Đây là một câu chuyện có thật được ghi chép trong cuốn “Duyệt vi thảo đường bút ký” của học giả nổi tiếng Kỳ Hiểu Lam thời nhà Thanh (Trung Quốc).
Minh Thịnh là một viên quan huyện. Ngày nọ ông tiếp nhận một vụ án oan, muốn xử lại vụ án này, nhưng sợ đụng chạm đến quan trên. Trong số thuộc hạ của Minh Thịnh có người tên là Môn Đấu, người này có một người bạn có công năng đặc dị nhìn thấy trước tương lai. Thế là quan huyện Minh Thịnh bèn sai Môn Đấu tới gặp vị kia hỏi nên xử lý vụ án này như thế nào.
Môn Đấu tuân lệnh đến thỉnh mời. Vị kia nghe xong sự tình, liền trang trọng trả lời: “Minh Thịnh làm quan huyện thì cũng như cha mẹ của chúng dân trong huyện. Ông ấy nên xét xem dân chúng có bị hàm oan hay không chứ sao lại đi hỏi thượng cấp có vừa ý hay không. Chẳng lẽ ông ấy đã quên câu chuyện của Lý Vệ tiên sinh năm xưa rồi à?”
Môn Đấu trở về, bẩm báo lại đầu đuôi mọi sự. Quan huyện Minh Thịnh vừa nghe thì giật mình cả sợ, nhớ lại câu chuyện mà xưa kia Lý Vệ tiên sinh đã từng kể cho ông ta. Nhưng làm sao vị kia lại biết được tất cả những chuyện đó? Thật là thần kỳ!
Nhớ lại chuyện cũ, quan huyện Minh Thịnh giờ đây đã biết cần xử lý vụ án này ra sao.
Trước đây có lần Lý Vệ lên thuyền vượt sông. Để tiết kiệm chút tiền mọn, một hành khách đã tranh cãi đôi co với chủ thuyền về giá vé. Trong số người đi thuyền có một Đạo sỹ, thấy vậy thở dài nói: “Sắp chết đuối mà vẫn còn tranh cãi chỉ vì một chuyện tầm thường, thật là không đáng!”. Lý Vệ nghe không hiểu Đạo sỹ kia nói lời ấy là có ý gì.
Một lát sau, đột nhiên trên mặt sông nổi gió lớn. Vị hành khách kia bị gió thổi ngã xuống sông chết đuối. Lý Vệ bây giờ mới giật mình hiểu ra lúc nãy Đạo sỹ nói đến chuyện gì.
Gió càng ngày càng mạnh, con thuyền chòng chành muốn lật. Đạo sỹ bước chân theo trận đồ, không ngừng niệm thần chú. Cơn cuồng phong nhanh chóng dừng lại. Lý Vệ hướng về Đạo sỹ lạy ba lạy tạ ơn cứu mạng. Thế nhưng Đạo sỹ không nhận và nói: “Vừa rồi người kia chết đuối là vì mệnh của ông ta đến đó đã tận, tôi không thể cứu được. Ông là quý nhân, hôm nay gặp họa nhưng được giải cứu, cũng là trong mệnh đã định như vậy rồi, tôi không thể không cứu. Cho nên ông không cần cám ơn tôi”.
Lý Vệ nghe xong, thụ giáo được rất nhiều, lại bái tạ và nói: “Nghe ngài dạy bảo, từ đầu tới cuối tôi đều được lợi ích. Từ nay về sau cả đời tôi sẽ an phận mà thủ mệnh”.
