Nói đến nền văn minh Maya người ta thường nghĩ ngay đến 2012 và các kim tự tháp Maya. Thực ra những điều kỳ lạ của nền văn minh bí ẩn này không chỉ có như vậy.
Vùng có màu đỏ là ranh giới của văn minh Maya, ngày nay thuộc chủ yếu Guatemala và Mexico, thuộc Trung Mỹ. Vùng bên trong biên giới màu đen là phạm vi của các nền văn hóa Trung Mỹ thời cổ đại.
Hầu hết các dân tộc bản địa như người Maya, người Kogi, người Aztec, người Inca… đều có những câu chuyện kể rằng họ là con cháu của một nền văn minh một thời phát triển rực rỡ nhưng đã bị diệt vong từ nhiều ngàn năm trước.
Một số bản đồ cổ từ nhiều thế kỷ trước đã đề cập Nam và Trung Mỹ là Atlantis, nhưng về sau tên Atlantis đã bị loại bỏ và thay bằng tên mới là “America” vì những nguyên do bí ẩn. Trên hình là Bản đồ “Đảo Atlantis” của nhà bản đồ học người Pháp Guillermo Sanson vẽ năm 1661, chỉ rõ Nam Mỹ chính là Atlantis
Trong thực tế, các nhà khảo cổ đã cho thấy rằng khu vực này tập trung rất nhiều tàn tích phi thường, trong đó phải kể đến thành phố chìm 800m dưới đáy biển Cuba.
Một số hình ảnh về các công trình kiến trúc Maya:
Tàn tích tại Guatemala
Tàn tích này được người đời sau đặt tên “Kim tự tháp phù thủy” bởi không ai biết tên nguyên thủy của nó, giống như tuyệt đại đa số các tàn tích Maya khác. Ngay cả tên các thành phố cũng là do người thời sau đặt ra
Tàn tích Maya tại Tikal, Mexico
Uxmal, phía tây Yucatan, Mexico
Uxmal, Yucatan, Mexico
Becan là một thành phố lớn trên bán đảo Yucatan
Calakmul đã từng là một thành phố lớn
Kim tự tháp tại Chichen Itza
Hình ảnh phục chế của tàn tích Chunchucmil
Những mất mát không thể phục hồi
Vào năm 1521, người Tây Ban Nha xâm lăng vùng đất của người Maya, nhưng thành phố hoang vắng không một bóng người, người Maya đã bỏ lại thành phố đi đâu không ai biết từ trước đó mấy trăm năm, vào thế kỷ 9 và 10. Những kẻ Thập tự chinh Tây Ban Nha và nhất là giám mục Diego de Landa đã hủy rất nhiều văn tự, đốt tất cả các bản chép tay tìm thấy, phá hủy rất nhiều di sản văn hóa và khoa học của người Maya.
Chỉ có 3 bản chép tay còn giữ được đến ngày nay, được giữ tại 3 nơi khác nhau là Madrid (Tây Ban Nha), Dresden (Đức), và Paris (Pháp). Thực ra còn một vài trang sót lại từ quyển sách thứ 4, gọi là bản chép tay Grolier. Phần lớn cuốn sách thứ 4 ấy, cùng một số mảnh vữa hình chữ nhật có hình ảnh và chữ viết bằng sơn bên trên vốn trước kia đã từng là những bản chép tay khác, đều đã bị hủy hoại trầm trọng và không thể đọc được nữa. Tuy nhiên, chỉ vài cuốn sách còn lại đó thôi cũng đã khiến cả nhân loại phải kinh ngạc, bởi chúng chứng tỏ tri thức của người Maya là rất cao cấp.
Việc giải mã và khôi phục những kiến thức đã mất của người Maya là một công việc gian khổ kéo dài, nhưng ít hiệu quả, bởi những thứ đã bị hủy hoại năm xưa là không thể phục hồi.
Nói về sự hiếm hoi của các văn bản Maya còn lại, nhà ngôn ngữ học và văn khắc học, giáo sư tiến sỹ Michael Douglas Coe thuộc trường Đại học Yale từng phát biểu:
“Kiến thức của chúng ta về Maya cổ đại chỉ là một mảnh nhỏ của toàn thể bức tranh, bởi vì trong số hàng ngàn cuốn sách về đủ các tri thức và lễ nghi của họ được ghi lại, chỉ có 4 cuốn sót lại đến thời nay”. (Michael D. Coe, Người Maya, London: Thames và Hudson, ấn bản thứ 4, 1987, trang 161)
Hầu hết các văn bản của người Maya hiện vẫn tồn tại là các văn bản nằm trên bia đá và các chữ khắc trên đá khác vốn đã bị bỏ rơi từ trước khi người Tây Ban Nha xâm chiếm. Rất nhiều chữ tượng hình của người Maya được tìm thấy trên đồ gốm dùng trong tang lễ, hầu hết mô tả về cuộc sống ở kiếp sau.
San Bartolo là một tàn tích xa xôi trong rừng nhiệt đới Guatemala
Các tác phẩm nghệ thuật Maya cho thấy việc viết chữ là sử dụng bút lông từ lông và ống lông của động vật. Các văn bản dạng bản chép tay thường dùng mực đen và đỏ.
Người Maya và những chiếc bánh xe
Họ có những con đường được xây dựng hoàn chỉnh, nhưng người ta không tìm thấy dấu vết các phương tiện đi lại của họ. Nhưng chắc chắn là họ biết cách sử dụng bánh xe, vì người đời sau phát hiện bánh xe trong những “đồ chơi trẻ em” của họ, trái ngược với những điều mà giới khảo cổ học chủ lưu vẫn tuyên truyền.
Văn hóa tu luyện của tổ tiên người Maya
Người ta đã phát hiện ra những bức tượng như thế này tại một số tàn tích Maya:
Tượng người đàn ông trong tư thế thủ ấn của một môn tu luyện bí ẩn, trên trán in dấu con mắt thứ 3
Lịch pháp Maya
Người Maya có nhiều loại lịch, họ ghi chép và tính toán chính xác các chu kỳ thiên nhiên và có các biện pháp để đối phó phù hợp. Họ tạo ra những chiếc “đồng hồ” các dạng để xác định thời gian.
Phương pháp ghi số của người Maya:
Đơn vị thời gian
Số ngày tương ứng
Kin
1
Unial
20
Tun
360
Katun
7200
Baktun
144000
Căn cứ vào sự tính toán của Eric S. Thomson, 0.0.0.0.0. của người Maya tương ứng với ngày 11 tháng 8 năm 3114 trước Công nguyên.
Thí dụ: 6.19.19.0.0 tương đương 6 Baktun, 19 Katun, 19 Tun, 0 Unial, 0 Kin, tính toán ra là bằng 6 x 144000 + 19 x 7200 + 19 x 360 = 1007640 ngày.
13.0.0.0.0 = 13 x 144000 = 1872000 ngày, tính ra là 5125,26 năm. Đó là ngày thứ 584.283 của lịch Julian. Nếu tính toán của Eric đúng, thì 13.0.0.0.0 sẽ tương ứng với ngày 23 tháng 12 năm 2012.
Một loại lịch nữa là lịch Trái Đất. Người Maya tính ra mỗi tháng có 20 ngày, mỗi năm có 18 tháng cộng thêm mỗi năm có 5 ngày kiêng kỵ không đưa vào tháng nào. Nhờ vậy số ngày thực chất trong một năm là 365 ngày. Số đó vừa vặn trùng hợp với kiến thức của chúng ta ngày nay.
Giới thiên văn và khoa học cho đến nay vẫn đau đầu không hiểu bằng cách gì người Maya tính vô cùng chính xác năm mặt trời dài 365,2420 ngày, trong khi các tính toán hiện đại là 365,2422 ngày, sai số vô cùng nhỏ. Theo các nhà thiên văn, nếu chỉ bằng tính toán qua quan sát thiên văn mà không dùng máy móc hiện đại, thì người Maya cần phải tiến hành quan sát chuyển động của các thiên thể trong suốt 10.000 năm.
