng đá cứng tròn như một khối cầu, ngay cả ở phần đáy, nhưng nó vẫn đứng thăng bằng hoàn hảo cho thấy sự chính xác và cân đối tuyệt diệu. Vậy mà nó đã xuất hiện từ nhiều ngàn năm trước chứ không phải được chế tác gần đây bằng máy cơ khí hiện đại.

Với một mặt đáy nhỏ như vậy – khoảng 3,5 mm vuông – bất kỳ đặc điểm không đối xứng nào cũng sẽ khiến nó không thể đứng thăng bằng được. Loại kỹ năng này đủ để làm kinh ngạc bất kỳ thợ máy nào của thời đại chúng ta. Làm được đối với đồ gốm đã là rất ấn tượng. Nhưng, đối với đá granite thì điều đó là không thể tin nổi.

Những mẫu vật khác nữa bằng đá thạch cao tuyết hoa, đá granit hay đá bazan được tiện rỗng với các bán kính tiết diện khác nhau một cách hết sức đều đặn và cân đối, và thậm chí một số bình có cổ dài và hẹp. Bởi vì, ngày nay chúng ta vẫn chưa thể sao chép được những tác phẩm như vậy, cho nên có thể khẳng định chắc chắn rằng các kỹ thuật, máy móc mà họ sử dụng để sản xuất ra những chiếc bát ấy là quá cao cấp. Như vậy các hiện vật thượng cổ ấy cũng đã tự chứng tỏ chúng không thể là đồ giả mạo.

Đây là một mẫu vật lớn, có đường kính hơn 61cm, được làm từ đá phiến, được trưng bày tại Viện bảo tàng Cairo. Nó giống như một cái đĩa lớn với một trục trung tâm có đường kính khoảng 7cm, với 3 cái vành cách đều nhau quanh chu vi của cái đĩa, hướng nghiêng về phía trục giữa. Đây thực sự là một kỳ quan bằng đá.


Một chiếc tù và bằng đá phiến có bề mặt mỏng như tờ giấy

Không chỉ có một số ít những hiện vật như thế. Có đến hàng ngàn đồ tạo tác dạng này trong và xung quanh kim tự tháp Step, Ai Cập. Nhiều hiện vật bằng đá này đã được tìm thấy tại đây. Nhiều đồ tạo tác đã bị khắc những biểu tượng của các vị vua đầu tiên của Ai Cập – các quốc vương thời kỳ tiền Vương triều – từ trước cả thời kỳ của các pharaông, khoảng 6.000 năm trước đây. Căn cứ theo kiểu dáng và kỹ năng các chữ khắc này, có vẻ các hiện vật ấy không phải thuộc thời kỳ tiền vương triều Ai Cập, mà có nhiều khả năng là các chữ khắc đã được khắc thêm vào sau khi những người thuộc thời kỳ đó tìm thấy chúng. Thế thì, những người đã chế tác ra các hiện vật này là ai? Họ đã chế tác chúng bằng cách nào, ở đâu, và khi nào? Và tại sao những vật dụng gia đình thường nhật của họ lại bị chôn vùi trong các kim tự tháp Ai Cập cổ xưa nhất?


Cái bát bằng đá diorite có ghi tên của Hotep, vị vua đầu tiên của triều đại thứ hai – tại Saqqara, Ai Cập. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng các chữ khắc đó là do những người ở triều đại thứ 2 khắc vào sau khi họ tìm thấy chúng.


Bên trái: chiếc bình bằng đá granit, bên phải: bình bằng đá pocfia. Tất cả đều thuộc thời kỳ tiền Vương triều Ai Cập, khoảng 6.000 năm trước.

Một vài mẫu vật không tưởng khác Cái đĩa bằng đá diệp thạch này được tìm thấy tại Saqqara. Người ta chỉ có thể phỏng đoán mục đích của nó mà thôi. Nó có đường kính khoảng 30cm, và hết sức mỏng. Hiện nó được trưng bày tại bảo tàng Cairo, và được gán nhãn là “cái đựng hương trầm”, mặc dù hoàn toàn không có bằng chứng nào chứng minh điều đó. Rõ ràng, đẽo gọt đá (hoặc đúc đá) đã là kỹ năng quen thuộc của họ.

Cái đĩa bằng đá phiến này được xác định là thuộc Triều đại thứ 3. Nó cho thấy những góc gấp giống như cái đĩa ở Saqqara. Hiện được trưng bày tại bảo tàng Cairo.



Vật lạ bằng đá diệp thạch tại Viện bảo tàng Cairo. Chú ý 3 cái “tai” mỏng dính chìa vào tâm


Hình ảnh phục chế của vật thể đá trên


Một mẫu vật khác. Phần hình bên phải vẽ minh họa phần chi tiết ở giữa đã bị thất lạc. Trông chúng như những bộ phận máy móc hiện đại nào đó. Nhưng, chúng được làm hoàn toàn bằng đá cứng, từ thời đại mà theo sách giáo khoa phần đông chúng ta vẫn còn sống trong hang động.

Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 3)

Điều gì đang đứng đằng sau và thao túng lịch sử loài người, và mục đích của nó là gì? Điều đó còn bí ẩn hơn chính những hiện vật kể trên, và thậm chí còn bí ẩn hơn cả những thành phố tiền sử mà hiện đang nằm dưới đáy đại dương…

>> Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 1)
>> Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 2)

Ở vùng đất Ai Cập có bằng chứng về công nghệ chế tác đá rất phát triển từ thời đại trước khi nền văn minh Ai Cập xuất hiện.

Nhà Ai Cập học số 1 thế giới, Ngài Flinders Petrie, là người đầu tiên nói đến ý tưởng này. Sir Flinders Petrie cũng đã từng nói rằng các công cụ của các vương triều Ai Cập “không đủ để giải thích các hiện vật ở Ai Cập”. Gần đây nhà nghiên cứu Chris Dunn đã dẫn ra nhiều bằng chứng thuyết phục về các mẫu vật đã được chế tác bằng các máy móc cơ khí tại Giza vào thời thượng cổ, chứng minh những gì Sir Flinders Petrie là rất có cơ sở thực tế.

Chris Dunn đã kiểm tra những hiện vật bằng đá hỏa sinh từng được Petrie kiểm tra trước đây và kết luận rằng chúng “cho thấy gần như chắc chắn, rằng các thợ xây kim tự tháp đã sử dụng máy móc cơ khí”.

Nhưng các dấu vết xoắn ốc do công cụ gây ra trên các mẫu vật cho thấy người thượng cổ ở miền đất Ai Cập chắc chắn đã phải sử dụng kim loại hay đá quý cứng hơn đồng rất nhiều chứ không thể chỉ dùng công cụ đồng và đá.

Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 3) - Tin180.com (Ảnh 1)

Hình ảnh này là cận cảnh những dấu vết do công cụ để lại trên một mẫu vật bằng đá granite. Sự rõ nét, độ dài và khoảng cách đều đặn của các dấu vết chỉ ra rằng: 1. Một mũi công cụ có độ cứng lớn hơn đá granite đã được sử dụng, 2. Với một áp lực không đổi.

Dưới đây là vài hình ảnh của các đồ tạo tác cổ xưa được tìm thấy tại vùng đất Ai Cập có dấu vết của nhiều phương pháp cơ khí khác nhau: kỹ thuật khoan bao tâm, cưa, và tiện. Điều đó chứng tỏ, có những chủng người bí ẩn ở miền đất Ai Cập cổ đại đã sử dụng các công cụ (khoan ống, cưa thẳng và cưa tròn, và “những chiếc máy quay tròn” – máy tiện) để chế tác đá.

Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 3) - Tin180.com (Ảnh 2)

Kỹ thuật khoan bao tâm. Đó là một kỹ thuật khó, tuy nhiên dường như đối với người thượng cổ điều đó không hề khó khăn.

Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 3) - Tin180.com (Ảnh 3)

Kỹ thuật cưa trong đá cứng. Những gờ sắc nét và song song chứng tỏ trình độ kỹ thuật rất cao, lưỡi dao đã được giữ hết sức ổn định, hoàn toàn không có hiện tượng bật nảy và cong vẹo nếu sử dụng lưỡi cưa đồng. Có vẻ việc cắt đá bazan này không hề chậm chạp và khó khăn, bởi vì nếu vậy người xưa không bao giờ tạo ra những nhát cắt thừa phí rất nhiều thời gian công sức như thế.

Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 3) - Tin180.com (Ảnh 4)

Kỹ thuật tiện, và kỹ thuật tổng hợp. Trừ chiếc bình bên trái làm bằng đá trầm tích thời vương triều thứ 2, tất cả các hiện vật khác đều được làm bằng đá cứng thời vương triều Ai Cập đầu tiên, ít nhất 5.000 năm trước. Chúng cho thấy kỹ năng chế tác đá siêu việt, ngay cả đối với kỹ thuật cơ khí hiện đại ngày nay của chúng ta.

Chúng ta có thể nói gì về những người xây dựng thượng cổ bí ẩn này?

• Họ có ống khoan – mũi khoan, cùng với máy móc để giữ cho chúng ổn định và áp dụng các mô-men quay.
• Họ có những lưỡi cưa có thể cắt được đá granite một cách dễ dàng và chính xác.
• Họ có khả năng chạm khắc được các loại đá cứng nhất.
• Họ cực giỏi trong việc xử lý đá granite tại chỗ – sau khi các khối xây đã được đặt vào vị trí trong một bức tường hay trên bề mặt của một kim tự tháp.
• Họ có khả năng cắt gọt, san phẳng và đánh bóng đá granite ở trình độ cực cao.
• Họ có máy tiện có thể lật xoay và đánh bóng đá granit, đá phiến, đá bazan, vv… (theo những cách nào đó mà chúng ta chưa thể làm nổi).
• Họ có các phương tiện để cắt khớp đá vôi cực kỳ chính xác với độ phẳng rất cao, trên những bề mặt rộng – tới 3,3 mét vuông trở lên, và dường như họ đã làm chủ được kỹ thuật này từ trước khi xây dựng lớp vỏ của các kim tự tháp Giza.
• Họ có kiến thức và công nghệ thích hợp để nhấc bổng, cơ động chính xác và đặt những khối xây bằng đá rất lớn vào đúng vị trí một cách hoàn hảo.
• Họ có các phương tiện và động lực để khai thác đá và di chuyển hàng triệu khối đá lớn.
• Họ có các kỹ năng quản lý và sự giàu có để tổ chức công trình rất lớn. Các dự án lớn này bao gồm tất cả các khía cạnh của công trình dân dụng, kiến trúc, khảo sát, kỹ thuật đo đạc, quản lý nhân sự đa cấp và nhiều mặt, cơ sở hạ tầng vật lý, quản lý vật liệu, vv…

Họ đã phát triển thành một xã hội có trình độ chính trị, tổ chức, kỹ thuật cùng với trình độ phát triển văn hóa cao đến như vậy bằng cách nào?