Đạo sỹ nói, “Ông nói lời này không hoàn toàn đúng. Nếu một cá nhân đối với vinh nhục, thăng trầm, phú bần… đều không truy cầu thì người đó là đang an phận, tức là an mệnh, chính là thuận theo tự nhiên. Không an mệnh, tức là lừa gạt lẫn nhau, đấu đá với nhau, chuyện xấu gì cũng làm. Những việc như vậy tất thảy đều tạo nghiệp. Ví như Lý Lâm Phủ, Tần Cối, bọn họ nếu có thể thủ mệnh, thuận theo tự nhiên thì về sau đều được làm Tể Tướng, bởi số mệnh đã định như thế. Nhưng bọn họ năm đó chỉ vì tranh giành địa vị Tể Tướng mà loại trừ những người trái ý, dùng hết tâm kế để hãm hại trung lương, không biết rằng đường nào sau này đều được làm Tể Tướng. Họ như vậy chỉ làm gia tăng ác nghiệp bản thân mà thôi. Về phần quốc kế dân sinh lợi hay hại thế nào không thể nói là mệnh được; đối diện với trăm họ đang trong cảnh khốn cùng, oan ức, thì không thể để mặc như thế, nhưng cần phải tùy theo tự nhiên. Tất cả những người phụ trách thì đều phải chịu trách nhiệm. Gia Cát Khổng Minh từng nói: “Thần cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi, còn về việc thành hay bại, lợi hay không, thì thần không rõ, nhưng cũng có khả năng lường trước được!”. Chính là đạo lý ấy. Trời Đất dưỡng dục nên nhân tài, quốc gia thiết đặt vị trí cho các cấp quan lại, mục đích là để ích nước lợi dân. Thân là quan lại, nắm giữ quyền hành, mà bó tay ủy thác hết cho số mệnh, thì Trời Đất cần gì phải sinh ra những người tài như thế, quốc gia cần gì phải thiết lập quan lại như thế? Cao nhân thánh hiền cần phải hiểu được Mệnh, đó chính là đạo lý chân thực, hy vọng ông có thể lĩnh hội được toàn diện”.
Đạo sỹ nói xong xuống thuyền, nhanh chóng biến mất.
Kinh Hiền Ngu ghi chép lại rằng, ở thủ đô Vaisali của đất nước Licchavi có 500 người mù sinh sống. Vì họ không nhìn thấy gì nên họ chẳng thể tìm được công việc nào cả. Họ sống qua ngày nhờ ăn xin và người ta đối xử với họ rất tệ bạc.
Lúc này Đức Phật Thích Ca đã đắc Đạo thành Phật. Nghe được tin tốt lành rằng đức Phật đang ở cõi trần gian, 500 người mù ấy rất xúc động. Họ biết những ai may mắn gặp đức Phật thì tất cả phiền não đều được hóa giải, bệnh tật đều tiêu tan. Họ tụ họp lại và bàn bạc về việc này. Họ nói: “Với tất cả niềm tin và sự kính ngưỡng, chúng ta cùng gắng đi gặp đức Phật! Nếu được gặp đức Phật, chúng ta sẽ có thể nhìn thấy thế giới này!”.
Người dẫn đầu trong số những người mù ấy nói: “Đúng thế! Chúng ta sẽ chủ động đi tìm đức Phật thay vì ngồi chờ vận may, phải không?”.
Mọi người buồn bã nói: “Làm thế nào chúng ta đến được chỗ Ngài đây? Chúng ta thậm chí còn chẳng thấy đường để đi”.
Người dẫn đầu trả lời: “Nếu chúng ta quyết tâm đi gặp đức Phật, chúng ta cần tìm một người dẫn đường. Mọi người xem cách này có được không. Chúng ta cùng gắng hết sức đi ăn xin, cố tích cóp cho đủ mỗi người 1 đồng tiền vàng. Đến khi tích cóp đủ 500 đồng tiền vàng, chúng ta có thể thuê một người dẫn đường cho chúng ta đi tìm đức Phật”.
Vậy là những người mù ấy tỏa đi khắp nơi ăn xin. Sau một thời gian dài chịu đựng nhiều đắng cay gian khổ, họ đã tích cóp đủ 500 đồng tiền vàng, và thuê được một người dẫn đường cho họ. Thế là người dẫn đường đi trước, còn đám người mù nối đuôi đi theo. Người sau nắm áo người trước thành một hàng dài dằng dặc, rồng rắn kéo nhau đi trông rất ấn tượng.
Gặp nạn giữa đường
Họ đi về Sravasti nơi đức Phật đang nghỉ chân tại đó. Trong suốt cuộc hành trình, họ phải chịu mọi cực nhọc khó khăn. Với tâm hồn tràn ngập niềm tin sáng ngời, họ cảm thấy chuyến đi đỡ gian nan hơn. Trên con đường đi về Magadha, có một đầm lầy ở trong khe núi. Người dẫn đường thấy chặng đường phía trước rất khó khăn bèn tìm cớ chuồn đi mất. Hắn đã bỏ mặc những người mù đáng thương ấy.