Vùng đất Cappadoccia của Thổ Nhĩ Kỳ ẩn chứa nhiều bí mật lạ lùng. Khi tới đây du khách cảm thấy như lọt vào một thế giới khác. Thành phố tạc trong núi, những thành phố với những ngôi nhà tạc trong núi đá quả thật là tuyệt tác của những người cổ xưa
Thành phố ngầm Derinkuyu thuộc Cappadoccia
Derinkuyu là 1 trong 5 thành phố ngầm trong lòng đất tại Cappadoccia, gồm rất nhiều phòng ốc, hành lang, đường ngầm bao phủ phạm vi rộng lớn, gồm nhiều tầng, và được tạc trong đá. 5 thành phố ngầm này đều thông với nhau, tạothành một hệ thống thành phố ngầm rất lớn với sức chứa lên tới 100.000 người. Derinkuyu thuộc Cappadocia là một khu định cư khổng lồ cổ xưa nằm trong lòng đất, được tạc từ một kiến tạo địa chất đơn nhất, mà nhiều phần trong số chúng sau này được tái sử dụng rộng rãi bởi các nền văn hóa đến sau.Hơn 200 tổ hợp thành phố ngầm, mỗi cái sâu ít nhất 2 tầng đã được khám phá trong khu vực giữa Kayseri và Nevsehir, và khoảng 40 trong số này có ít nhất 3 tầng. Các thành phố tại Derinkuyu và Kaymaklı là 2 trong số các ví dụ điển hình.Thành phố ngầm Derinkuyu là lớn nhất tại Cappadocia gồm 20 tầng (có thể hơn), sâu khoảng 100m, có hệ thống cung cấp nước ngọt, các đường thông khí, các gian phòng được tách riêng cho sử dụng cá nhân, các cửa hàng, các phòng công cộng chung, giếng nước, mồ mả, kho chứa, lối thoát hiểm, vv… Nó đủ chỗ sinh sống cho 20.000 người. Phức hợp này được điều hòa không khí tổng thể, với rất nhiều đường thông khí sâu hàng chục mét…
Derinkuyu được mở cửa cho du khách vào năm 1965 nhưng cho đến nay người ta mới chỉ được phép tham quan có 10%. Một địa đạo ở tầng 3 của phức hợp này nối liền với thành phố ngầm khác tại Kaymakli cách đó 5km.
Thử so sánh thành phố ngầm này với địa đạo Củ Chi lừng danh của Việt Nam: Địa đạo Củ Chi được tạo ra vào thế kỷ 20, chỉ có 2 hay 3 tầng, sâu 12m, đào trong đất. Còn thành phố ngầm cổ đại nhiều ngàn năm tuổi Derinkuyu có 20 tầng, sâu đến 100m, phần lớn tạc trong đá, hơn nữa còn hết sức rộng lớn, đủ sức chu cấp chỗ cư trú cho hàng chục ngàn người.
Trong số 20 tầng, chỉ có 8 tầng được mở cửa cho phép tham quan.
Tại đây người ta tìm thấy dấu vết của nhiều dân tộc và nền văn hóa thuộc những thời kỳ lịch sử khác nhau. Ở những tầng sau cùng có dấu vết của những người theo Thiên chúa giáo thời kỳ đầu. Có văn bản nói rằng nó do người Phrygia (tồn tại vào khoảng 1.200 TCN – 700 TCN) xây dựng vào thế kỷ 7 và 8 trước công nguyên. Nhưng lại có một số dấu tích đặc trưng của người Hittite (tồn tại khoảng 1.900 TCN – 1.200 TCN) tại đây. Không ai biết chắc liệu người Hittite có phải là chủ nhân nguyên thủy của hệ thống thành phố ngầm này hay không. Một số nhà nghiên cứu cho rằng người Hittite cũng như người Phrygia và người Thiên chúa giáo… đều chỉ thừa kế công trình bí ẩn vĩ đại này vào các thời kỳ khác nhau mà thôi.
Collins Wilson, tác giả của cuốn “Bản thiết kế Atlantis”, cho biết “có bằng chứng địa chất rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã rơi vào một thời đại băng hà ngắn, trong khoảng 500 năm, giữa thiên niên kỷ thứ 9 trước Công nguyên… Nếu cảnh quan bị băng tuyết bao phủ và chìm trong gió lạnh, thì một thành phố ngầm sẽ thoải mái…”. Nhà khảo cổ học Thổ Nhĩ Kỳ Omer Demir nới với Collins rằng ông tin những phần cổ nhất của thành phố được xây dựng vào khoảng 10.500 năm trước, bởi 2 chủng người khác nhau, và những người tạo dựng phần cổ xưa nhất thì cao hơn nhiều so với chủng người kia, do đó họ xây trần phòng cao hơn.
Thành phố ngầm Kaymakli
Nằm cách Derinkuyu 10km về phía bắc, có 5 tầng ngầm được mở cửa cho khách tham quan.
Phần lớn di tích này được tạc trong lòng đá granite núi lửa.
Özkonak được khám phá vào năm 1972 nhờ một nông dân địa phương tên là Latif Acar. Ngày đó, ông rất tò mò khi thấy nước thừa của vụ mùa không biết chảy đi đâu mất. Latif khám phá ra một phòng ngầm dưới đất mà sau này khi được khai quật đã phát lộ cả một thành phố rất lớn, đủ khả năng cung cấp nơi ở cho 60.000 người trong vòng 3 tháng. Phức hợp này gồm 10 tầng, xuống tới độ sâu 40m, hiện nay có 4 tầng mở cửa đón khách tham quan.
Những cánh cửa đá hình tròn như hình dưới có mặt ở tất cả các di tích ngầm tại khu vực Cappadoccia. Chúng được sử dụng bằng cách lăn qua chặn lối và đóng kín tách biệt bên trong với bên ngoài. Tại Derinkuyu, mỗi tầng cũng có thể được khóa riêng biệt như vậy.
Lịch sử của loài người cần phải được viết lại cho đúng. Đó là trách nhiệm mà chúng ta phải hoàn thành, để mang lại tương lai cho các thế hệ mai sau.
Teoberto Maler (12/1/1842 – 22/11/1917) là nhà thám hiểm nổi tiếng người Úc gốc Đức. Ông đã cống hiến cả đời mình để khám phá và ghi chép lập hồ sơ tư liệu về các di tích của nền văn minh Maya.
Mặc dù nền văn minh Maya rất nổi tiếng và đã được biết đến từ rất lâu, tuy nhiên việc khảo sát nghiên cứu về nó đến tận ngày nay vẫn còn ở mức độ sơ khai. Còn rất nhiều địa điểm nằm trong rừng sâu đến nay hầu như vẫn chưa được khám phá. Vào cuối thế kỷ 19 Teoberto Maler đã tiên phong khảo sát và lặn lội vào những địa điểm sâu trong rừng để nghiên cứu và chụp ảnh tư liệu, thậm chí ở lại đến vài tháng, ăn ngủ trong rừng giữa các tàn tích Maya. Dưới đây là một bức ảnh ông chụp được tại 1 trong những địa điểm đó.
Ảnh chụp bởi nhà thám hiểm Teobert Maler tại một di tích của người Maya. Đến nay người ta vẫn chưa khảo sát phần lớn các di tích trong rừng, và địa điểm của tấm phù điêu này là một trong số đó.
Đó là một tấm phù điêu trên đá của người Maya. Nó minh họa một ngôi đền đã bị phá hủy bởi động đất, một người đàn ông đang chết đuối, một núi lửa đang phun trào, những cơn sóng thần cuộn dâng cao, một người đàn ông đang trốn chạy trên một con thuyền. Tổng thể bức phù điêu bất kỳ ai cũng dễ dàng nhận thấy: đó là một trận Đại Hồng Thủy.
Bức phù điêu này rõ ràng mô tả về một sự kiện mà người Maya đã được kể cho nghe, câu chuyện truyền miệng từ đời này sang đời khác. Nó làm người ta nhớ đến những thành phố dưới đáy biển như Yonaguni (Nhật Bản), Guanahacabibes (Cuba), vịnh Cambay (Ấn Độ), vv…
Ở khắp các vùng miền và tất cả các dân tộc trên thế giới đều có những câu chuyện về một đại thảm họa, một trận Đại hồng thủy tương tự như nhau. Các thống kê cho thấy, trên khắp thế giới có khoảng 600 câu chuyện Đại Hồng Thủy, với những chi tiết rất giống nhau.
Hầu hết các câu chuyện đều đại ý kể rằng: Có một thời loài người đã từng phát triển văn minh rực rỡ, nhưng đạo đức của họ suy đồi, trái tim họ trở nên ích kỷ và độc ác. Các vị thần đã kiên nhẫn chờ đợi loài người thay đổi tốt hơn lên, nhưng vô vọng. Các thần vì vậy quyết định hủy diệt loài người đã tha hóa biến chất bằng cơn Hồng Thủy, đồng thời tẩy sạch và tịnh hóa địa cầu. Các Thần lựa chọn những người còn đạo đức tốt đẹp và cho biết trước Đại thảm họa sắp xảy ra, dạy họ đóng những con tàu để cứu bản thân, gia đình, những người khác và các vật nuôi của họ. Sau cơn Hồng Thủy, những người sống sót sinh sôi lại loài người và trở thành ông tổ của các nền văn minh mới.