Một luận điểm khoa học chỉ đáng tin cậy nếu không có hiện vật thực tiễn nào mâu thuẫn với nó, nếu không luận điểm đó chắc chắn là sai. Thế nhưng, thật đáng ngạc nhiên, hiện nay các hiện vật thực tế mâu thuẫn hoàn toàn với lịch sử theo khung nhìn tiến hóa đã lên đến con số hàng trăm ngàn, vậy mà không ai đủ can đảm đứng ra nghiên cứu và viết lại lịch sử. Họ sợ hậu quả gì? Điều gì đang đứng đằng sau và thao túng lịch sử loài người, và mục đích của nó là gì? Điều đó còn bí ẩn hơn chính những hiện vật kể trên, và thậm chí còn bí ẩn hơn cả những 

Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 2)

Các bằng chứng này là hết sức giản dị và tự nhiên, và cũng hết sức rõ ràng. Các bạn chỉ cần quan sát các bằng chứng và tự mình đưa ra nhận xét. Những khối đá đó đã tự mình nói lên tất cả rồi.

>> Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 1)
>> Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 3)

Các bằng chứng về những nền văn minh các chu kỳ trước có thể thuộc một trong hai loại: trực tiếp và gián tiếp. Bằng chứng trực tiếp bao gồm những tàn tích có thể xác định được niên đại rõ ràng, cho thấy rõ là chúng thuộc về những thời kỳ hết sức cổ xưa, vượt quá xa khỏi tầm xích của thuyết tiến hóa. Những công trình xây dựng dưới đáy biển như Yonaguni Nhật Bản, Guanahacabibes Cuba, Cambay Ấn Độ, Bimini,… là những minh chứng hiển nhiên vẫn còn tồn tại tới ngày nay, bởi vì chính trạng thái đang chìm sâu dưới nước ấy có thể được sử dụng để xác định niên đại cho chúng.

Các bằng chứng gián tiếp là những hiện vật đòi hỏi công nghệ chế tác phải rất cao, không thuộc về bất kỳ nền văn minh đã biết nào.

Để khẳng định sự tồn tại của một nền văn minh trước thời kỳ của người Ai Cập trên vùng đất đó, cần phải đưa ra và chứng minh được những hiện vật có hàm chứa kiến thức hoặc công nghệ cao hơn trình độ của bất kỳ nền văn minh nào mà chúng ta đã biết (thậm chí ngay cả chúng ta hiện nay).

Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 2) - Tin180.com (Ảnh 1)

Một trong những ví dụ về trình độ khoa học rất cao siêu của nền văn minh tiền sử, đó là công nghệ chế tác đá của những chủng người bí ẩn cổ xưa trên vùng đất mà về sau trở thành Ai Cập. Các công trình xây dựng cổ đại ở Sacsayhuaman, Peru, vv… dường như liên quan đến những công cụ phức tạp tinh vi chứ không chỉ là những cái đục bằng đồng hoặc các công cụ thô sơ khác. Nhưng bằng chứng cụ thể hơn cả có lẽ là nằm ở Ai Cập cổ đại.

Các bằng chứng này là hết sức giản dị và tự nhiên, và cũng hết sức rõ ràng. Các bạn chỉ cần quan sát các bằng chứng và tự mình đưa ra nhận xét. Những khối đá đó đã tự mình nói lên tất cả rồi.

Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 2) - Tin180.com (Ảnh 2)
Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 2) - Tin180.com (Ảnh 3)

Hình trên là của một cái bình được làm từ đá cứng được tìm thấy ở Ai Cập có niên đại từ thời kỳ tiền vương triều, khoảng ít nhất là 6.000 năm trước. Nó bóng láng, tròn trịa và đối xứng hoàn hảo, đến mức có thể đứng thăng bằng trên một mặt đáy có hình dạng và kích thước của đỉnh trứng gà. Ngay cả nếu sử dụng công nghệ hiện đại như máy tiện của chúng ta ngày nay, để đạt tới trình độ chế tác đá cao siêu như vậy cũng vẫn cực kỳ khó. Còn bình hoa bên dưới, “người tiền sử” có thể cắt gọt mài giũa bề mặt bên trong với những góc cạnh tròn đều và đường cong hoàn hảo, trong khi đường kính cổ bình lại rất nhỏ hẹp. Với kỹ thuật hiện đại ngày nay, chúng ta cũng không thể làm được như họ.

https://toanhangtot.com/wp-content/uploads/2021/08/bi-an-ky-thuat-co-khi-sieu-dang-thoi-tien-su-phan-2-image3.jpg

Một cái “bát” bằng đá cứng được tìm thấy tại Ai Cập, được xác định niên đại khoảng 6.000 năm trước (chú ý những cái rìa chìa vào bên trong).

Quan sát các mẫu vật này, ai cũng sẽ đặt câu hỏi: làm sao họ có thể chế tác chúng? Đó rõ ràng là một công nghệ rất cao.

Vậy ở đây, công nghệ đó là gì? Có 3 khả năng: họ biết cách làm cho đá trở nên mềm hơn. Hoặc, họ biết làm ra đá nhân tạo. Hoặc, họ sở hữu máy công cụ cao cấp điều khiển tự động. Dù là trường hợp nào đi nữa, thì đối với khung nhìn của quan niệm hiện nay, đều là vô cùng kỳ lạ.

Hơn thế nữa, đó là một trong những công nghệ từng phổ biến khắp toàn cầu. Công nghệ đó giúp người thượng cổ có thể chế tác được những chiếc bình đá, đồng thời cũng giải thích tại sao những khối đá khổng lồ ở Sacsayhuaman, Ai Cập, Inca, Cuzco, Machu Pichu, đảo Easter, và rất nhiều nơi khác trong thế giới cổ xưa, có thể ghép nối một cách tuyệt vời như vậy, đến mức gần như hợp nhất với nhau.

Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 2) - Tin180.com (Ảnh 5)

“Đền Thung lũng”, Giza, Ai Cập – Có nhiều khối đá với đặc điểm như vậy tại đây.

Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 2) - Tin180.com (Ảnh 6)

Luxor, Ai Cập

Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 2) - Tin180.com (Ảnh 7)

Cuzco, Nam Mỹ.

Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 2) - Tin180.com (Ảnh 8)

Inca, Nam Mỹ. Người Inca có lưu truyền một “huyền thoại” rằng họ là con cháu của một nền văn minh đã mất.

Bí ẩn Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 2) - Tin180.com (Ảnh 9)

Chúng ta dễ dàng thấy rằng công nghệ chế tác đá của họ là tinh vi đến mức không tưởng, và hết sức tương đồng với nhau. Đó là những bằng chứng hiển nhiên, cho thấy các nền văn minh sớm nhất mà chúng ta đã biết hiện nay đều có một nguồn gốc chung. Nó cũng giải thích vì sao những nền văn minh sớm nhất như Lưỡng Hà, Ai Cập, cổ Trung Hoa,… đều xuất hiện đột ngột với trình độ phát triển rất cao ngay từ đầu. Kiến trúc Kim tự tháp ở khắp nơi trong thế giới thượng cổ như Ai Cập, Iran, Iraq, Maya, Teotihuacan, Trung Quốc, nhiều nước châu Âu, thậm chí dưới đáy biển ở Cuba và Nhật Bản,… thật ra đều là dạng kiến trúc phổ biến của 1 thế giới đã diệt vong. Những hậu duệ sống sót qua trận Đại Hồng Thủy đã xây dựng nên những nền văn minh mới kể trên, và nhờ những di sản kiến thức được thừa kế họ đã phát triển rất cao đột ngột ngay từ đầu. Những di sản vĩ đại của nền văn minh chu kỳ liền trước hầu hết đều được giữ bí mật trong số các nhân vật đặc quyền của các nền văn minh hậu duệ kể trên, gồm các pharaông, quốc vương, thầy tế, quốc sư, vv…. Tuy nhiên, một số thì vẫn được công khai, trong đó có kiến trúc Kim tự tháp, “Quyển sách của người chết”, Kinh Dịch, Tử Vi, Bát Quái, Hà Đồ, Lạc Thư,… Tất cả chúng đều là các di sản thừa kế của những nền khoa học đi theo các con đường khác. Đó cũng là lý do vì sao các học giả hiện nay không thể nghiên cứu chúng thấu đáo nổi, nhiều nhất cũng chỉ sử dụng được ở chừng mực rất hạn chế mà thôi.

Bí ẩn kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử, phần 1: Ai Cập cổ đại

Mẫu vật số 6 của Petrie: một thỏi đá diorit có những rãnh tròn đều đặn và cách đều nhau. Nó là minh chứng hiển nhiên của việc người thượng cổ đã sử dụng kỹ thuật khoan bao tâm, một kỹ thuật khó ngay cả đối với trình độ kỹ thuật cơ khí ngày nay. (Ảnh: Internet)

Giáo sư Ai Cập học nổi tiếng người Anh Flinders Petrie bình luận về một số món đồ được chế tác tinh vi thời Ai Cập cổ đại mà ông khai quật được.

Giáo sư Sir William Matthew Flinders Petrie (3/6/1853 – 28/7/1942), thường được biết đến dưới cái tên Flinders Petrie, là một nhà Ai Cập học rất nổi tiếng người Anh, và là nhà tiên phong trong việc nghiên cứu Khảo cổ học một cách có phương pháp và có hệ thống. Ông là nhà Ai Cập học số 1 tại Anh quốc, và đã khai quật tại nhiều địa điểm khảo cổ quan trọng nhất tại Ai Cập, như Naukratis, Tanis, Abydos và Amarna.

Các đoạn trích sau đây được lấy từ Chương VIII có tựa đề “Các phương pháp cơ khí” trong tác phẩm kinh điển “Các Kim tự tháp và Đền thờ ở Giza” của Petrie. Chúng liên quan tới một số phát hiện của ông tại Giza trong hai mùa đông năm 1880 và 1881.

Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 1)

“Các phương pháp mà người Ai Cập đã thường xuyên sử dụng trong việc cắt gọt các loại đá cứng, lâu nay vẫn chưa xác định được. Nhiều người đã thử giải thích, nhưng một số lời giải thích là rất không thực tế. Người ta cũng không có các bằng chứng thực sự về các công cụ, hoặc cách thức sử dụng chúng,…”

“Phương pháp chế tác các loại đá cứng – chẳng hạn như đá granite, bazan, diorit… – là nhờ các công cụ bằng đồng; chúng hẳn là đã được lắp với các mũi cắt, cứng hơn đá thạch anh nhiều mới cắt được nó. Chất liệu của các mũi cắt vẫn chưa xác định được, nhưng chỉ có 5 chất là có thể – đá beryl, đá topaz, chrysoberyl, corundum hoặc sapphire, và kim cương. Đặc điểm của công việc này làm người ta nghĩ chắc kim cương đã được dùng để cắt, và nhìn chung chỉ có sự quý hiếm của nó là không phù hợp với kết luận này mà thôi.”