Họ chờ mãi, chờ mãi, nhưng kẻ dẫn đường không quay lại như lời hắn đã hứa. Họ cảm thấy rất sợ hãi và bảo nhau: “Thế là mọi công sức chúng ta bỏ ra đều vô nghĩa ư?. Tên xấu ấy đã cướp hết tiền xương máu của chúng ta và bỏ rơi chúng ta. Phải làm sao bây giờ?”.
Khi mọi người đang hoang mang lo lắng, người dẫn đầu đám người mù chợt nghe thấy tiếng nước chảy ở phía trước. Anh đoán hẳn đây là cái đầm lầy mà họ cần phải lội qua và bảo mọi người nắm tay nhau đi về phía ấy. Khi đang mò mẫm tiến về phía trước, bỗng họ nghe thấy tiếng một người giận dữ quát: “Này, các người mù cả rồi à? Các người đã giẫm nát hết hoa màu mà tôi gieo trồng rồi!”.
“Trời ơi! Chúng tôi thật lòng xin lỗi Ngài. Thật sự là chúng tôi bị mù. Nếu mắt sáng, chúng tôi đã không gây ra lỗi lầm như thế này. Chúng tôi van xin Ngài, xin lượng thứ cho chúng tôi. Xin Ngài rủ lòng từ bi và chỉ cho chúng tôi đường đến Sravasti! Một kẻ lưu manh đã lấy hết tiền của chúng tôi rồi, chúng tôi chỉ có thể đền đáp lại lòng tốt của Ngài trong tương lai mà thôi. Chúng tôi sẽ giữ lời hứa của mình, thưa Ngài!”.
Người chủ ruộng cảm động trước những người mù đáng thương. Ông nhẹ nhàng nói với họ: “Bỏ qua chuyện này đi! Đến đây nào, tôi sẽ tìm cho các vị một người dẫn đường đến Sravasti”. Những người mù vô cùng cảm động và biết ơn người chủ ruộng. “May mắn thay, chúng tôi đã gặp được Ngài, một người nhân từ tốt bụng!”. Thế là người chủ ruộng tìm một người dẫn họ đến Sravasti.
Thử thách của đức Phật
Khi đến nơi, họ rất hạnh phúc. Nhưng người trụ trì của ngôi chùa ấy báo lại họ: “Các bạn đã đến trễ. Đức Phật đã đi tới Magadha rồi”. Những người mù vừa mệt vừa buồn, nhưng họ vẫn tìm đường trở lại Magadha. Họ đã chịu đựng rất nhiều nỗi khổ dọc đường, nhưng khi đến Magadha họ mới biết là đức Phật đã trở lại Sravasti rồi.
Mặc dù đã kiệt sức, họ vẫn tin tưởng vững chắc rằng cuối cùng họ sẽ gặp được đức Phật, thế là một lần nữa họ lại hướng về Sravasti. Họ đã quyết tâm sẽ kiên định cho tới ngày được gặp đức Phật. Đáng buồn thay, một lần nữa họ không gặp được đức Phật ở Sravasti. Thấy những người mù lại tới, vị sư trụ trì ngôi chùa giọng đầy thông cảm nói: “Đức Phật đã tới Magadha rồi”. Những người mù lại dò dẫm trở lại Magadha lần thứ 2.
Sau khi họ đi đi về về giữa 2 thành phố ấy đến lần thứ 7, đức Phật thấy rằng Thiện tâm của họ đã đạt được tiêu chuẩn, Ngài quyết định đợi họ ở tịnh xá tại Sravasti.
Những người mù cảm nhận được sự ấm áp khi họ sắp tới gần tịnh xá của đức Phật. Cuối cùng, họ đã gặp được đức Phật mà họ mong mỏi bấy lâu nay. 500 người mù đồng loạt quỳ dưới chân đức Phật và bày tỏ lòng biết ơn vô bờ của họ. “Đức Phật từ bi vĩ đại, Ngài cứu độ tất cả sinh mệnh đang phải chịu khổ đau. Cầu xin Ngài ban cho chúng con đôi mắt sáng để chúng con được chiêm ngưỡng Ngài”.