Người Inca có “huyền thoại” rằng, họ là con cháu của một nền văn minh đã bị hủy diệt.
Phần 3 của Popol Vuh kể về sự sáng tạo ra nhân loại, sự di cư, và buổi bình minh đầu tiên của con người.
Sacsayhuaman, Peru: “Dễ dàng nhận thấy kỹ thuật chế tác đá của người thượng cổ cao siêu như thế nào. Những khối đá nặng hàng chục tấn, được đẽo gọt hoàn hảo và vừa khít với nhau, giữa chúng hoàn toàn không có khe hở. Nền văn minh hiện nay của chúng ta không thể làm được như vậy.”
Ở Sacsayhuaman có những cấu trúc mà người ta thường gọi là “pháo đài” (xem hình). Các bức tường của nó được xây dựng bằng những khối đá rất lớn, có hình dạng rất khác nhau, nhưng lại vừa vặn khít với nhau hết sức hoàn hảo, và thực tế là không hề có một khe hở nào cả. Kiểu kiến trúc như thế không đẹp nhưng rất ổn định và kiên cố. Vì vậy các nhà nghiên cứu cho rằng chủ nhân công trình thượng cổ này đã cố ý xây dựng như vậy để chống động đất.
Tuy nhiên, kỳ lạ là kiến thức xây dựng ấy lại rất phổ biến vào những thời kỳ cổ xưa. Ta có thể thấy kiểu ghép nối đá đặc biệt này ở nhiều công trình thượng cổ trên khắp thế giới.
Điều đó cho thấy là những chủ nhân của các công trình đá ấy có nhiều kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng bí ẩn về loại thảm họa này, loại thảm họa mà có liên quan trực tiếp đến tấm phù điêu Maya kể trên.
Ở Sacsayhuaman, Peru, còn có những tàn tích rất bất thường, xem hình dưới:
Lối giải thích thông thường cho thứ trong bức ảnh ấy, là rằng người làm ra nó đã ngẫu nhiên tạo ra một số biểu tượng có hình dáng cầu thang lộn ngược.
Nhưng những người can đảm hơn thì hiểu rằng đây là cầu thang bình thường của một kiến trúc lớn, vô cùng cổ xưa. Một thảm họa đã phá hủy, lật nhào nó, để lại tàn tích mà chúng ta thấy trên hình. Thiên tai này tất nhiên là rất lớn.
Đây là 3 hình ảnh chi tiết nữa của những khối đá bất thường tại Sacsayhuaman. Chúng có vị trí như ngày nay, nếu không phải do một chấn động dữ dội nào đó, thì là do điều gì?
Như vậy theo bạn Đại hồng thủy có thật hay không, khi mà truyền thuyết không thực sự chỉ là truyền thuyết?
Lịch sử của loài người cần phải được viết lại cho đúng. Đó là trách nhiệm mà chúng ta phải hoàn thành, để mang lại tương lai cho các thế hệ mai sau.
Vào năm 1959, Llhan Durupinar, lúc ấy đang là một viên đại úy quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, đã khám phá ra một hình thù bất thường trong khi đang kiểm tra các bức ảnh chụp từ trên không. Vật thể này lớn hơn một sân bóng đá, nổi bật lên khỏi địa hình đồi núi mấp mô ở độ cao gần 2.000m thuộc dãy núi Ararat, gần biên giới Iran – Thổ Nhĩ Kỳ.
Đây là một khu vực xa xôi hẻo lánh, chỉ có dân cư của một số ngôi làng nhỏ sinh sống tại đây. Trước đó chưa hề có báo cáo nào về vật thể kỳ lạ này. Vì vậy đại úy Llhan Durupinar đã chuyển âm bản của bức hình cho chuyên gia chụp ảnh trên không là tiến sỹ Brandenburger, thuộc Trường đại học bang Ohio ở Mỹ.
Sau khi nghiên cứu bức ảnh chụp của đại úy Llhan Durupinar, Brandenburger kết luận: “Tôi chắc chắn, rằng vật thể này là một con tàu. Trong toàn bộ sự nghiệp của mình, tôi chưa từng trông thấy vật thể nào như thế này…”.
Vào năm 1960, bức ảnh phía trên đã được xuất bản trên tạp chí LIFE trong một bài viết tựa đề “Có phải con tàu của Noah?“. Cũng trong năm đó một nhóm nghiên cứu người Mỹ đã đi theo đại úy Llhan Durupinar đến địa điểm trong tấm hình. Họ trông đợi sẽ tìm được những cổ vật hay cái gì đó có thể chứng minh vật thể lạ kia đúng thật là một con tàu. Sau hơn 1 ngày đào bới trong khu vực nhưng không tìm được gì, họ tuyên bố rằng vật thể lạ có vẻ chỉ là một kiến tạo tự nhiên. Câu chuyện nhanh chóng chìm vào quên lãng.
Vào năm 1977, Ron Wyatt tới viếng thăm địa điểm này. Được chính quyền địa phương cho phép, Ron và những người khác đã nghiên cứu kỹ lưỡng khu vực này trong nhiều năm. Họ sử dụng máy dò kim loại, máy quét radar ngầm, tiến hành thăm dò cẩn thận, thực hiện các phân tích hóa học… Những kết quả thu được hoàn toàn xứng đáng với công sức họ đã bỏ ra. Những khám phá của họ đã làm chấn động Thổ Nhĩ Kỳ khi đó. Vật thể lạ quả thực là một con tàu cực kỳ cổ xưa. Đó là một con tàu rất lớn, thuộc “thời tiền sử”, tại sườn núi ở độ cao 2.000m trên mực nước biển… và không chỉ có thế.
Phần đầu tiên của cuộc nghiên cứu là kiểm tra vật thể và đo lường kích thước của nó. Vật thể trông giống phần thân của một con tàu lớn. Một đầu nhọn là mũi tàu, còn đầu kia bo lại là đuôi tàu. Khoảng cách từ mũi đến đuôi là gần 160m.
Trên mạn phải của con tàu, gần đuôi (điểm B) có 4 thanh lồi ra khỏi phần đất bùn, cách đều nhau, được xác định là các sườn khung của thân tàu. Đối diện với chúng, ở bên mạn trái, có một thanh sườn cũng lồi ra khỏi đất bùn (điểm A). Chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy hình dáng uốn cong của nó. Xung quanh đó là rất nhiều sườn khung khác, phần lớn bị chôn vùi trong đất, nhưng kiểm tra kỹ đều có thể thấy được.
Gỗ của con tàu đã bị hóa thạch. Các chất hữu cơ đều đã bị thay thế bằng khoáng chất, chỉ còn lại hình thù và dấu vết của các thanh sườn tàu. Có lẽ đó là nguyên nhân tại sao cuộc khảo sát năm 1960 đã không cho ra kết quả, bởi tại những chỗ mà họ tìm kiếm, gỗ đều đã hóa thạch và xói mòn từ rất lâu trước đó.
Con tàu này nằm giữa một dòng bùn khô. Căn cứ theo vị trí của con tàu và dòng bùn, có thể thấy rõ vật thể này đã bị cuốn trôi cùng dòng chảy của bùn, ra cách xa khỏi vị trí ban đầu của nó khoảng 1,6 km. Các nhà địa chất học tin rằng ban đầu con tàu này nằm ở vị trí cao hơn chỗ hiện tại khoảng 300m, và bị bao bọc trong một lớp bùn cứng hơn. Họ cho rằng vào năm 1948, một trận động đất đã phá vỡ lớp vỏ bùn cứng ấy, khiến con tàu lộ ra. Điều này cũng được dân làng xung quanh đó xác nhận.
Phân tích tàn tích của con tàu, sử dụng các phương tiện khác nhau, người ta xác định con tàu ban đầu có cấu trúc khá phức tạp, với các kích thước cụ thể như trong hình sau:
Radar xuyên đất
Mắt người chỉ nhìn được vật thể nhờ ánh sáng phản chiếu từ nó. Để nhận ra những vật thể nằm bên dưới mặt đất, các nhà khoa học sử dụng sóng siêu âm xuyên qua mặt đất. Kỹ thuật này thường được dùng để xác định vị trí dầu mỏ và các khoáng chất khác. Thiết bị để làm việc này được gọi là Radar xuyên đất (máy GPR).