“Nhiều quốc gia… có thói quen cắt vật liệu cứng bằng công cụ làm từ một chất mềm (như đồng, gỗ, sừng…), với một loại bột cứng gắn lên nó; bột dính vào dụng cụ, và dụng cụ chà xát trên khối đá muốn cắt gọt, nhờ đó bào mòn nó. Nhiều người do đó rất dễ nghĩ rằng (như bản thân tôi lúc đầu) phương pháp này nhất thiết là đã phải được những người Ai Cập sử dụng; và rằng đó là đủ để sản xuất ra được tất cả các mẫu vật mà hiện nay đã thu thập được. Tuy nhiên, trường hợp này hoàn toàn không phải vậy, mặc dù phương pháp này hẳn là được sử dụng đối với đá thạch cao tuyết hoa và các loại đá mềm khác”.

“Chắc chắn người Ai Cập đã quen với một loại đá quý dùng để cắt, cứng hơn thạch anh nhiều. Và họ đã sử dụng thứ đá quý này như là một loại dao chạm sắc nhọn, là điều không thể nghi ngờ, bởi vì tôi đã tìm thấy những mảnh vỡ của những cái bát bằng đá diorite có chữ khắc của Triều đại thứ tư ở Giza; và những vết trầy xước trên đá hoa cương láng bóng của triều đại Ptolemy tại San. Các chữ tượng hình được chạm khắc bằng một mũi cắt rất cứng, chúng không phải do cạo hoặc mài ra, mà do cày qua đá diorit, với đường nét có bờ gồ ghề. Các đường nét chỉ rộng chưa tới 0,2mm (các chữ khắc dài khoảng 0,5cm), đó là bằng chứng cho thấy mũi cắt phải cứng hơn thạch anh rất nhiều, và bền chắc đủ để không bị vỡ ra khi tạo ra những gờ mép hoàn hảo như thế, có lẽ chỉ rộng có 0,13mm mà thôi. Những đường song song đã được khắc chỉ cách nhau có 0,8mm”.

“Do đó chúng ta không cần do dự khi cho rằng những dòng chữ khắc trong đá cứng bằng những mũi nhọn đá quý, đã là một nghệ thuật phổ biến thời kỳ ấy. Và khi chúng ta tìm thấy những rãnh sâu 0,3mm trên bề mặt của những vết cưa trong đá diorite, thì rất có thể chúng đã được tạo ra bởi các mũi nhọn bằng đá quý gắn cố định, chứ không phải do sự mài giũa ngẫu nhiên nhờ một loại bột mài nào đó. Và hơn nữa, ta thấy rằng những rãnh này gần như luôn luôn sâu đều đặn, và cách đều nhau. Rõ ràng người ta đã tạo ra chúng bằng những vết cắt liên tục của những răng cưa đá quý…”

“Các loại công cụ là những chiếc cưa thẳng, cưa tròn, khoan ống, và máy tiện”.

Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 2)
Mẫu vật số 6 của Petrie: một thỏi đá diorit có những rãnh tròn đều đặn và cách đều nhau. Nó là minh chứng hiển nhiên của việc người thượng cổ đã sử dụng kỹ thuật khoan bao tâm, một kỹ thuật khó ngay cả đối với trình độ kỹ thuật cơ khí ngày nay.

“Các cưa thẳng có độ dày khác nhau, từ 0,8mm đến 5mm, tùy công việc, những cái lớn nhất dài tới hơn 2,5m” “… mẫu vật số 6, một miếng đá diorit có những rãnh đều đặn và cách đều nhau, có dạng các cung tròn song song với nhau. Những đường rãnh này dường như đã được đánh bóng thông qua công đoạn mài giũa, nhưng vẫn có thể nhìn thấy được. Cách giải thích hợp lý duy nhất cho mẫu vật này, là nó được tạo ra bởi một lưỡi cưa tròn”. “Những chiếc khoan ống này khác nhau về độ dày, có đường kính từ 0,6cm đến 13cm, và dày từ 0,8mm đến 5mm. Lỗ khoan nhỏ nhất được tìm thấy trong đá granite có đường kính 5cm”. “Tại El Bersheh… có một mẫu vật còn lớn hơn, nơi mà một nền tảng đá vôi đã được tách ra, bằng cách cắt nó đi với những ống khoan có đường kính khoảng 46cm; các rãnh tròn đôi khi giao nhau, chứng tỏ rằng nó đã được thực hiện chỉ để loại bỏ tảng đá mà thôi”.

Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 3)
Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 4)
Cái bình bằng đá cứng, tròn như một khối cầu ngay cả ở phần đáy, nhưng nó vẫn đứng thăng bằng hoàn hảo. Điều đó chứng tỏ nó cực kỳ cân đối, cho thấy cấp độ chính xác siêu việt của các hiện vật đá này. Vậy mà cái bát này lại có từ nhiều ngàn năm trước chứ không phải được chế tác gần đây bằng máy cơ khí hiện đại.

“… Máy tiện dường như là một công cụ thường thấy trong Triều đại thứ tư [của Ai Cập], giống như loại được dùng trong các xưởng máy hiện đại ngày nay. Người ta thường hay bắt gặp những cái bát và bình bằng đá diorite của Vương triều cũ, cho thấy kỹ năng tuyệt vời.

Một mẫu vật đã được tìm thấy tại Giza, mẫu vật số 14, cho thấy công cụ sử dụng đến quả thật là máy tiện, chứ không phải thông qua quá trình mài giũa nào cả. Bởi vì cái bát đã được cắt rời ra theo đúng tâm của nó, được xác định tâm mới một cách không hoàn toàn, và phần tiện cũ không hoàn toàn bị cắt rời ra, do đó tạo thành hai bề mặt có tâm tiện khác nhau, và 2 bề mặt gặp nhau tại một đỉnh nhọn. Biểu hiện như vậy không thể là do quá trình nghiền hoặc chà xát thủ công nào trên bề mặt.

Một chi tiết ở mảnh vỡ số 15;… ở đây các đường cong của cái bát có hình cầu, và do đó ắt phải đã bị cắt bởi một công cụ, quét một vòng cung từ một tâm cố định trong khi cái bát được xoay vòng. Cái tâm này hoặc trục đứng của công cụ này là nằm đúng theo trục của máy tiện để tạo ra bề mặt chung của cái bát, ngay đến các cạnh của nó; nhưng bởi cần một gờ nhô, tâm của công cụ này đã được dịch chuyển, nhưng với cùng một bán kính vòng cung, và một nhát cắt mới đã tạo ra một gờ nhô trên cái bát. Đây chắc chắn không thể là kết quả của việc làm thủ công, không chỉ bởi dáng tròn chính xác của các đường cong và sự đều đặn của chúng, mà còn bởi đỉnh nhô được tạo ra nơi chúng giao nhau. Nó chắc chắn không phải là được mài tròn như kiểu làm thủ công, và đó là bằng chứng rõ ràng của phương pháp cơ khí cực kỳ cao cấp được áp dụng để tạo ra các đường cong ấy”.

Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 5)
Một cái đĩa bằng đá cứng khác. Theo bạn sử dụng công cụ bằng đồng có thể nào tạo ra những vật dụng hàng ngày tinh vi đến mức này không? Tuy vậy, những người bí ẩn tại vùng đất mà nay là Ai Cập đã tạo ra chúng ít nhất là từ 6.000 năm trước đây!
Kỹ thuật cơ khí siêu đẳng thời tiền sử (Phần 1) - Tin180.com (Ảnh 6)
Cái đĩa bằng đá diệp thạch này được tìm thấy tại Saqqara, Ai Cập. Người ta chỉ có thể phỏng đoán mục đích của nó mà thôi. Nó có đường kính khoảng 30cm, và chỉ dày 1cm. Hiện nó được trưng bày tại bảo tàng Cairo, và được gán nhãn là “cái đựng hương trầm”, mặc dù hoàn toàn không có bằng chứng nào chứng minh điều đó. Rõ ràng, đẽo gọt đá (hoặc đúc đá) đã là kỹ năng quen thuộc của họ. Nhìn chúng, không ai trong chúng ta không liên tưởng tới những bộ phận máy móc nào đó của thế giới hiện đại, nếu ta không biết chúng được chế tạo bằng chất liệu gì, ở đâu, và vào thời gian nào.

Bí ẩn những ngôi đền khổng lồ của người tiền sử

Một trong những điều kỳ bí nhất của “người tiền sử” là khả năng làm việc với những khối đá có kích thước khổng lồ một cách dễ dàng, vào thời mà theo sách giáo khoa không thể có những thiết bị khoa học và công cụ máy móc hiện đại hỗ trợ cho việc xây dựng. Điều đó đã cho thấy sự tồn tại của những chủng người phát triển, chứng tỏ rằng họ là ai đó chứ không phải là những “người tiền sử” săn bắn hái lượm sống trong hang đá như trong tưởng tượng của chúng ta.

Tại thị trấn Ba’albek của LiBăng, ở độ cao 1.150 m so với mực nước biển, tọa lạc tàn tích những ngôi đền vĩ đại lớn nhất thế giới. Kỳ lạ thay, không ai biết chủ nhân đích thực của chúng là ai, và cũng không có bất kỳ tư liệu lịch sử nào ghi chép về nguồn gốc của chúng.

Bí ẩn những ngôi đền khổng lồ của người tiền sử - Tin180.com (Ảnh 1)

Điều đáng kinh ngạc nhất, là người Sumer từ 5.000 năm trước đã đề cập đến Ba’albek và gọi đó là “thành phố cổ xưa”.

Megalyths

Vẻ đẹp kỳ lạ vẫn phảng phất dù thời gian đã làm cung điện khổng lồ nguy nga trở thành tàn tích

Travel Tourism And Landscapes Destinations: The Baalbeck Archaeological  Site: The Canaanite God's mythological city (Part – 1)

Hình ảnh phục dựng của khu tàn tích vĩ đại

Informe del Misterio: agosto 2012

Tỉ trọng của các phần khác nhau bên trong mỗi khối đá có thể khác nhau khá xa, hơn nữa một số khối đá nặng đến mức không thể nhấc nổi, do đó nhiều khi chúng ta chỉ có thể ước lượng được khối lượng của chúng.

Asombrosas y misteriosas construcciones de piedra

Tảng đá to nhất tại đây là tảng khối xây dựng lớn nhất hành tinh, dài 21,36m, cao 4,33m, rộng 4,6m và nặng khoảng từ 1.200 tấn đến 2.000 tấn. Khối đá này cùng với các khối xây khổng lồ khác ở đây đã khiến các nhà khảo cổ, các nhà khoa học và các kỹ sư vô cùng kinh ngạc.

MFS-Strange but TRUE: December 2014

Khối lượng của nhiều khối đá này chỉ có thể được ước đoán, bởi không có bất kỳ thiết bị cơ khí hiện đại nào của chúng ta có thể nhấc và di chuyển nổi chúng. Nhiều người cho rằng khối đá khổng lồ này có khối lượng lên tới 2.000 tấn.