Thấy sự chân thành của họ, đức Phật nói: “Ta đã nhìn thấy sự thành kính và niềm tin kiên định của các con trên chặng đường dài đầy chông gai tới đây. Ta sẽ ban cho các con ánh sáng”. Thế là ngay lập tức 500 người mù sáng mắt trở lại. Họ quỳ trên mặt đất cảm ơn và nói: “Xin tạ ơn Ngài, đức Phật từ bi vô lượng! Xin Ngài hãy thu nhận chúng con làm đồ đệ, chúng con muốn đi theo và phụng sự Ngài mãi mãi”. Đức Phật nói: “Lành thay, các đồ đệ của ta!”. Từ đó họ trở thành đồ đệ của đức Phật và tu luyện rất tinh tấn. Cuối cùng, họ đều đạt được quả vị A-la-hán, nhảy thoát khỏi bể khổ luân hồi.
——-oOo——-
Những người mù ấy tuy sống trong tăm tối mịt mù, nhưng con tim của họ tràn đầy ánh sáng. Tâm cầu Đạo của họ sáng chói như ánh vàng kim rực rỡ. Trong suốt cuộc hành trình đi tìm đức Phật, họ đã không đánh mất niềm tin mãnh liệt của mình vào Phật Pháp, bất kể trải qua bao nhiêu khó khăn gian khổ.
Có một số người cứ mãi cho rằng: “Tôi không tin chuyện tu luyện. Chỉ khi chính mắt tôi nhìn thấy thì tôi mới tin”. Những người như thế sẽ không bao giờ thấy được chân lý. Vì trái tim của họ không thể đón nhận Chân Lý trước tiên, thì cặp mắt kia đâu có tác dụng gì.
Có người không thể lý giải vì sao những người tu luyện lại vững tin vào Đạo. Họ luôn nghĩ những người tu luyện thật là ngốc nghếch. Vì người tu luyện không thấy những lợi ích vật chất tầm thường ngay trước mắt mình. Đúng vậy. Ở phương diện này, người tu luyện giống như những người mù kia, không nhìn thấy những cảnh đẹp xung quanh.
Có người lại nghĩ việc tu luyện quá huyền bí và khó thực hiện được. Thực ra, tu luyện không phải là điều gì huyền bí cả. Bạn chỉ cần kiên trì nuôi dưỡng tâm mình bằng năng lượng thiện lành, từ bi. Đến ngày bạn sẽ hái được trái ngọt như những người mù trong câu chuyện trên.
Trong “Anh hùng xạ điêu” và “Thần Điêu Đại Hiệp”, chắc hẳn mọi người còn nhớ các nhân vật Vương Trùng Dương và Toàn Chân Thất Tử. Cốt truyện tuy có nhắc đến tu luyện, nhưng cơ điểm vẫn là tư tâm, yêu hận tình thù.
Trên thực tế, để tu luyện thành công cần xả bỏ tất cả mọi tư tâm và thất tình lục dục. Đạo sĩ Vương Trùng Dương vốn là ông tổ của Toàn Chân giáo, ông dạy dỗ đồ đệ rất nghiêm khắc, thường đánh đập để thử thách nên cuối cùng chỉ còn lại bảy người. Nhóm bảy đạo sĩ này được gọi là Toàn Chân Thất Tử, một trong số đó là Hác Đại Thông.
Sau này tổ sư Vương Trùng Dương vũ hóa đăng Tiên, Hác Đại Thông cùng với 6 vị sư huynh đệ đi khắp nơi ngao du sơn thủy. Sách xưa có kể chuyện Hác Đại Thông vân du qua Triều Châu. Ông từng ở dưới cầu Triều Châu đả tọa ngồi thiền sáu năm, bị trẻ con tinh nghịch đánh chửi trêu chọc, thậm chí lấy mấy hòn đá to đặt trên đầu, ông vẫn thản nhiên bất động. Khi nước sông dâng cao càn quét mọi thứ trên đường đi của nó, ông vẫn ngồi yên không lay động nhưng kỳ lạ thay nước sông lại chảy vòng qua không hề tổn hại đến ông.