Các nhà địa chất đã đánh dấu các dải băng màu vàng dọc vật thể. Sau đó họ rà quét theo các đường này để thu thập dữ liệu và mang đi phân tích. Sau khi phân tích toàn bộ các dữ liệu, họ đã xây dựng bản đồ vật thể cùng những gì nằm bên dưới mặt đất. Và kết quả là đây:
“Dữ liệu này không tương ứng với kiến tạo địa chất tự nhiên. Chúng là những cấu trúc nhân tạo…”
– Ron Wyatt cho biết.
Radar cũng cho thấy nhiều cấu trúc cây gỗ bên trong thân tàu. Kết quả phân tích cho thấy chúng là những thanh gỗ sống tàu, sống phụ, mép tàu, các buồng ở, các buồng động vật, hệ thống thang (con tàu có 3 tầng), cánh cửa phía mũi mạn phải, 2 cái thùng lớn ở gần mũi tàu kích thước 14 x 24 inch, và một giếng trời nhỏ ở khu vực chính giữa con tàu để thông khí cho toàn bộ 3 tầng của con tàu tiền sử vĩ đại này.
Các hiện vật
Sử dụng máy Radar xuyên đất, Ron Wyatt đã khám phá ra một khoang trống ở bên mạn phải của con tàu. Ông khoan vào bên trong khoang trống này để lấy mẫu và đã thu thập được những hiện vật rất thú vị.
Có lẽ khám phá quan trọng và đáng kinh ngạc nhất thu được từ hiện trường là một miếng gỗ đã hóa thạch. Khi mới được tìm thấy, người ta tưởng rằng đó là một miếng gỗ đơn thuần của sàn tàu. Nhưng khi kiểm tra kỹ lưỡng hơn, hóa ra miếng gỗ này bao gồm 3 tấm ván khác nhau, được cán mỏng sau đó gắn chặt với nhau bằng một loại keo dán hữu cơ. Nó rất giống với cách chế tạo gỗ dán của chúng ta ngày nay! Gỗ dán có sức bền lớn hơn nhiều so với gỗ thường. Điều này chứng tỏ con người cổ đại đã sở hữu trình độ công nghệ rất cao.
Kiểm tra cho thấy phần keo dán rỉ ra từ các lớp gỗ. Bề ngoài của mẫu vật từng được phủ một lớp nhựa đường, cũng đã hóa thạch.
Điều thậm chí còn đáng kinh ngạc hơn nữa, là người ta tìm thấy dấu vết của những cây đinh sắt bên trong mẫu gỗ dán cực kỳ cổ xưa đã hóa thạch này.
Trong sách Genesis 6:14, Thần bảo Noah “hãy tự đóng một con tàu bằng gỗ gopher”.
Từ “Gỗ gopher” này thực ra là lỗi dịch sai, đúng ra phải là “gỗ kopher”. Kopher nghĩa là nhựa đường, “gỗ kopher” nghĩa là gỗ được phủ nhựa đường.
Ký tự tương đương với “g” và “k” trong tiếng Do Thái cổ.
Nguyên nhân là khi người ta dịch Genesis từ văn bản tiếng Do Thái cổ sang tiếng Anh, thì họ đã bị lẫn lộn giữa ký tự G và ký tự K, vốn có cách viết rất giống nhau trong tiếng Do Thái. Thực ra bản Bible tiếng Anh, phiên bản King James, có nhiều lỗi dịch sai tương tự như thế. Ví dụ: Acts 7:45 , Hebrews 4:8,… Đáng chú ý là nhiều phiên bản Bible các thứ tiếng khác lại dịch từ tiếng Anh ra, cho nên lỗi hiểu sai và dịch sai còn phổ biến hơn rất nhiều.
Chúng ta thường được giảng dạy rằng loài người trải qua “thời kỳ đồ đá”, “thời kỳ đồ sắt”… Người ta xếp “thời kỳ đồ sắt” vào khoảng hơn 3.000 năm trước đây. Tuy nhiên, ở đây chúng ta có những cây đinh sắt, cắm bên trong một tấm gỗ dán đã hóa thạch, của một con tàu khổng lồ thời tiền sử.
Mẫu vật đáng kinh ngạc nhất đã được khám phá nhờ các máy dò kim loại. Đội nghiên cứu đã xác định được một số vị trí mà ở đó tín hiệu là mạnh nhất. Sau khi đào lên, họ đã tìm thấy những cái đinh tán lớn có hình đĩa. Khi quan sát, chúng ta đều có thể thấy những chỗ được gõ bẹt đầu của những cây đinh tán này sau khi được xỏ xuyên qua lỗ.
Người ta tiến hành phân tích để tìm hiểu xem kim loại gì đã được sử dụng để tạo ra những cây đinh tán đó. Kết quả là: sắt (8.38%), nhôm (8.35%) và titan (1.59%). Nhưng đó chỉ là phần kim loại chưa bị rỉ sét hẳn, cho nên việc thành phần nguyên thủy ban đầu của thứ hợp kim kỳ lạ này chính xác bao gồm những gì, thì đây vẫn còn là một điều bí ẩn.
Sách giáo khoa thường giảng rằng, trong tự nhiên nhôm không tồn tại ở dạng kim loại, và rằng cho đến cuối thế kỷ 19 người ta mới sản xuất được nhôm, vì việc này đòi hỏi công nghệ luyện kim và kỹ thuật rất cao. Hợp kim Sắt-Nhôm tạo ra lớp nhôm ôxit mỏng có khả năng chống rỉ và ăn mòn rất tốt. Thành phần titan giúp hợp kim bền vững hơn. Có lẽ nhờ vậy mà những chiếc đinh tán vẫn còn tồn tại được cho đến tận ngày nay mà chưa bị rỉ nát.
Con tàu của Noah đã bị lãng quên từ bao giờ?
Cách con tàu vài cây số, người ta tìm thấy nhiều khối đá rất lớn, một số dựng đứng trong khi số khác nằm dài trên mặt đất. Những khối đá này có khối lượng lên đến cả tấn, và có lỗ xuyên qua thân mình. Các nhà nghiên cứu đã công nhận rằng chúng là những cái neo, còn những cái lỗ là để buộc dây thừng. Nói cách khác, đây chính là những tảng đá mỏ neo.
Những tảng đá mỏ neo này thường có nhiều dấu khắc chữ thập. Những dấu khắc hình chữ thập trên những khối đá này là do những người hành hương để lại từ thời Trung cổ khi họ đến đây để chiêm ngưỡng con tàu huyền thoại. Thực ra, con tàu này đã nổi tiếng ngay từ thời Trung cổ, thậm chí từ trước đó. Địa điểm của con tàu này đã được ghi lại trong nhiều tài liệu lịch sử khác nhau.
Sử thi Gilgamesh (niên đại ít nhất 2660 năm trước) có ghi rằng đỉnh núi Nisir là nơi an nghỉ của con tàu huyền thoại. Địa điểm trên thực tế tên là Nasar.
Cổ thư Houd Sura 11:44 (thuộc bộ sách Koran) ghi: “Một giọng nói cất lên: “Đất hãy rút nước của ngươi. Trời hãy ngừng mưa của ngươi”. Hồng Thủy dịu đi và ý chí của Allah đã được thực hiện. Con tàu đến an nghỉ trên ngọn Al-Judi, và nghe thấy một giọng nói: “Những kẻ xấu ác đều đã chết“ “. Chính xác. Ngọn Al-Judi chính là nơi ban đầu con tàu nằm, trước khi bị dòng bùn cổ cuốn trôi xuống vị trí hiện nay.
Cổ thư Genesis 8:4-5 (thuộc bộ sách Bible) ghi: “Và con tàu yên nghỉ vào tháng thứ 7, ngày 17 tháng ấy, trên dãy núi Ararat. Và nước rút liên tục cho đến tháng thứ 10: vào tháng thứ 10, ngày đầu tiên tháng ấy, [con tàu] được trông thấy trên đỉnh của các ngọn núi ấy”. (chính xác)
Biên niên sử Ashurnasurpal II của Assyria (833-859 trước công nguyên) nói con tàu nằm lại ở phía nam của dòng sông Zab. (chính xác)
Cuốn Theophilus của Antioch (115-185) nói rằng vào thời của ông người ta có thể trông thấy được con tàu trong những ngọn núi của người Arab. (chính xác)
Vào thế kỷ 13, một du khách tên là Willam đã nói rằng ngọn núi Masis là vị trí mà con tàu nằm lại. Chính xác, ngày nay ngọn núi này có tên là Ararat.