Notes from an ancient Indic, Sanskritic World: ANCIENT LEBANON - THE LINK  TO SRI RAMA, BALARAMA AND SRI KRISHNA - Vedic Cafe

Địa hình Baalbek dốc, mấp mô và lởm chởm đá, hoàn toàn bất lợi cho việc xây dựng. Hơn nữa, các tảng đá nặng 1.000 tấn phải được nhấc bổng lên và đặt chồng lên nhau làm nền móng. Không có chiếc cần trục nào trong thế giới hiện đại của chúng ta có thể nhấc nổi khối xây khổng lồ này.

Có giả thuyết cho rằng các mặt phẳng nghiêng, ròng rọc và hệ thống giàn đã được sử dụng, cùng với hàng ngàn công nhân và sức thú. Đài kỷ niệm Ai Cập phía trước Hoàng Cung của St. Peter ở La Mã là một ví dụ. Kiến trúc sư Domenico Fontana đã xây dựng tảng đá 327 tấn ở thời kỳ Phục Hưng với sự giúp sức của 40 ròng rọc lớn, 800 công nhân, 140 con ngựa. Tuy nhiên ông ta có một khoảng đất bằng phẳng trống trải. Những thuận lợi này không thể tìm thấy tại Baalbek. Có thể thấy rõ rằng Baalbek không phải được dựng nên vào thời kỳ của đế quốc La Mã.

Kawthar Magazine: December 2010

Không có nguồn thông tin nào của La Mã đề cập đến các phương pháp xây dựng, hoặc các dữ liệu và tên gọi của những người chủ, các kỹ sư, các kiến trúc sư và các công nhân của công trình khổng lồ này. Tảng ghép nguyên khối của 3 khối mỗi khối hơn 1000 tấn, ghép nối với 6 tảng khác tại phía Tây của công trường không có nét kiến trúc hay họa tiết điêu khắc mỹ thuật nào tương tự với những công trình trong thời đại La Mã. Những khối đá vôi có các dấu vết rõ ràng của sự xói mòn cát cho thấy đây là một công trình đã được xây dựng rất lâu trước thời kỳ đó.

Misteri Kemegahan Kuil Baalbeck - Masih Kepo Ga??

3 khối đá bên dưới “Nền móng vĩ đại” (The Grand Terrace) của ngôi đền cũng được ước tính có khối lượng từ 750 cho đến 1.000 tấn mỗi khối. Người ta còn thấy nhiều khối đá cực lớn khác xung quanh khu “Đền Jupiter” vĩ đại tại Ba’albek.

Ở đây chúng ta có thể nhận thấy các kích thước to lớn khác thường của nền móng “Đền thờ Jupiter”. Cho đến bây giờ không ai có thể hiểu được làm thế nào những tảng đá nặng hàng ngàn tấn mà ngay cả các cần trục khỏe nhất của người hiện đại chúng ta cũng không nhấc nổi này, lại có thể được tách ra, đẽo gọt vuông vắn và vận chuyển từ khu mỏ cách đó nhiều km, rồi được xây dựng, đặt vào vị trí chính xác của chúng, tại công trường có độ cao 1.150m như thế này. Ngay cả với công nghệ hiện đại ngày nay đây cũng là một bài toán hết sức nan giải, hầu như không thể thực hiện được. Người ta không thể biết người xưa đã dùng các công cụ thiết bị và phương tiện vận chuyển gì để dựng nên bí ẩn vĩ đại này.

Liberalguy: May 2010

Cột trụ đổ nằm ngang phía dưới bên phải tấm ảnh có đường kính trên 2,2m. Có thể thấy khu kiến trúc tiền sử khổng lồ tuyệt đẹp này có tỉ lệ lớn hơn tỉ lệ thông thường vài lần.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người cho rằng trước Đại Hồng Thủy có một nền văn minh của những người khổng lồ, sống sót sau đại thảm họa đó họ trở thành những ông tổ đầu tiên của nền văn minh cổ Ai Cập và Sumer,… Họ được tôn thờ như những vị thần, và là nguyên nhân tại sao các bích họa và phù điêu thời đó mô tả họ vô cùng kỳ lạ đối với nền văn minh chúng ta.

egy monuments: 2012

Bức phù điêu Ai Cập cổ đại thời những vương triều đầu tiên

bensozia: 2012

Phù điêu Sumer cổ đại. Gilgamesh vị vua tổ tiên đời thứ 4 của người Sumer kẹp một con sư tử đực trong tay như một con mèo.

Atlantis – Thế giới bị lãng quên (kỳ 1)

Theo chân các nhà khảo cổ và các nhà nghiên cứu, lần lượt từng huyền thoại và truyền thuyết được khám phá ra là sự thật. Atlantis là một trong số các huyền thoại như vậy.

Atlantis - Thế giới bị lãng quên (kỳ 1) - Tin180.com (Ảnh 1)

Plato (428 TCN – 348 TCN) là một trong những nhà hiền triết Hy Lạp vĩ đại nhất trong lịch sử. Ảnh: Plato và Aristotle

Atlantis là một thiên đường trên mặt đất được Plato mô tả trong tác phẩm Timaeus & Critias của ông. Plato đã mô tả hòn đảo Atlantis nằm trong biển Thái Bình Dương, phía tây Gibraltar, đã bị hủy diệt do sự đồi bại và độc ác của con người. Hàng ngàn năm nay Atlantis đã làm điên đầu các nhà thám hiểm và các học giả trên thế giới, làm họ phải bỏ rất nhiều công sức nghiên cứu và tìm kiếm tàn tích của nó.

Atlantis - Thế giới bị lãng quên (kỳ 1) - Tin180.com (Ảnh 2)
Quan niệm phổ biến hiện nay về thành phố Atlantis, dựa trên mô tả của Plato

Tham khảo tác phẩm Timaeus và Critias của Plato, bản dịch từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Anh của Benjamin Jowett (15/4/1817 – 1/10/1893), một trong những vị giáo sư vĩ đại nhất Anh quốc thế kỷ 19: http://www.atlantisbolivia.org/atlantisjowetttranslation.htm

Tóm lược các nội dung chủ yếu của bản dịch:

Sự thậtVậy hãy lắng nghe, Socrates, một câu chuyện lạ lùng nhưng hiển nhiên có thật.
Ngày thángVề những công dân sống cách đây 9.000 năm trước.
Ngày tháng của những cuộc chiến tranhĐầu tiên chúng ta phải nhớ rằng 9.000 năm đã qua kể từ khi cuộc chiến mà được kể là đã xảy ra giữa những người cư ngụ ở bên ngoàiPillars of Heraclesvà tất cả những người sống bên trong đó.
Nguồn gốcCác ghi chép lịch sử đó kể về quyền lực vĩ đại của thành phố, về cuộc viễn chinh chống lại cả châu Âu và châu Á, và về kết cục của thành phố. Sức mạnh đó tiến ra khỏi Đại Tây Dương, bởi vì ngày ấy Đại Tây Dương có thể qua lại được. Và có một hòn đảo nằm phía bên kia eo biển mà các bạn gọi làPillars of Heracles. Hòn đảo này lớn hơn Libya và châu Á cộng lại.
Đế chếBấy giờ trên hòn đảo Atlantis này có một đế chế hùng mạnh phi thường, đã cai trị toàn bộ hòn đảo này và nhiều đảo khác, cùng nhiều phần của lục địa, và, hơn nữa, người Atlantis đã chinh phục được nhiều phần của Lybia cho tới Ai Cập, và của châu Âu cho tới Tyrrhenia.
Sự sụp đổ của AtlantisSau đó xảy ra những trận động đất và Trận Lụt khủng khiếp, và trong một ngày đêm tồi tệ ấy tất cả các chiến binh đã bị mặt đất nuốt chửng, và hòn đảo của Atlantis bị biển cả nuốt chửng rồi biến mất dưới biển sâu. Vì thế biển cả ở những khu vực đó là không thể vượt qua được và không thể thăm dò được, bởi vì có một chỗ bùn cạn trên đường đi, chỗ mà hòn đảo đã bị nhấn chìm.
Bị nhấn chìm do động đấtQuyền lãnh đạo và chỉ huy cuộc chiến ở phía bên này thuộc về thành phố của chúng ta, còn ở bên kia là thuộc về các vị vua của Atlantis. Vào lúc ấy chúng ta nói rằng, Atlantis là một hòn đảo lớn hơn Libya và châu Á cộng lại, và sau khi chìm xuống biển bởi động đất, đã trở thành những vật cản bằng bùn không thể vượt qua được đối với những người đi biển từ đây tới bất cứ khu vực nào trên đại dương.
Vị trí của bình nguyênNhìn ra biển, gần bờ biển nhưng tại trung tâm của hòn đảo có một bình nguyên.
Vị trí của ngọn đồi mà đã trở thành thành phố của AtlantisVà, lại nữa, ở gần bình nguyên ấy, và cũng ở trung tâm hòn đảo, cách xa khoảng 50 stadium (1 stadium = 185m), có một ngọn núi thấp.
Những khu vực đất liền và biển cảPoseidon… Để củng cố ngọn đồi, ông phá vỡ các phần đất xung quanh nó, tạo thành những vòng tròn đồng tâm xen kẽ đất và nước, lớn và nhỏ, bao bọc lẫn nhau, có 2 vòng đất và 3 vòng nước, mỗi cái có chu vi cách đều tâm chung, cho nên không ai có thể lên đảo nếu không nhờ có tàu thuyền.
Mạ các bức tườngToàn bộ chu vi của bức tường chạy vòng quanh khu vực ngoài cùng, họ bao phủ bởi một lớp vỏ đồng thau, và chu vi của vòng tiếp theo họ phủ bằng thiếc, và vòng 3 – vòng xung quanh thành trì ấy, chói lóa trong ánh sáng rực rỡ của orichalcum.
OrichalcumTrước hết họ khai thác các tài nguyên, cả kim loại và khoáng chất, gồm cả một thứ kim loại mà nay chỉ còn biết tên, vốn từng không chỉ là cái tên: “Orichalcum”, đã được khai thác tại nhiều chỗ trên hòn đảo này, và là thứ kim loại quý giá nhất chỉ sau vàng. (orichalcum sáng lấp lánh như ngọn lửa)
Mô tả về Bình nguyênCả đất nước được ông ta kể là rất cao và dốc đứng so với mặt biển, nhưng khu vực xung quanh thành phố là một bình nguyên bằng phẳng, và bản thân bình nguyên lại được bao bọc bởi những rặng núi trải dài ra tận biển. Bình nguyên ấy có hình chữ nhật, có chiều dài khoảng 3.000 stadium, chiều rộng khoảng 2.000 stadium.
Mô tả về bình nguyênTôi sẽ mô tả bình nguyên ấy, giờ đây dưới sức mạnh của tự nhiên và sức lao động của nhiều thế hệ vua chúa, bình nguyên có dạng như thế này. Ban đầu hầu như nó có hình chữ nhật.
Bình nguyên và những kênh đàoVà những khiếm khuyết trong hình dạng của nó được sửa chữa bằng cách xây một đường mương tròn xung quanh nó. Chiều sâu, chiều rộng và chiều dài của đường mương ấy thật là vĩ đại, tạo ra cảm giâc rằng một công trình quy mô như vậy, cũng như rất nhiều cái khác, không thể nào là nhân tạo được. Tuy nhiên tôi phải kể lại những gì mà tôi đã được kể. Nó sâu khoảng 100 bộ, và rộng 1 stadium, được đào vòng quanh toàn bộ bình nguyên nên nó dài khoảng 10.000 stadium (1 stadium = 185m). Những con sông chảy từ trên những ngọn núi ấy trút vào nó, chảy quanh bình nguyên và gặp nhau tại thành phố này, rồi đổ ra biển. Cũng vậy, ở trong nội địa những con kênh thẳng rộng khoảng 100 bộ được cắt xuyên qua bình nguyên, và lại đổ vào con mương dẫn ra biển: những con kênh này cách nhau khoảng 100 stadium, và nhờ có chúng người ta mang gỗ từ trên những ngọn núi xuống thành phố, và vận chuyển sản vật bốn mùa từ các nơi trên trái đất bằng những con tàu, qua những lối cắt ngang, từ con mương này sang con mương khác, rồi vào thành phố.
Atlantis - Thế giới bị lãng quên (kỳ 1) - Tin180.com (Ảnh 3)
Bản đồ thành phố Atlantis, phục chế theo mô tả của Plato