Cuốn Geographia của Ptolemy (1548) nói dãy núi Armenia là vị trí của con tàu. Du khách Nicolas de Nicolay (1558) cũng nói như vậy. (chính xác)
Không phải ngẫu nhiên mà các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Babylonia, Lưỡng Hà, Sumeria, Peru, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga, châu Mỹ, xứ Wales, Hawaii, Scandinavia, Sumatra, Polynesia, vv… tất cả đều có các phiên bản riêng của họ về một trận Đại Hồng Thủy cực lớn toàn cầu. Thống kê cho thấy toàn thế giới có khoảng 2.000 “truyền thuyết” như vậy. Dưới đây là phân tích sơ bộ một phần nhỏ trong số này.
Bảng phân tích trên thống kế các câu chuyện Đại Hồng Thủy khắp toàn cầu (35/~2000). Phần lớn các câu chuyện đều cho biết đại ý rằng: Đại Hồng Thủy là do Thần tạo ra để hủy diệt loài người vì nhân loại thời kỳ đó đã không còn lương tâm đạo đức, không còn xứng làm người.
Báu vật quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ công nhận con tàu của Noah
Vào ngày 20/6/1987, Thống đốc tỉnh Agri của Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố với thế giới rằng: Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Ataturk, cơ quan khảo cổ Thổ Nhĩ Kỳ… đã công nhận khám phá của nhóm thám hiểm Ron Wyatt. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã công nhận vật thể hình chiếc tàu trên ngọn núi Ararat tại độ cao 2.000m so với mực nước biển ấy là con tàu của Noah. Khu vực này trở thành công viên quốc gia, báu vật quốc gia của họ.
Đây là một trong những phát hiện lịch sử học và khảo cổ học vĩ đại nhất, cho thấy Đại Hồng Thủy là sự thật. Nó đã được công nhận từ 24 năm trước. Nhưng, tại sao sự kiện này bị phớt lờ và hầu như không có phương tiện truyền thông đại chúng nào của thế giới dám nhắc đến? Ai đã buộc họ phải im lặng? Câu hỏi này thực ra còn bí ẩn hơn bản thân con tàu “huyền thoại” ấy.
Hiếm có câu chuyện nào nổi tiếng như chuyện Đại Hồng Thủy và con tàu Noah trong quyển sách Bible. Suốt nhiều thời kỳ lâu dài nó đã từng được xem là một phần của lịch sử. Điều đáng quan tâm hơn nữa, là sự kiện Đại Hồng Thủy hiện diện trong rất nhiều sách cổ của vô số dân tộc và các nền văn minh tiên tiến cổ đại, như Olmecs tiền châu Mỹ, Sumer Lưỡng Hà, cổ Ai Cập, cổ Hy Lạp, thung lũng Indus-Sarawati Ấn Độ, vv… Tất cả các “huyền thoại” ấy đều giống nhau một cách đáng kinh ngạc ở nhiều chi tiết, cho thấy chúng phải có nguồn gốc chung dựa trên một sự kiện thực tế ở quy mô toàn cầu.
>>Đại Hồng Thủy và truyền thuyết 2012 của người Maya
>>Liệu Đại hồng thủy là có thật?
>>Đại Hồng Thủy – “truyền thuyết” và sự thật
>>Đại Hồng Thủy không phải là 2012?
Câu chuyện trong sách Bible đại ý kể rằng:
Có một thời loài người đã từng phát triển văn minh rực rỡ, nhưng đạo đức của họ suy đồi, trái tim họ trở nên ích kỷ và độc ác. Họ thường xuyên có những ý nghĩ gian ác và mưu tính xấu xa. Thần đã kiên nhẫn chờ đợi loài người thay đổi tốt hơn lên, nhưng vô vọng, vì vậy Thần quyết định hủy diệt loài người đã tha hóa biến chất bằng cơn Hồng Thủy, đồng thời tẩy sạch địa cầu. Thần lựa chọn Noah vì ông còn đạo đức tốt đẹp và cho ông biết trước Đại thảm họa sắp xảy ra. Thần dạy ông đóng một con tàu để cứu bản thân, gia đình, những người khác và các cặp đôi động vật, đồng thời tích trữ nhiều thức ăn trên tàu. Rồi cơn Hồng Thủy thình lình xuất hiện, mưa liên tục suốt 40 ngày đêm, nước ngập tràn trái đất ngập cả những đỉnh núi cao. Tất cả mọi sinh vật trên trái đất đều bị hủy diệt.Rồi Noah thả chim bồ câu ra để thử xem nước rút chưa, lần đầu tiên chim quay về vì không có gì ngoài mặt nước mênh mông. Lần thứ 2 chim ngậm cành ôliu bay về nghĩa là nước đang rút dần. Lần thứ 3 bồ câu không bay về nữa vì nước đã rút và nó đã tìm thấy đất liền. Sau cơn Hồng Thủy, Noah và những người sống sót khác đã sinh sôi lại loài người.
Những câu chuyện Đại Hồng Thủy của các dân tộc và các nền văn minh thượng cổ đều rất tương đồng với “huyền thoại” trên. Ví dụ: Sự cảnh báo về Trận Lụt sắp tới, một số người được mách bảo đóng một con tàu trước khi sự việc xảy ra, tồn trữ chuẩn bị trước nhiều cặp đôi của các loài động vật, và đặc biệt là Dùng cách thả chim để xác định xem liệu mực nước đã rút xuống hay chưa. Trong một sự kiện kiểu như Đại Hồng Thủy khi tất cả các thiết bị phương tiện cao cấp đều đã bị hủy, thả chim có lẽ là cách đặc thù duy nhất để xác định xem đất liền đã xuất hiện hay chưa. Nếu không trải qua thực tế, người ta không thể tưởng tượng ra được phương pháp này.
Một vài câu chuyện trong kho tư liệu Đại Hồng Thủy toàn cầu
Châu Phi
Tây nam Tanzania
Xưa kia các con sông bắt đầu trận lụt. Thần bảo 2 con người hãy lên một con tàu. Ông bảo họ hãy mang theo nhiều hạt giống và nhiều loài động vật. Nước lụt thậm chí bao phủ cả những ngọn núi. Cuối cùng nước đã ngừng. Sau đó, một trong 2 người ấy, muốn biết xem liệu nước đã rút khô chưa, bèn thả 1 con chim bồ câu ra. Chim bồ câu bay trở lại. Rồi, ông ta thả 1 con quạ ra, nhưng nó đã không trở về. Sau đó 2 người ấy rời tàu, mang theo các loài động vật và hạt giống.
Châu Á
Babylon
Gilgamesh đã gặp một ông già tên là Utnapishtim. Ông già kể Gilgamesh nghe câu chuyện sau đây:
Các vị Thần đã cảnh báo Utnapishtim về một trận lụt khủng khiếp sắp sửa xảy ra để hủy diệt toàn nhân loại, bởi loài người đã vô cùng thối nát và vô đạo. Họ hướng dẫn Utnapishtim tháo dỡ căn nhà của mình để đóng một con tàu lớn. Con tàu 8 tầng hình lập phương, mỗi cạnh khoảng 60m. Utnapishtim phủ con tàu bằng hắc ín. Nghe theo lời các Thần, ông đã đưa vợ và gia đình, các đôi động vật thuộc nhiều loài, thực phẩm dự trữ, vv… lên tàu. Khi con tàu đã chuẩn bị xong xuôi, mưa bắt đầu tuôn xối xả xuống. Mưa suốt trong sáu ngày đêm liền.Cuối cùng mọi thứ đã yên ắng, và con tàu neo đậu trên đỉnh núi Nisir. Sau khi con tàu nghỉ lại đó được bảy ngày, Utnapishtim đã thả một chú chim bồ câu ra. Bởi vì mặt đất còn chưa khô ráo, chim bồ câu đã trở về. Tiếp theo, ông đã thả một con chim nhạn, và nó cũng bay trở lại. Sau đó, ông lại thả một con quạ, và con quạ không bao giờ trở về bởi vì mặt đất đã khô ráo.Thế là Utnapishtim rời tàu.
Người Chaldea
Có một người đàn ông tên là Xisuthrus. Thần Chronos cảnh báo Xisuthrus về một trận lũ sắp xảy đến và bảo ông đóng một con tàu. Con tàu dài 5 stadium rộng 2 stadium (1 stadium = 185m). Trong con tàu, Xisuthrus mang theo cả gia đình, bạn bè và các cặp đôi của nhiều loài động vật. Lũ đến. Khi nước bắt đầu rút, ông thả vài chú chim ra. Chúng đã trở lại và ông nhìn thấy bùn trên đôi chân của chúng. Ông lại thả chim một lần nữa, và kết quả vẫn như vậy.Khi ông cố gắng thả chim lần thứ ba, chúng không trở về nữa. Biết rằng nước đã rút khô, mọi người ra khỏi tàu.
Người Chaldea là dân tộc thời thượng cổ, ở Lưỡng Hà, nay thuộc miền Nam Iraq.
Ấn Độ
Từ thuở xa xưa có một người tên là Manu. Manu, trong khi đang tắm sông, đã cứu được một con cá nhỏ thoát khỏi hàm răng của một con cá lớn. Cá nói với Manu, “Nếu anh chăm sóc cho tôi cho đến khi tôi đủ lớn, tôi sẽ cứu anh thoát khỏi những điều khủng khiếp sắp xảy ra”. Manu hỏi điều khủng khiếp ấy là gì. Cá nói với Manu rằng một trận lũ lớn sẽ sớm đến và hủy diệt mọi thứ trên Trái đất. Cá bảo Manu hãy bỏ nó vào trong một cái bình bằng đất nung. Cá lớn dần lên và mỗi khi nó lớn quá, Manu lại dành cho nó một cái bình mới lớn hơn. Cuối cùng con cá đã trở thành một ghasha, một trong những loài cá lớn nhất thế giới. Con cá hướng dẫn Manu đóng một con tàu lớn bởi vì trận lụt sẽ xảy ra rất sớm. Khi những cơn mưa bắt đầu, Manu dùng dây thừng buộc tàu với con cá ghasha. Con cá đã hướng dẫn con tàu đi khi nước biển dâng tràn. Toàn bộ trái đất ngập tràn bởi nước. Khi nước bắt đầu rút dần, cá ghasha dẫn tàu của Manu đến một đỉnh núi.
Trung Quốc
Phục Hy được xem là ông tổ của dân tộc Trung Hoa. Truyền thuyết kể rằng, xưa kia đã từng có một Trận Lụt lớn, toàn bộ Trái Đất chìm ngập trong biển nước, kể cả những ngọn núi cao. Tất cả mọi thứ đều bị quét sạch, không ai và không thứ gì sống sót. Tuy nhiên có một gia đình đã thoát được Đại hồng thủy nhờ một chiếc thuyền. Đó là Phục Hy cùng vợ, ba người con trai, và ba người con gái. Sau đó, ông và gia đình – những người duy nhất trong thiên hạ còn sống sót, đã sản sinh ra dân tộc Trung Hoa.
Châu Âu
Hy Lạp cổ đại
Xưa kia, trước khi thời đại hoàng kim kết thúc, con người đã rất suy đồi và ngạo mạn. Thần Zeus rất phiền muộn khi thấy họ càng ngày càng trở nên xấu xa hơn. Cuối cùng, Zeus quyết định rằng ông sẽ tiêu diệt tất cả loài người. Trước khi thần Zeus làm điều đó, thì thần Prometheus, vị đã sáng tạo ra loài người, cảnh báo đứa con trai tên là Deucalion và vợ anh ta Pyrrha, biết về tai họa kinh khủng sắp giáng xuống thế giới loài người. Sau đó thần Prometheus bèn đặt đôi vợ chồng vào trong một cái rương bằng gỗ lớn. Những cơn mưa bắt đầu trút xuống và kéo dài 9 ngày đêm cho đến khi toàn thế giới bị chìm trong biển nước. Thứ duy nhất không bị ngập lụt là 2 đỉnh núi Parnassus và đỉnh Olympus. Cái rương bằng gỗ trôi tới và nằm lại gần đỉnh núi Parnassus. Deucalion và vợ Pyrrha bước ra và thấy rằng mọi thứ đã bị ngập lụt. Họ sống nhờ vào thực phẩm dự trữ có trong cái rương, cho đến khi nước rút xuống. Nhờ được thần Zeus hướng dẫn, họ lại sinh sôi nảy nở loài người trên trái đất.
Châu Mỹ
Người Aztec
Ngày xưa có một người đàn ông tên là Tapi. Tapi là một người rất trọng đạo. Đấng Sáng Thế đã bảo Tapi đóng một con tàu làm nơi sinh sống bên trong. Đấng Sáng Thế còn bảo ông nên mang vợ, cùng với mọi loài động vật mỗi thứ một cặp đưa lên chiếc tàu này. Đương nhiên tất cả mọi người nghĩ rằng ông điên. Sau đó, cơn mưa bắt đầu và trận lũ đã đến. Con người và động vật đã cố gắng leo lên những ngọn núi, nhưng cả những ngọn núi ấy cũng bị ngập lụt. Cuối cùng mưa cũng tạnh. Tapi thả một con chim bồ câu, nhưng nó không trở về, cho nên ông biết là nước đã rút rồi.
Hoa Kỳ
Những người bản địa Ojibwe từng sinh sống ở Minnesota Hoa Kỳ cũng có một câu chuyện về sự Sáng Thế và Trận lụt, có nhiều nét hết sức giống với nội dung của cuốn Bible.
“Từng có một thời kỳ, khi ấy cuộc sống đã không còn hòa hợp nữa. Đàn ông và phụ nữ không biết tôn trọng lẫn nhau, các gia đình cãi cọ nhau, và chẳng mấy chốc mọi người đều đấu đá với nhau. Điều đó làm Đấng Sáng Thế là Gitchie Manido rất phiền lòng, nhưng ông kiên nhẫn chờ đợi… Cuối cùng, khi tình hình tỏ ra không còn chút hy vọng nào nữa, Đấng Sáng Thế đã quyết định thanh tẩy Mẹ Trái đất bằng cách dùng nước. Nước lụt đã đến, làm ngập tràn trái đất, quét sạch tất cả mọi thứ. Chỉ còn một vài sinh vật của mỗi giống loài là còn sống sót”.
Sau đó, câu chuyện kể rằng Waynaboozhoo đã sống sót bằng cách trôi nổi trên một “khối gỗ” lớn trong nước cùng với nhiều loài động vật khác nhau.
Người Inca
Trong suốt thời kỳ Pachachama con người đã trở nên rất xấu xa. Họ mải mê phát minh ra và làm nhiều điều tội lỗi, và bỏ quên các vị thần. Chỉ có những người trong dãy núi Andes cao kia là vẫn không biến chất. Hai anh em sống trên vùng cao nguyên ấy nhận thấy những con lạc đà không bướu của họ có nhiều hành vi lạ thường. Họ hỏi bầy lạc đà tại sao lại thế, và chúng nói là các ngôi sao đã bảo với chúng rằng, một Trận lụt lớn đang tới. Trận Lụt này sẽ tiêu diệt tất cả sự sống trên trái đất. 2 anh em đưa gia đình và các bầy vật nuôi của họ vào một hang động trên núi cao. Trời bắt đầu mưa và mưa mãi liên tục trong bốn tháng. Cuối cùng mưa đã ngừng lại và nước rút đi. Họ đã sinh sôi phục hồi dân cư trên trái đất. Đám lạc đà không bướu nhớ mãi Trận Lụt ấy, và đó là lý do tại sao chúng thích sống ở các vùng cao nguyên.
Mexico
Những thổ dân Toltec bản địa có một truyền thuyết nói rằng Trái đất đã từng bị hủy diệt bởi một trận lụt cực lớn và chỉ có một gia đình sống sót.
Châu Úc
Đơn cử câu chuyện của một bộ lạc thổ dân miền Tây nước Úc.
Vào thời hết sức xa xưa, có một người đàn ông tên là Gajara sống cùng vợ và những người con trai, con dâu của ông.
Một ngày nọ, có đám trẻ hành hạ và ngược đãi một con cú tên là Dumbi. Sau khi thoát được Dumbi báo việc đó với Ngadja, Đấng Tối Cao. Ngadja rất đau lòng.
Ông chỉ thị cho Gajara, “Nếu ngươi muốn sống, hãy mang vợ, con trai và con dâu của ngươi theo và làm một cái bè thật lớn. Bởi vì vụ việc Dumbi, ta dự định sẽ làm cho cả loài người chết đuối. Ta sẽ làm mưa và lụt biển”, ông bảo họ. “Hãy đem lên bè những thứ đồ ăn giữ được lâu ngày, những thực phẩm như là gumi, banimba, và ngalindaja, tất cả những thực phẩm trên mặt đất ấy”.