Thật đáng ngạc nhiên là, các phát hiện khảo cổ học gần đây cho thấy khắp thế giới cổ xưa có rất nhiều thành phố và kiến trúc dạng tròn giống như Atlantis chứ không chỉ có một thành phố tròn Atlantis. Có thể thấy đây là dạng kiến trúc phổ biến hoàn cầu thời đó.

Atlantis - Thế giới bị lãng quên (kỳ 1) - Tin180.com (Ảnh 4)
Tọa độ 21° 3’30.26″N, 11°21’34.88″W, thuộc nước Mauritania, Bắc Phi. Đường kính khoảng 45km. Vùng đất Bắc Phi thời xa xưa đã từng là đáy biển.
Atlantis - Thế giới bị lãng quên (kỳ 1) - Tin180.com (Ảnh 6)
Tại tọa độ 29°27’1.95″N, 30°21’38.90″E, thuộc Ai Cập, Bắc Phi
Atlantis - Thế giới bị lãng quên (kỳ 1) - Tin180.com (Ảnh 7)
Tọa độ 18°23’32.00″S, 67 °58’28.00″W, thuộc Bolivia, Nam Mỹ. Phần lớn Bolivia thủa xa xưa cũng đã từng là đáy biển
Atlantis - Thế giới bị lãng quên (kỳ 1) - Tin180.com (Ảnh 8)
Ngọn đồi gồm nhiều đường tròn đồng tâm, với phần phía đông đã bị phá hủy bởi động đất. Nó nằm ở phía tây nam Oruro, khu vực hồ Poopo, thuộc dãy núi Altiplano của Bolivia, Nam Mỹ

Nhóm các nhà khảo cổ Peru và Đức vào năm 2008 đã khám phá ra khu quảng trường hình tròn, nằm sâu bên dưới một công trình đổ nát khác có tên là Sechin Bajo ở Casma, cách thủ đô Lima của Peru 368 km về phía bắc.

Atlantis - Thế giới bị lãng quên (kỳ 1) - Tin180.com (Ảnh 9)
Các nhà khảo cổ đã phát hiện được một thành phố cổ xưa có niên đại tới 5.500 năm tại Casma, Peru, Nam Mỹ. Nó cùng thời với các nền văn minh Lưỡng Hà và Ai Cập cách xa nửa vòng trái đất, và cũng cho thấy một trình độ phát triển rất cao về mọi mặt ngay từ ban đầu.

Gilgal Refaim, còn có tên là Rujm el-Hiri, Rujm al-Hirrī, Rujm Hiri và Rujum al-Hiri, là tàn tích của một kiến trúc cự thạch hết sức cổ xưa trên cao nguyên Golan, Syria, thuộc vùng đất Lưỡng Hà, khá gần khu đền khổng lồ Baalbek. Nó được ước định niên đại là 5.000 năm, tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng nó còn cổ xưa hơn thế nhiều.

Atlantis - Thế giới bị lãng quên (kỳ 1) - Tin180.com (Ảnh 10)
Gilgal Refaim, chấm màu đen ở dưới bên trái hình là một người đang đứng dang rộng đôi tay
Atlantis - Thế giới bị lãng quên (kỳ 1) - Tin180.com (Ảnh 12)
Các cổ vật gốm này có niên đại khoảng 3.000 năm trước. Chúng được tìm thấy tại nhiều nơi thuộc Tây Ban Nha như Carambolo, Seville, và Luzaga, Guadalajara. Hình vẽ trên chúng hoàn toàn khớp với các mô tả của Plato về Atlantis và cũng trùng khớp với quan niệm hiện nay của chúng ta về thành phố bí ẩn này

Những bí mật của thành phố cổ Arkaim (Nga), cùng thời với Ai Cập và Lưỡng Hà, đã dần được phơi bày ra ánh sáng:

Atlantis - Thế giới bị lãng quên (kỳ 1) - Tin180.com (Ảnh 14)
Atlantis - Thế giới bị lãng quên (kỳ 1) - Tin180.com (Ảnh 15)

Tổng thống Nga V.Putin đã từng đến thăm một trong những vùng đất huyền bí nhất trên địa cầu – tàn tích của thành phố cổ xưa Arkaim – nằm ở ngoại ô thành phố công nghiệp Ural ở Chelyabinsk, Liên bang Nga. Nhiều sử gia, nhà khảo cổ và các nhà nghiên cứu vật thể bay không xác định (UFO) đã mất nhiều năm trời ròng rã cố gắng vén bức màn bí mật của đô thị cổ này. Quốc gia nào đã có mặt tại Arkaim từ 40 – 60 thế kỷ trước? Tại sao những người thuộc về một nền văn minh cổ xưa như thế lại đạt đến thành tựu khoa học kỹ thuật cao đến như vậy?

Luân hồi đầu thai ở VN: trường hợp bé Quyết Tiến

Thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn (Hoà Bình) đang tồn tại câu chuyện khá ly kỳ. Một cháu bé cư nằng nằng nhận mình là đứa trẻ đã chết cách đây hơn mười năm và đòi về ở với bố mẹ người đã chết. Sau khi đưa ra nhiều “bằng chứng” chứng tỏ mình là cháu bé đã chết, cháu bé đã được nhận về nuôi như một sự sống lại của linh hồn đã chết trước đó.

>> Những câu chuyện đầu thai khó tin trên thế giới

LieuLin
Nguyễn Phú Quyết Tiến (Bình) cũng đùa nghịch bình thường như bao đứa trẻ khác

Anh Tân và chị Thuận đều là cán bộ công tác tại thị trấn Vụ Bản. Anh chị kết hôn năm 1987 đến năm 1992 chị Thuận sinh cháu trai đặt tên là Nguyễn Phú Quyết Tiến, Tiến khoẻ mạnh bụ bẫm và lớn lên trong sự vui mừng khôn tả. Tai họa ấp đến trong một lần ra sông chơi, Tiến chẳng may chết đuối, khi ấy cháu 5 tuồi. Lúc này chị Thuận cũng không thể sinh thêm con vì lý do sức khỏe.

Kiếp luân hồi?

Con mất, vợ chồng anh Tân suy sụp. anh Tân cũng nghỉ việc, ra làm tự do. Vợ chồng anh Tân chị Thuận tưởng như sẽ phải sống với nhau trong sự côi cút không con thì một ngày đầu năm 2006, bỗng có một cháu bé tự khẳng định cháu chính là cháu Tiến, người đã bị chết đuối năm 1997!

BanCoi3
Xóm Cọi, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình nằm bên bờ sông Bưởi

Nhấp chén nước, thả những vòng khói thuốc lá chậm rãi anh Tân đã kể lại cho tôi nghe câu chuyện ly kỳ này. Khi Tiến mất cháu đang là học sinh trường mầm non Hoa Hồng ở thị trấn Vụ Bản. Cô giáo dạy cháu Tiến là cô Đông và chính cô Đông là người đã phát hiện ra cháu Tiến đã “lộn về nguyên bản” ở cháu Bình con anh Hoan, chị Dự, người trong bản. Cháu Bình sinh ngày 06/10/ 2002. Lần đầu tiên cô Đông thấy cháu Bình có những biểu hiện rất lạ, cô hỏi chuyện cháu bảo cháu không muốn học ở đây, cháu muốn được học ở trường của cháu. Cô Đông hỏi lại, thế trường cháu ở đâu? Trường Hoa Hồng ở ngoài thị trấn, cháu Bình trả lời. Sao lại là trường Hoa Hồng, làm sao cháu biết trường đó, cô Đông thắc mắc. “Nhà cháu ở ngoài đó, nhà cháu gần nhà ông Lai”. Nghe Bình nói đến đây cô Đông sởn hết cả tóc gáy. Cạnh nhà ông Lai là nhà anh Tân và lẽ nào…Thời gian tiếp theo cô Đông âm thầm tìm hiểu và biết thêm. Một lần chị Dự mẹ cháu Bình đánh cháu vì cháu nghịch bẩn hết áo quần. Rơm rớm nước mắt thằng bé bảo: “Mẹ đừng đánh con, bẩn áo quần thì mẹ đưa con về nhà con để con lấy”. Chỉ nghĩ trẻ con nói nên chị Dự không để ý gì. Những lần khác chị Dự có đánh Bình lại bảo “con đã chết một lần rồi, mẹ đừng đánh con lại chết lần nữa đấy”. Sau mỗi lần bị mắng là cháu lại đòi được về nhà.

LieuLin01
Chị Bùi Thị Dự bên tấm ảnh cậu con trai Bùi Lạc Bình khi vừa tròn 3 tháng tuổi

Một lần cháu Bình đòi chị đưa về nhà, điên tiết chị Dự bảo thích thì ngồi lên xe tao chở đi. Bình ngồi sau xe bảo mẹ chở ra thị trấn, từ chợ thị trấn Bình bảo mẹ chở đến cuối sân vận động và rẽ vào phố Hữu Nghị. Đến số nhà 25, chính là nhà anh Tân, Bình xuống xe nói với mẹ “nhà con đây”. Tuy nhiên nhà đóng cửa, chị Dự lại chở Bình về. Một lần nữa, chị Dự đi chợ thi trấn và cho Bình đi cùng và đến chợ Bình lại nằng nặc đòi mẹ “đưa về nhà con”, hai mẹ con lại đến trước nhà anh Tân sau khi thấy cửa đóng then cài mẹ con lại ra về.