Thế là Gajara đã trữ tất cả những thực phẩm này. Ông cũng tập trung đủ giống chim trời như chim cu, chim ăn tầm gửi, chim cầu vồng, chim mào và chim sẻ. Ông đưa chúng lên bè, và cả một con kangaroo cái nữa. Gajara tập hợp các con trai làm người điều khiển bè, và cả vợ và con trai, con dâu nữa.
Sau đó Ngadja giáng mây mưa xuống, những đám mây bao trùm khắp bầu trời. Trận lụt biển đến từ phía bắc-đông bắc, và con người đã bị chộp lấy trong cơn lũ lụt của biển cả. Ngadja làm nước lũ cuộn trào và lòng đất mở ra, san bằng tất cả và làm mọi sinh vật chết đuối. Trong khi đó, dòng nước đưa tất cả những người trên bè cùng với Gajara đi thật xa, tới nơi có tên là Dulugun.
Cuối cùng, dòng nước cũng mang Gajara trở lại. Ông đã thả vài chú chim ra, trong đó có một con chim cúc cu. Con chim cúc cu đã tìm thấy đất liền và không quay trở lại nữa. Nước đang rút xuống dần dần.Sau đó, các loài chim khác trở lại với Gajara và ngày hôm sau ông lại thả chúng ra. Đất đã khô ráo và các sinh vật sống đã tìm thấy nhà và thực phẩm cho chúng.
(nhận xét những chỗ in đậm nghiêng):
Ở các phiên bản khác: do con người tha hóa suy đồi về đạo đức nên bị trừng phạt – hợp lý, còn ở phiên bản này con cú bị vài trẻ em ngược đãi dẫn đến cả loài người bị phạt – không hợp lý lắm. Có lẽ những người đời sau chỉ còn biết đến sự kiện Hồng Thủy qua lời truyền miệng, còn nguyên nhân căn bản là sự suy đồi đạo đức thì họ không hiểu nên chi tiết này dần bị lạc đi. Đoạn nói về việc thả chim: thứ tự thả chim và chi tiết con chim quay trở về bị đảo ngược. Đó là do những người thời sau không còn hiểu việc thả chim có mục đích là để dò xem nước đã rút hay chưa, cho nên chi tiết đó đã càng ngày càng bị lệch đi. Do truyền miệng quá lâu đời và sự thêm thắt của người kể chuyện nên phiên bản này tuy còn giữ được nhiều chi tiết nguyên thủy, nhưng độ chính xác của chi tiết đã kém đi so với các phiên bản Đại hồng thủy khác).
Nghiên cứu này đã thúc đẩy chính phủ Thụy Sỹ thông qua dự luật đầu tiên về quyền lợi của thực vật. Dự luật này quy định rằng thực vật được bảo vệ về mặt đạo đức và pháp lý, và các công dân Thụy Sỹ phải đối xử với chúng một cách thích hợp! Như vậy có thể nói Thụy Sỹ là nước đầu tiên công nhận thực vật biết tri giác và tình cảm.
Thực vật có trí tuệ hay không? Nhiều năm trước, khi ghé thăm một người bạn ở Úc, tôi được mời chiêm ngưỡng một cây cần sa lớn được trồng bằng kỹ thuật thủy canh và đèn chiếu halogen. Khu vườn nằm trong một căn phòng lớn và tất cả các cây được xếp gọn gàng theo hàng. Ở một bên của căn phòng, các cây xanh dường như cao hơn và thẫm màu hơn, còn càng xa chỗ ấy thì cây càng kém tươi tốt. Tôi đã đề cập về sự khác biệt rõ ràng này với chủ của khu vườn, và được ông giải thích rằng: góc có những cây tươi tốt nhất là nơi ông đã cho chúng nghe nhạc.
Tò mò, tôi hỏi ông ta những cây trồng này thích thể loại nhạc gì? Ông cho biết: chúng thích nhạc cổ điển nhất, tuy nhiên gần đây ông đã đạt được những kết quả tốt hơn khi sử dụng các bản ghi âm tiếng dế kêu.
Một vườn thủy canh dùng đèn chiếu halogen
Cleve Backster và “Tri giác nguyên sơ” của thực vật
Cleve Backster là cựu chuyên gia thẩm vấn của CIA. Vào năm 1960, trong đầu ông thình lình nảy ra ý kết nối máy phát hiện nói dối với cây trồng. Kết quả nằm ngoài khả năng tưởng tượng của ông, khi ông phát hiện ra rằng chúng phản ứng lại đối với những hành động gây hại (ví dụ như cắt lá) hay thậm chí những suy nghĩ làm hại đến chúng phát sinh từ những người ở gần đó. Sau rất nhiều thí nghiệm khác nhau, ông đã buộc phải đưa đến một kết luận gây chấn động, mặc dù biết nhiều người sẽ không hoan nghênh kết quả của mình. Ông đã kết luận rằng: thực vật có tri giác và có tình cảm.
Khi ấy, Backster gắn các điện cực của máy phát hiện nói dối với cây huyết dụ trong văn phòng của ông, sau đó tưới nước cho cây và chờ xem phản ứng của những chiếc lá. Ông kinh ngạc phát hiện ra rằng: cây thực sự đã phản ứng lại với hành động này. Sau đó, ông quyết định chờ xem liệu điều gì sẽ xảy ra nếu như ông đe dọa nó, và ông nảy ra ý rằng sẽ quẹt diêm để đốt lá cây nơi gắn các điện cực.
Một sự thật hết sức khó tin đã xảy ra: Cái cây không đợi cho đến lúc ông đốt que diêm, mà nó phản ứng ngay tức khắc đúng thời điểm mà ý định của ông vừa mới hình thành trong đầu!
Thông qua các nghiên cứu sâu hơn, Backster thấy rằng chính ý định của ông đã khiến cho cây Huyết dụ ấy phản ứng lại.
Ông cũng phát hiện ra rằng thực vật có sự nhận thức lẫn nhau, chia buồn với cái chết của bất cứ sinh vật nào, cực kì ghét những người đã giết chết các cây khác một cách vô tình hay cố ý. Chúng cũng nhớ một cách trìu mến, mở rộng trường năng lượng của chúng ra ngoài hướng về những người đã trồng và chăm sóc chúng, thậm chí khi “bạn” của chúng cách xa cả về thời gian lẫn không gian.
Trong thực tế, ông nhận thấy, thực vật có thể phản ứng “tức thời” với một sự việc đang diễn ra cách xa hàng ngàn dặm. Và không chỉ là những nhà tâm linh, chúng còn là những nhà tiên tri, biết trước được cát hung, bao gồm cả thời tiết.
Cleve Backster bắt đầu những thí nghiệm của mình với cây huyết dụ. (Ảnh tặng của Cleve Backster)
Backster gọi khả năng tư tưởng của thực vật là “tri giác nguyên sơ” và lần đầu tiên công bố phát hiện của mình trên tạp chí quốc tế Siêu tâm lý học. Công trình của ông được lấy cảm hứng từ nghiên cứu của Jagadish Chandra Bose, người từng tuyên bố đã phát hiện ra rằng: khi ta phát một số loại nhạc nhất định trong khu vực trồng cây thì sẽ khiến chúng phát triển nhanh hơn. Rõ ràng đây là sự thật.
Ngài Jagadish Chandra Bose là một nhà vật lý, nhà sinh vật học, nhà thực vật học, nhà khảo cổ học lừng danh thế giới. Ông là một trong những nhà sáng lập Học viện Khoa học Quốc gia Ấn Độ, chủ tịch Hội nghị Khoa học Ấn Độ lần thứ 14, là thành viên của Học viện Hoàng gia Anh, thành viên Học viện Khoa học Vienna (Áo), thành viên Hội Khoa học Phần Lan, vv… Ông được Hoàng gia Anh phong tước Hiệp sỹ vào năm 1917
Ý thức của thực vật
Tiến sĩ Jagadishchandra Bose một nhà khoa học hàng đầu Ấn Độ, đã phát minh ra một dụng cụ có tên là crescograph và đã làm nhiều thí nghiệm trên thực vật. Tiến sĩ Bose đã chứng minh rằng thực vật biết cảm giác, theo cách riêng của chúng. “Giả sử có một cây xanh rất tươi tốt và lá của nó lấp lánh xanh tươi dưới ánh mặt trời. Chúng ta muốn ngắt một chiếc lá ra chơi. Nhưng chúng ta không nghĩ đến những gì đang diễn ra bên trong cây ấy. Có lẽ chúng ta cảm thấy rằng thực vật không biêt đau như chúng ta. Nhưng thực ra thực vật biết đau. Trong thực tế, xung động của cây này bị ngắt ngay tại vị trí mà chiếc lá bị nhổ. Trong một thời gian ngắn, xung động bắt đầu lại lần nữa tại điểm đó, nhưng lần này rất chậm. Và sau đó nó hoàn toàn ngừng hẳn. Đối với cái cây ấy thì điểm đó coi như là đã chết”.