Mặc dù Bình nói vậy nhưng chưa bao giờ bao giờ chị Dự để ý gì vì nghĩ Bình chỉ là một đứa trẻ mới 4 tuổi. Câu chuyện thực sự “nóng” từ ngày cô Đông phát hiện ra những biểu hiện lạ ở Bình cùng với lời chị Dự kể cô Đông mới hoài nghi thực sự. Cô Đông đem chuyện kể lại với những giáo viên trong trường, trong đó có cô Phương. Là người quen biết với chị Thuận nên cô Phương đã lập tức kể lại câu chuyện ly kỳ này cho chị Thuận nghe: “cô vào trong xóm Cọi xem sao nghe nói thằng Tiến nó “lộn” về vào cháu Bình đang học ở trường trong đó”. Cũng chẳng dám tin và đem chuyện kể lại với chồng, anh Tân lập tức giục vợ phải vào xem sao. Trước đây, khi cháu Tiến mới mất có một bà xem bói người Mường nói với anh rằng: “Anh đừng buồn, cháu Tiến linh thiêng lắm rồi sẽ quay về với anh thôi”. Lần khác anh đi xem bói tận Hoà Bình ông thầy cũng nói điều tương tự. Là người không mê tín nên lúc đó anh chỉ nghĩ rằng người ta động viên mình. Thế nhưng lúc nghe vợ kể lại câu chuyện Tiến lộn về trong xóm Cọi anh Tân cũng bán tín bán nghi và phân vân liệu lời thầy bói năm xưa có chăng lại là sự thật. Anh đã quyết định phải một lần đi tìm hiểu xem sao.

Hành trình tìm lại con

13
Anh Tân và cậu con nuôi Bùi Lạc Minh-Nguyễn Phú Quyết Tiến

Một ngày sau anh Tân đã cùng với chị Thuận tìm đến xóm Cọi, tìm đến nhà vợ chồng Hoan Dự. Vốn chưa biết nhau nhưng khi đến nhà anh Tân cứ làm như đã quen biết gia đình từ lâu lắm. Không nhận ra ai nhưng chị Dự, anh Hoan cũng không dám hỏi vì nhỡ đâu người quen lâu rồi mình không nhận ra nếu hỏi lại…vô duyên. Sau mấy câu hỏi thăm anh Tân bắt đầu hỏi đến cháu bé: Thằng bé Bình đâu nhỉ bác ngắm tý xem lớn đến đâu rồi. Chị Dự cho biết cháu đang đi chơi cùng chúng bạn, một lát sau chị Dự cũng gọi cháu về để anh Tân gặp mặt. Về đến nhà thằng bé cứ lấm lét nấp sau cảnh cửa. Anh Tân buông lời: Có nhớ bác không, bác mua nhiều bi cho cháu đây này. “Biết rồi, lúc nãy thấy hai người đi đầu làng biết rồi”. Nghe thằng bé nói vậy anh Tân phát hoảng. Sao nó lại biết mình vào đây cơ chứ.

Sau vài câu chuyện hai bên trở nên thân tình anh Tân ngỏ ý muốn đưa cháu Bình về nhà chơi, anh Hoan chị Dự đồng ý. Riêng thằng bé nghe nói được đi là leo tót lên xe và chiều ngay hôm đó anh Tân đưa cháu Bình về nhà mình. Trên đường về, để thử thằng bé, anh Tân dừng xe trước một ngôi nhà cao tầng bảo cháu, nhà bác đấy cháu vào đi. Lập tức Bình bảo, đây không phải, nhà ở dưới kia cơ. Đi qua rất nhiều đường trong thị trấn, anh Tân không đi theo đường chính vì muốn thử thằng bé. Ngạc nhiên là Bình cứ chỉ rành rọt và cho đến ngôi nhà anh Tân thì mới thôi.

Vừa mở cửa nhà, Bình lập tức xuống xe và chạy tót vào trong và mở tủ bới đồ đạc. Chị Dự đi cùng đã định ngăn lại vì sợ vợ chồng anh Tân đánh giá con mình thiếu giáo dục nhưng anh Tân đã ngăn lại. Mặc cho cháu Bình tìm kiếm. Anh Tân hỏi thế cháu đang tìm gì. “Tìm cái máy bay và cần cẩu”. Nghe Bình nói anh Tân giật mình vì đây là hai món đồ chơi anh đã mua cho cháu Tiến trước đây. Đến lúc cháu qua đời anh mới mang vứt đi. “Bác cất đi rồi để lúc nào bác tìm lại cho cháu”, anh nói với cháu Bình. Sau bữa cơm anh Tân bảo cháu ra xe để chở hai mẹ con về nhưng thằng bé bảo, nhà ở đây, không về đâu. Nói rồi Bình chạy vào nhà leo lên giường:

– Đây là giường con, chỗ con nằm ở đây.

– Thế cháu hay nằm thế nào?

– Con nằm thế này này. Nói rồi Bình nằm sấp xuống giường.

Nhìn cái dáng Bình nằm y như Tiến năm xưa vợ chồng anh Tân lặng người, chị Thuận chỉ còn biết úp mặt vào lưng chồng khóc sụt sùi bởi thằng bé có những cử chỉ giống con mình năm xưa quá. Trước sự tha thiết của thằng bé đêm hôm đó chị Dự đã miễn cưỡng cho con ở lại với gia đình anh Tân. Biết chuyện thằng bé, đêm hôm đó hàng xóm láng giếng kéo đến chật kín nhà. Ai cũng thử Bình bằng những câu hỏi để xem nó kể lại chuyện ngày xưa có chính xác không.

Về ở hẳn với anh Tân

24
Chị Thuận, Bình_Tiến, Anh Tân và người bác ruột Bùi Văn Tuấn

Đêm đầu tiên Bình ở với anh Tân chị Thuận, anh chị đã hỏi cháu rất nhiều chuyện. Hỏi chuyện… con chết thế nào, tại sao lại về trong xóm Cọi. Bình bảo, con cũng đã quay về nhà nhưng đến cái cống đầu ngõ có một người to lớn cứ chặn con lại rồi đuổi đi nên không vào được nhà. Một hôm đang ở dưới chân cầu Vụ Bản, nơi Tiến chết đuối gặp vợ chồng anh Hoan đi chợ về và… Tiến theo về Xóm Cọi, “lộn” vào Bình.

Cũng đêm đó, anh Tân giả vờ gọi lớn Tiến ơi, lập tức ở trong nhà Bình dạ và còn hỏi lại bố gọi gì con. Chỉ vào chị Thuận hỏi đây có phải là mẹ con không, cháu cũng trả lời phải. Những lời nói, những hành động rất giống Tiến đã làm cho anh Tân chị Thuận nghĩ rằng Bình chính là do Tiến “lộn” về. “Việc cháu gọi chúng tôi cũng hoàn toàn tự nhiên chẳng ai bảo với cháu cả”, anh Tân nhớ lại.

Đưa cháu Bình trả về với bố mẹ đẻ của cháu anh Tân vẫn canh canh trong lòng. Nghĩ đến chuyện thằng bè khóc lóc khi phải bắt về anh lại thương nó vô cùng, từ ngày nó đến với gia đình anh cứ nghĩ nó chính là Tiến. Thế nhưng, nó là con nhà người ta, mình nói ra không chỉ vợ chồng Hoan Dự mà cả thị trấn này sẽ nói là muốn cướp con người ta nên dựng chuyện. Bao nhiêu suy nghĩ cứ giằng xé trong con người anh Tân. Về phần nhà chị Dự, mặc dù con cứ nằng nặc đòi ở với anh Tân chị Thuận nhưng đó là điều không thể. Anh chị lấy nhau cũng sáu năm mới có được cháu Bình, chị cũng không thể sinh được con nữa. Nhà anh Tân lại giàu có, nếu cho cháu về ở dư luận lại cho rằng mình bịa chuyện chỉ vì hám tiền. Ba ngày hôm sau, vì nhớ thằng bé anh Tân lại vào xóm Cọi thăm cháu. Vừa thấy anh Tân, Bình đã nhảy tót vào lòng anh như người thân thiết từ lâu lắm. Mặc cho bố mẹ, bà nội vẫn đang ngồi bên cạnh. Điều ngạc nhiên là chính Bà Thỉn bà nội cháu bé nói với anh Tân: “Từ ngày thằng Bình bắt đầu bi bô tập nói tôi đã biết nó không phải người Mường mà là người Kinh. Nó nói tiếng Kinh rành rọt, điều mà chưa một đứa bé người Mường nào giống thế”. Chính Bình cũng đã có lần nói với mẹ: “con là người Kinh, con không phải người Mường. Mẹ không đưa con về con sẽ chết”. Bà Thỉn đưa Bình đi học cháu khóc và nói: “cháu không học trường này đâu, cháu học trường gần nhà cháu cơ, trường ở ngoài thị trấn”.

Một thời gian sau đó Bình liên tục đòi bố mẹ “đưa về nhà con” và doạ “không đưa về con sẽ chết”. Một lần bình ốm nặng, anh Hoan chị Dự đã rất lo lắng, sợ điều thằng bé nói sẽ linh, nó sẽ chết thật. Dù được mỗi mình cháu nhưng không còn cách nào khác, cuối năm 2006 anh chị đã đồng ý cho Bình về ở hẳn với nhà anh Tân, chị Thuận. Từ ngày về với “nhà của con” Bình chơi vui vẻ và không còn bệnh tình gì nữa.

5
Anh Tân chỉ về nơi cậu con trai duy nhất Nguyễn Phú Tiến đã ngã xuống sông Bưởi

Ở Lạc Sơn chuyện “con lộn” xưa nay không phải là hiếm, không có gì là quá lạ lẫm. Thế nhưng, “con lộn” về ở hẳn với bố mẹ người đã chết như Bình thì chưa từng xảy ra. Sau khi Bình về ở với anh Tân chị Thuận, cả hai gia đình đã làm thủ tục cho nhận con nuôi. Bình được chuyển về trường mầm non Hoa Hồng nơi Tiến ngay xưa học và tiếp tục đi học. Kể từ ngày về ở với bố Tân, mẹ Thuận, Bình cũng được đổi thành tên Tiến và mang họ Nguyễn Phú Quyết Tiến, Tên họ trùng với cháu Tiến con anh Tân đã chết đuối cách đây hơn 10 năm.

Chị Thuận bảo, thời gian cháu Bình về ở với vợ chồng chị, câu chuyện này đã trở thành đề tài bàn tán xôn xao. Không chỉ ở thị trấn Vụ Bản, cả tỉnh Hoà Bình đi đâu cũng nghe nói về chuyện “lộn con” có một không hai này.

Những “bằng chứng” khó giải thích

Trong cuốn sách phật giáo Hương Hiếu Hạnh xuất bản năm 2007, câu chuyện về “con lộn” Tiến-Bình đã được đưa vào sách với nhan đề “Một trường hợp tái sinh ở Vụ Bản”. Cuốn sách không đưa ra sự phủ nhận hay khẳng định mà chỉ ghi nhận đó là trường hợp người thật việc thật đang hiện diện tại Vụ Bản. Và câu chuyện kỳ lạ nay cũng đã đến tai những người nghiên cứu về tâm linh. Anh Tân cho biết, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, Trung tâm tiềm năng con người đã nhiều lần điện thoại gặp anh chị để xin được tìm hiểu nhưng anh Tân từ chối. Hiện Bình-Tiến đã đi học lớp 1 và cũng bình thường như bao đứa trẻ khác. Anh Tân không muốn sự việc lại trở nên phức tạp và được thêu dệt thêm.

Trước khi gặp gia đình anh Tân, tôi thật sự ái ngại khi đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, trái hẳn với lo lắng của tôi, anh Tân rất vui vẻ kể lại câu chuyện một cách tỷ mỉ. Thậm chí, đang giờ hành chính nhưng anh vẫn gọi chị Thuận về để hai vợ chồng kể chuyện Tiến-Bình cho tôi nghe. Tuy nhiên, hôm tôi đến nhà Tiến đang đi học, cháu học cả ngày và trưa ở lại trường. Để giúp tôi hiểu rõ hơn, trưa đó chị Thuận đã đón cháu về nhà. Vừa về đến cổng Tiến đã nhanh miệng gọi bố, thấy tôi Tiến khoanh tay chào chú rất lễ phép. Cháu rất khôi ngô, nói chuyện tự nhiên. Vừa vào nhà là kể chuyện cô, chuyện lớp, hết chuyện này sang chuyện khác. Cháu cứ ôm lấy anh Tân mà kể, chẳng biết ngại ngùng mặc cho lúc đó trong nhà có rất nhiều người và cả mẹ đẻ của cháu, chị Dự.

– Bình này chú ở trong xóm Cọi ra đưa cháu về với mẹ Dự đây. Tôi hỏi cháu

– Cháu là Tiến chứ

– Không. Cháu là Bùi Văn Bình, hôm nay trong bản có lễ hội chú ra đưa cháu về xem

– Không về đâu, cháu là Nguyễn Phú Quyết Tiến, cháu không phải Bình, cháu ở với bố Tân mẹ Thuận cơ.
Anh Tân ngồi cạnh cháu cũng thêm vào:

– Chú nói đúng đó, con là Bình không phải Tiến đâu

– Bố nói dối, con là Tiến. Bố đừng đuổi con nghe bố, bố thương con mà. Nói rồi thằng bé rơm rớm nước mắt, hai tay ôm chặt lấy anh Tân như van xin trông đến tội nghiệp.

Lúc mới về, Tiến còn vui mừng nói cười và mỗi lần thấy tôi cầm máy ảnh lên cháu lại làm dáng. Thế nhưng khi nói đưa cháu đi về xóm Cọi cháu chẳng còn nói cười nữa mà chỉ ôm lấy bố Tân.

Câu chuyện đang dang dở với Tiến thì cũng là lúc cháu phải vào lớp. Trước lúc đi Tiến lại khoanh tay dõng dạc chào chú và không quên dặn “cháu không về xóm Cọi đâu nhé”. Thời gian tiếp xúc với cháu không được bao lâu nhưng tôi thật sự ấn tượng với thằng bé. Tiến thật khôn và lanh lợi nhất là khi tiếp xúc với người lạ, mới 6 tuổi hiếm có cháu nào được như Tiến.

Bây giờ mỗi tuần anh Tân lại đưa Tiến-Bình về ở với mẹ đẻ của mình một lần. Dù Tiến chẳng muốn về nhưng anh Tân buộc phải làm như vậy bởi anh muốn cháu luôn biết rằng chị Dự mới là người sinh thành ra cháu. Anh Tân luôn khẳng định, Tiến giờ hoàn toàn bình thường như các bạn cùng trang lứa. Chuyện của cháu ở Vụ Bản ai cũng biết, anh cũng chẳng có ý định dấu giếm điều gì. Trước, đây là đề tài “hot” được bàn tán từ đầu làng đến cuối ngõ nhưng bây giờ mọi người cũng đã quen với sự hiện diện của Tiến-Bình tại nhà anh Tân, chị Dự.

Chuyện bình thường ở Vụ Bản

Trong những ngày ở Xóm Cọi để tìm hiểu về trường hợp của cháu Bình-Tiến chúng tôi còn biết thêm tại Xóm này còn có thêm hai trường hợp “con lộn”.

Không đến mức đòi về ở hẳn như Bình về với gia đình anh Tân, chị Dự nhưng câu chuyện con lộn của Bùi Thị Hồng Thắm, ở xóm Cọi cũng được người dân ở Lạc Sơn bàn tán xôn xao. Thắm là con gái nhưng người “lộn” vào cháu lại là con trai. Tôi tìm đến nhà Thắm khi bóng chiều đã khuất dần sau núi. Nhà cháu nghèo lắm, căn nhà gỗ bé xíu nằm chênh vênh bên sườn núi. Thắm sinh năm 1991, trước Thắm còn có một chị gái. Cũng vì nhà nghèo nên hai chị em đang phải làm phụ hồ ở Hà Nội, bố cháu anh Bùi Thanh Minh cũng đi làm ăn nơi xa thỉnh thoảng mới về một lần. Hôm tôi đến một mình chị Bùi Thị Toàn, mẹ Thắm ở nhà. Đã mấy năm nay, chỉ có những ngày lễ tết gia đình chị Toàn mới được tề tưu đông đủ. Ngày thường chỉ có mỗi chị Toàn dò dõ mong ngóng chồng con, ba bố con đi làm ăn xa thế nhưng nhà nghèo thì vẫn hoàn nghèo. Khi tôi hỏi đến chuyện “con lộn” chị Toàn nhớ lại rồi cười ngặt ngẽo. Chị bảo ngày mới phát hiện Thắm bị “lộn”, cháu có những biểu hiện lạ lùng nhưng cũng buồn cười lắm.

Chị Toàn kể: Khi Thắm bi bô biết nói, một lần hai mẹ con đang chơi đùa bỗng cháu “xị” mặt rồi nằng nặc đòi: “mẹ đưa con về nhà” dù lúc đó đang ở trong nhà mình. Nghĩ trẻ con chưa hình dung được đâu là nhà mình nên chị Toàn đã cố diễn giải đây chính là nhà. Thế nhưng Thắm vẫn không chịu, chị Toàn nghĩ chắc cháu đòi sang nhà bà nội ngay sát vách. Chị bế cháu sang nhà bà nhưng vẫn không phải. “Nhà ở ngoài kia cơ”, Thắm bảo. Thì ra con bé này đòi đưa đi chơi nên nói thế, chị Toàn nghĩ vậy và quát Thắm, sợ mẹ cháu không dám đòi nữa. Một hôm ở ngoài nhà kho của thôn chơi, hôm đó là ngày hội làng nên người trong lạng tụ tập tại đây rất đông. Đang chơi đùa ở sân bỗng nhiên Thắm nói với bà nội: “mẹ cháu kia kìa”. Đó là bà Nguyễn Thị Nghe, người ở đầu làng. Do xóm Cọi rộng, nên nhà chị Toàn và nhà bà Nghe dù cùng xóm nhưng cũng chỉ biết nhau qua loa. Mới 3 tuổi, Thắm có thể nhận nhầm mẹ nên bà nội nói với cháu: đó không phải mẹ cháu, mẹ hôm nay lên nương.

Lúc Thắm được 5 tuổi, hôm đó cháu được bố mẹ cho ra đồng. Khi trở về đi qua nhà bà Nghe cháu chỉ tay rồi bảo với bố mẹ “nhà con đây này”. Nghĩ buồn cười quá, chị Toàn bảo lại con “con thích thì mẹ đưa vào nhà con”, thế nhưng khi vừa bước vào công Thắm đột nhiên dừng lại: “Con không vào nữa đâu, chị Hằng đang ở trong đó, con ghét chị ấy vì chị đã xui con trèo cây làm con ngã chết”. Nghe con nói vậy chị Toàn bèn hỏi lại nửa đùa nửa thật: “Thế con là Ma Ly à”. Người Mường thường gọi người chết là “ma”, vì biết Ly, con trai bà Nghe đã chết nên chị Toàn mới hỏi vậy. Tưởng trêu con bé ai ngờ con bé gật đầu. Từ hôm đó chị Toàn mới “xâu chuỗi” lại toàn bộ những biểu hiện lạ thường từ ngày con bé cứ đòi chị “đưa về nhà con”. Chị bắt đầu nghĩ đến chuyện thằng Ma Ly nó đã “lộn” về con Thắm nhà mình. Người Mường vốn xem đây là chuyện bình thường nên vợ chồng chị Toàn chẳng sợ sệt một chút nào thậm chí ngày ngày vẫn hỏi chuyện và trêu đùa con bé.

Nói thêm về Ma Ly, Bà Nghe sinh được bốn người con trong đó Ly và Hương (con gái) là cặp song sinh. Một hôm Ly và Hương, lúc đó 7 tuổi được chị gái tên Hằng dẫn đi hái ổi ở bên triền núi. Là con trai nên Ly được phân công trèo lên hái quả. Quả ổi nằm tít ngoài xa, Ly rất vất vả nhưng vẫn không tài nào hái được. Hằng ở dưới cứ động viên em cố lên và trong một phút sẩy chân Ly ngã rơi xuống đất. Cháu bị chấn thương sọ não và mất ngay sau đó.

Có nhiều trường hợp khác

Có một câu chuyện mà mãi đến khi Thắm nói rằng cháu chính là Ma Ly thì chị Toàn mới nhớ lại. Đó là ngày còn mang thai Thắm, chị vốn là người yếu nên khi mang thai ốm đau liên miên. Một hôm đi chợ ngoài thị trấn về chị bị cảm, trong cơn mê man chị mơ một giấc mơ rất sợ. Một đứa bé rách rưới cứ đuổi theo làm chị chạy trốn mãi thế nhưng vì mệt quá nên đến lúc thằng bé cũng đuổi kịp và bắt lấy chị. Giật mình tỉnh dậy đem câu chuyện vừa mơ kể lại với chồng nhưng anh bảo mệt trong người mơ thấy những điều sợ hãi là chuyện bình thường. Chị Toàn sau đó cũng chỉ nghĩ vậy và cho đến ngày Thắm nhận mình là Ma Ly chị mới nghĩ lại và cho rằng đó không chỉ là giấc mơ. Có thể thằng bé trong giấc mơ đó chính là Ma Ly và nó đã theo chị về nhà từ đó. Chị Toàn đã có lần hỏi Thắm, sao con không theo về những nhà giàu cho sướng lại theo mẹ nghèo mà khổ. Thắm bảo hôm đó mẹ đi chợ về con nhìn thấy mẹ xinh nên đi theo mẹ. Như vậy giấc mơ chị Toàn mơ thấy ngày đó là đúng sự thật.