Tiến sĩ Bose còn nói về khả năng của thực vật nhận biết và phản ứng với những cá nhân có hành vi bạo lực (đặc biệt là đối với một cái cây) “trước mặt” chúng.
Darwin từng bị mê hoặc bởi các phản ứng của thực vật đối với những kích thích bên ngoài, đặc biệt là với các loài cây ăn thịt như cây bắt ruồi (Dionaea muscipula).
Trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến 1970, tiến sỹ Burdon – Sanderson đã tiến hành nhiều thí nghiệm trên cây bắt ruồi. Thí nghiệm đầu tiên, và có lẽ là thí nghiệm hé lộ nhiều điều đáng chú ý nhất trong tất cả. Trong thí nghiệm đó các điện cực được gắn lên trên bề mặt của các mấu của cái bẫy ấy với hy vọng có thể ghi lại những hoạt động điện. Ông thấy rằng mỗi khi các sợi lông cảm giác bị chạm vào, nó phát ra một sóng điện gần giống như các xung thần kinh, hoặc các điện thế hoạt động ở các tế bào thần kinh động vật. Khi thí nghiệm này được thực hiện trên cây gọng vó và cây xấu hổ – tất cả đều có kết quả tương tự!
Tượng của Ngài John Scott Burdon-Sanderson (21/12/1828 – 23/11/1905) tại Viện bảo tàng Đại học Oxford
Theo một tạp chí uy tín Plant Physiology (Sinh lý học thực vật) thì cây trồng có khả năng xác định nguy hiểm, báo hiệu mối nguy hiểm đó cho các cây khác và sắp xếp mọi thứ nhằm phòng thủ chống lại các mối đe dọa có thể nhận thấy được. Theo nhà thực vật học Bill Williams thuộc Viện nghiên cứu Helvetica, “thực vật không chỉ có nhận thức và cảm thấy đau đớn, chúng thậm chí còn có thể giao tiếp”.
Nghiên cứu này đã thúc đẩy chính phủ Thụy Sỹ thông qua dự luật đầu tiên về quyền lợi của thực vật. Dự luật này quy định rằng thực vật được bảo vệ về mặt đạo đức và pháp lý, và các công dân Thụy Sỹ phải đối xử với chúng một cách thích hợp!Như vậy có thể nói Thụy Sỹ là nước đầu tiên công nhận thực vật biết tri giác và tình cảm.Điện thế hoạt động là sự thay đôi điện thế xảy ra ngang qua màng tế bào thần kinh
Ngày nay với thiết bị hiện đại, các nhà sinh lý học thực vật đang bắt đầu hiểu nhiều hơn về hoạt động của thực vật. Các xung mà Burdon-Sanderson đã phát hiện thấy thực sự là những điện thế hoạt động (action potential) tương tự như ở động vật.
Nhưng vẫn còn một câu hỏi, đó là: thực vật có cảm xúc thực sự không?
Thực vật có tình cảm
Trong thế giới động vật, một con bố hoặc mẹ có thể hy sinh cuộc sống của nó cho con của chúng. Một quân nhân có thể được gọi là “vị tha” nếu anh ta nằm đè lên một quả lựu đạn để bảo vệ đồng đội của mình. Còn các thành viên trong một gia đình nhà khỉ dành nhiều thời gian và công sức để chải chuốt bộ lông cho nhau. Còn thực vật thì sao, chúng có tình cảm tương tự hay không?
Chúng không có hệ thần kinh giống như động vật, nhưng vẫn có bằng chứng mạnh mẽ chứng tỏ rằng chúng có khả năng cảm nhận môi trường xung quanh và phản ứng lại theo nhiều cách, giống như thể hiện tình cảm.
Một ví dụ cho thấy thực vật có cảm giác, đó là việc người ta quan sát thấy chúng có tình cảm, bằng cách gây hại cho các cá thể khác, nhưng là nhằm để bảo vệ các thân thích của chúng!
Mặc dù thực vật có khả năng cảm nhận và phản ứng lại đối với các loài thực vật khác, nhưng khả năng nhận ra họ hàng và hành động theo tình cảm của chúng đã từng là đề tài của một vài nghiên cứu. Gần đây, theo một bài báo trên tạp chí ScienceDaily, một vài nhà khoa học khám phá ra rằng loài Impatiens pallida (một loài hoa dại có màu vàng) có khả năng nhận ra họ hàng, và chúng có thể hiện tình cảm.
Impatiens pallida
Các cá thể của loài hoa dại màu vàng này thường mọc gần với các cá thể có họ hàng với chúng, và có phản ứng mạnh mẽ đối với những cuộc đấu tranh sinh tồn trên mặt đất – đặc biệt là sự tranh giành ánh sáng mặt trời. Bằng cách dồn sinh lực vào lá, loài cây này có thể phát triển nhanh chóng che phủ lá các cây đối thủ và lấy đi ánh sáng mặt trời của đối thủ. Chúng cũng có thể kích thích rễ tăng trưởng và lấn át hệ thống rễ của các cây lân cận.
Tuy nhiên, những cây hoa dại màu vàng này không làm thế khi những cây lân cận là một trong những họ hàng của chúng.
Giữa những cây có họ hàng gần, thì loài cây hoa này không tăng phân bổ chất dinh dưỡng cho rễ hoặc lá. Thay vào đó, chúng hay đổi hình thái bằng cách tăng cường phát triển thân dài ra và phân nhánh. Điều này là một ví dụ cụ thể về việc thực vật cộng tác với những cây họ hàng nhằm nhận được những chất dinh dưỡng cũng như ánh sáng cần thiết mà không che khuất nhau.
Cây bóng nước
Những cây bóng nước khi trồng chung với loài cây lạ khác, thì loài cây này tăng cường phân bố đều các chất dinh dưỡng của nó đến lá, thân và rễ, rõ ràng đây là một dấu hiệu cho thấy biểu hiện cạnh tranh của chúng trước các loài cây khác.
Chúng ta thường trồng các loài cây trên mặt đất cạnh nhau, và khi chúng không phát triển tươi tốt, thì chúng ta thường quy cho một tác nhân gây bệnh. Nhưng có thể đó là do nguyên nhân khác mà chúng ta không ngờ đến.
Thực vật biết hợp tác với các cây khác họ hàng nhưng cùng loài
Cây keo
Cây keo tiết ra Tanin để bảo vệ chính mình trước các loài động vật. Mùi hương Tannin lan truyền trong không khí và khi những cây keo khác “ngửi” thấy, chúng cũng bắt đầu tiết ra Tanin để tự bảo vệ mình khỏi những động vật gần đó.
Thực vật biết sử dụng hóa chất để tương tác với động vật. Khi bị tấn công bởi sâu bướm, một số cây có thể tiết ra chất hóa học để thu hút côn trùng ký sinh đến tấn công sâu bướm.
Các loài phong lan nổi tiếng với hành động này. Không có tí đường nào để quyến rũ côn trùng đến và giúp chúng phát tán phấn hoa, một số loài phong lan thu hút côn trùng bằng mùi hương của những loài hoa nhiều đường, hoặc bắt chước giống vẻ bề ngoài của bạn tình của những loài côn trùng ấy. Loài phong lan Dendrobium trên đảo Hải Nam của Trung Quốc đánh lừa loài ong bắp cày thụ phấn cho chúng bằng cách tiết ra một chất hóa học mà loài ong mật dùng để báo động. Ngửi thấy chất hóa học đó, loài ong bắp cày (vốn chuyên bắt ong mật để làm thức ăn cho ấu trùng của chúng) liền bổ nhào xuống loài hoa lan này – vốn chẳng có gì hấp dẫn đối với chúng cả.
Những cây nấm trong một vườn nấm và những con kiến thợ của loài kiến Atta sexdens rubropilosa chuyên gặm lá cây cũng giao tiếp với nhau. Nếu khu vườn có loài cây có độc tố đối với nấm, thì nấm truyền tín hiệu cho kiến, và kiến sẽ tránh gặm lá cây có độc tố đó để khỏi tạo thành mùn độc có hại cho nấm.