Chuyện Ma Ly “lộn” vào Thắm cũng nhanh chóng lan toản ra khắp nơi. Mọi người lạ ở chỗ đây là trường hợp đầu tiên một người con trai lại “lộn” vào người con gái. Trước đây Thắm học cùng với cậu út nhà bà Nghe và chơi rất thân với cháu này. Ban đầu mọi người không biết chuyện nên cứ trêu “chắc con bé này nó thích con bà Nghe”. Sau khi mọi người đã biết không còn ai trêu đùa nữa. Thắm giờ đã đi lại với gia đình bà Nghe và nhận bà làm mẹ. Thắm được gia đình bà Nghe xem như người con ruột rà trong nhà. Dù không về ở cùng nhưng tình cảm giữa Thắm và gia đình bà Nghe là rất sâu đậm.

Ông Bùi Văn Tỉnh, xóm trưởng xóm Cọi cho biết: “Ở xóm Cọi đã ghi nhận ba trường hợp con lộn. Người Mường quan niệm, những đứa trẻ dưới 12 tuổi bị chết bất đắc kỳ tử có khả năng “lộn” về và vào một người nào đó. Người bị lộn sẽ có khả năng nhớ và kể lại những gì diễn ra trước khi chết một tháng. Thế nhưng, sau 12 tuổi người được “lộn” lại trở về trạng thái bình thường”. Trái với những gì ông Tỉnh nói, theo như lời chị Toàn kể thì Thắm nhớ được rất nhiều chuyện. Có lần Thắm tự dưng nói với chị hàng xóm cạnh nhà bà Nghe rằng “ngày xưa em trèo ổi nhà chị bị chị đánh mấy lần”. Chị này khẳng định đúng là ngày xưa thằng Ly nó hay trèo ổi nhà chị và bị chị đuổi thật. Một hôm Thắm gặp người trong làng, người đó bằng tuổi Ly và hơn cháu rất nhiều tuổi và bảo: “Mày nhớ tao không, ngày trước tao với mày toàn đi đá bóng với nhau nhỉ”. Người này nghe Thắm xưng mày tao ban đầu nghĩ cháu hỗn nhưng sau biết đó là Ly lộn về nên cười xoà bởi cháu nói hoàn toàn chính xác. Thắm hiện nay vẫn được mọi người trong gia đình, bạn bè và cả xóm bản gọi bằng cái tên thân thương-Ma Ly. Chị Toàn bảo cháu rất vui với cái tên đó. Chị cũng thoải mái cho cháu đi lại vì nhà bà Nghe cũng rất nghèo. Thắm đi lại vì cái tình của… người con lộn chứ không vì mục đích gì khác.

Ngoài Bình, Thắm tại xóm Cọi còn có cháu Thu con cô giáo tiểu học chi Cọi Quách Thị Đức. Thu cũng được một người chết trong bản lộn về từ bé. Ngày bé Thu cũng nằng nắc đòi “về nhà con”. Tuy nhiên vì nhà có người chết đó rất giàu có nên chị Đức đã không cho cháu về ở cùng gia đình đó, chị sợ mang tiếng hám tiến nên bịa ra chuyện này. Thu hiện nay cũng được gia đình nhà đó nhận làm con và đi lại rất gần gũi. Chị Đức bảo: “nếu tôi không ngăn cấm quyết liệt từ bé thì nó về ở hẳn bên đó thật”. Hiện Thu đã lớn và đang học lớp 9 trường huyện.

Có một điều nhận thấy rất rõ, qua các cuộc nói chuyện với ông Trưởng bản và cả một số trường hợp khác mà tôi sẽ nói ở phần tiếp theo của bài viết, thì người dân ở đây, đặc biệt là những người Mường trong xóm Cọi, thực sự coi chuyện con lộn, con lẫn là một việc hết sức bình thường, tỉ như chuyện mớ rau, con cá vậy. Tiếp xúc với những người trong cuộc như bố mẹ những người chết, bố mẹ những cháu được coi là có “con lộn” họ đều khẳng định đó là câu chuyện có thật. Kể cả cô giáo Đông, cô giáo Đức cũng khẳng định điều đó. Cả ba trường hợp vẫn đang là “người thật việc thật” ở Lạc Sơn chứ không chỉ là câu chuyện kể hay truyền thuyết gì.

Việt Ba

Luật Luân hồi và những người nổi tiếng (II)

“Các linh hồn được rót từ thân thể này sang thân thể khác thuộc các chủng loài khác nhau của thế gian”.

Pistis Sophia

>> Luật Luân hồi và những người nổi tiếng (I)
>> Luân hồi đầu thai ở VN: trường hợp bé Quyết Tiến
>> Luân hồi tái sinh đầu thai chuyển kiếp (kỳ 4)

Đại tướng George S. Patton

Luật Luân hồi và những người nổi tiếng (II) - Tin180.com (Ảnh 1)

George Smith Patton Jr. (11 tháng 11, 1885 – 21 tháng 12, 1945), còn được gọi là George Patton III, là một tướng lĩnh, nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng của Lục quân Hoa Kỳ

“Như khi tôi nhìn xuyên qua một tấm gương, tôi thấy mờ mịt cuộc xung đột trường kỳ, khi tôi chiến đấu trong nhiều cái vỏ, nhiều cái tên, nhưng luôn luôn là tôi”.

Ralph Waldo Emerson

Luật Luân hồi và những người nổi tiếng (II) - Tin180.com (Ảnh 2)

Ralph Waldo Emerson (25/5/1803 –27/4/1882) là một giảng viên, nhà văn, nhà thơ lớn của Hoa Kỳ thế kỷ 19

“Linh hồn từ bên ngoài đi vào trong thân thể, như là vào trong một nơi trú ngụ tạm thời, và nó đi ra khỏi đó, nó lại chuyển vào những nơi cư trú khác, bởi vì linh hồn là bất tử”.

“Đó là bí mật của thế giới, rằng mọi thứ tồn tại và không chết đi, mà chỉ ra khỏi tầm nhìn đôi chút và sau đó quay trở lại. Không gì chết cả; người ta tưởng mình chết, và bắt chước nhau chịu đựng những đám ma…”

Walt Whitman

Luật Luân hồi và những người nổi tiếng (II) - Tin180.com (Ảnh 3)

Walt Whitman (31/5/1819 – 26/3/1892) – nhà thơ, nhà báo, nhà nhân văn lớn của Hoa Kỳ và thế giới

“Tôi biết mình bất tử. Tôi không hề nghi ngờ rằng mình đã chết cả chục ngàn lần trước đây. Tôi cười vào cái mà bạn gọi là cái chết…”

Jalalu Rumi

Luật Luân hồi và những người nổi tiếng (II) - Tin180.com (Ảnh 4)

Jalalu Rumi (30 /12/1207 – 17/12/1273) là nhà thơ Ba Tư nổi tiếng thế kỷ 13

“Tôi đã chết khi là một khoáng vật và trở thành cây, tôi đã chết khi là một cái cây và trỗi dậy thành động vật, tôi đã chết khi là động vật và tôi thành người”.

Carl Jung

Luật Luân hồi và những người nổi tiếng (II) - Tin180.com (Ảnh 5)

Tiến Sĩ Carl Gustav Jung là một nhà khoa học rất có tên tuổi, là cha đẻ của khoa Phân tâm học, là một nhà tư tưởng tiên phong, và còn giỏi về nhiều ngành khoa học khác nữa. Ông tin tưởng sâu sắc vào sự Luân hồi.

“Cuộc đời tôi đối với tôi thường giống như một câu chuyện mà không có khởi đầu và không có kết thúc. Tôi có cảm giác rằng mình là một mảnh lịch sử, là một đoạn trích mà phần văn bản phía trước và phía sau đang thiếu vắng. Tôi có thể đoán được một cách hợp lý rằng mình đã từng sống trong những thế kỷ trước đây và ở đó tôi đã gặp phải những câu hỏi mà tôi chưa thể trả lời được; rằng tôi đã được sinh ra lần nữa bởi vì tôi chưa hoàn thành sứ mệnh được trao”.

Socrates

Luật Luân hồi và những người nổi tiếng (II) - Tin180.com (Ảnh 6)

Socrates (469 TCN –399 TCN) là triết gia vĩ đại của Hy Lạp và thế giới

“Tôi tin chắc chắn rằng thực sự có một điều như là sống lại lần nữa, rằng cái sống xuất hiện từ cái chết, và rằng linh hồn của người chết đang tồn tại”.

Voltaire

Luật Luân hồi và những người nổi tiếng (II) - Tin180.com (Ảnh 7)

François-Marie Arouet (21/11/1694 – 30/5/1778), nổi tiếng dưới bút danh Voltaire là một nhà văn, nhà sử học và triết gia lừng danh người Pháp, và cũng là một nhà ủng hộ tích cực cho tự do và dân chủ

“Được sinh ra 2 lần chẳng có gì đáng ngạc nhiên hơn 1 lần; mọi thứ trong tự nhiên đều phục sinh”.

Honore Balzac

Luật Luân hồi và những người nổi tiếng (II) - Tin180.com  (Ảnh 8)

Honoré de Balzac (1799–1850) là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19, bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực. Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ “Tấn trò đời”

“Tất cả loài người đều phải trải qua tiền kiếp… Ai biết được bao nhiêu thể xác thịt mà người kế thừa thiên đường chiếm giữ trước khi ông ta có thể hiểu được giá trị của sự im lặng tĩnh mịch của các thế giới thần thánh?”

Paul Gauguin

“Khi cơ thể vật lý vỡ tan, linh hồn vẫn sống sót.Nó sẽ chiếm lấy một thân thể khác”.

George Harrison

“Bạn bè tất cả đều là những linh hồn mà chúng ta đã biết ở các kiếp khác. Chúng ta đã được kéo lại gần nhau.Thậm chí nếu tôi chỉ biết họ một ngày, cũng không sao cả. Tôi sẽ không chờ cho đến khi tôi biết họ được 2 năm, bởi vì dù sao đi nữa, chúng ta phải đã gặp nhau đâu đó trước kia rồi, bạn biết đấy”.

Pythagoras

Luật Luân hồi và những người nổi tiếng (II) - Tin180.com (Ảnh 9)

Pythagoras (Khoảng 570 TCN – 495 TCN) là nhà toán học và triết gia lỗi lạc của nhân loại

Ở Hy Lạp cổ đại, luân hồi là một học thuyết liên hệ gần gũi với các môn đệ của nhà toán học – triết gia Pythagoras. Theo Pythagoras, linh hồn sống sót sau cái chết vật lý và luân hồi có hạn.

Có lẽ câu hỏi “Luân hồi có thật hay không?” đã lỗi thời, và câu hỏi “Trước khi rơi vào vòng xoáy luân hồi, chúng ta là ai? Sau khi ra khỏi vòng xoáy ấy, chúng ta về đâu?” quan trọng và thực tế hơn. Đối với nhân loại đó là một cánh cửa bí ẩn mà chỉ khi chịu khó đi tìm người ta mới có thể mở ra được.

Chat With Me on Zalo