Một ngày, tổ sư Vương Trùng Dương hóa thành đồng tử hiện thân điểm hóa cho Hác Đại Thông, muốn ông đến Hoa Sơn tạc động tu Đạo sẽ có thể thành chính quả. Hác Đại Thông nghe lời Sư phụ đến Hoa Sơn tạc động ba năm, tạc ra được động Tử Vi chuẩn bị ở đây tu hành. Động Tử Vi vừa tạc xong, liền có một vị lão Đạo nhân đến khẩn cầu nói rằng: “Động của ông tạc thật là tốt, ta không tạc, vậy nhường cho ta nhé”. Hác Đại Thông nghe vậy, không nói câu nào liền nhường động cho lão Đạo sĩ đó. Tạc hết động này đến động khác, cho hết Đạo hữu này đến Đạo hữu kia, mất hơn 40 năm tạc được 70 động nhưng vẫn không có một cái động nào cho bản thân mà tu Đạo cả.
Hác Đại Thông mang theo hai đồ đệ tới Nghiệt Nghiệt Chuyên, nơi có vách núi dựng đứng tuyệt đẹp, quả là một nơi lý tưởng để tu hành. Ông bảo đồ đệ giữ sợi dây cho ông leo xuống, tại lưng chừng vách núi tạc cái động thứ 71. Hai đồ đệ vốn một lòng muốn tu Đạo thành Tiên, ngờ đâu lại gặp một ông Sư phụ chỉ biết tạc động tặng cho người ta. Bây giờ thấy thời cơ đã tới, nhất thời ác niệm nổi lên bèn cắt đứt sợi dây cho Sư phụ rơi xuống núi mà chết.
Hai người đồ đệ thu dọn hành lý vội vàng xuống núi, mới đi một đoạn đã thấy Sư phụ phiêu nhiên lướt tới. Hai đồ đệ lập tức hiểu ra sư phụ đã đắc Đạo thành Tiên rồi, trong tâm hối hận mãi không thôi. Hác Đại Thông thấy đồ đệ đã hối hận, một lần nữa lại thu nạp họ. Tảng đá ven đường nơi Sư phụ gặp hai đồ đệ xuống núi về sau được đặt tên là “Hồi tâm thạch” để ghi nhớ sự kiện này.
Lời bàn:
Phật Thích Ca Mâu Ni có mười đại đệ tử, trong đó Mục Kiền Liên được mệnh danh là “đệ nhất thần thông”. Bồ Đề Đạt Ma, đệ tử đời thứ 12 của ông chỉ với một cọng lau vượt sông Dương Tử, sau đó ngồi quay mặt vào núi Tiểu Thất chín năm, thân hình in trên đá, trở thành kỳ quan thiên cổ. Lục tổ Huệ Năng của Thiền Tông đã viên tịch hơn 1.000 năm mà nhục thân không hề hư hoại, đến nay vẫn an nhiên tọa trong chùa Nam Hoa tỉnh Quảng Đông.
Chân nhân Trương Tam Phong, cũng như các bậc Phật, Đạo, Thần xưa nay đều khuyên bảo con người coi nhẹ danh lợi tình, buông bỏ dục vọng, tu luyện Chính Pháp, đắc Chính Quả, vượt thoát luân hồi sinh tử. Một người tu Đạo xưa từng có bài thơ như thế này :
“Liễu Phàm Tứ Huấn” là một cuốn sách nổi tiếng của Trung Quốc. Tác giả có tên thật là Viên Hoàng (1533 – 1606). Ông là người huyện Ngô Giang, tỉnh Giang Tô, sống vào triều đại nhà Minh. Khi còn trẻ, ông đã được một vị cao nhân tiên đoán chính xác cả cuộc đời của mình, tuy nhiên sau này ông đã tự thay đổi được số mệnh.
Cha của Viên Liễu Phàm qua đời từ khi ông còn niên thiếu, mẹ ông khuyên con trai hãy từ bỏ việc tu học theo Nho giáo, thay bằng việc học nghề y để có thể kiếm tiền nuôi thân, lại vừa có thể cứu người.
Một hôm, ông đi đến chùa Từ Vân, gặp được một ông lão có tướng mạo phi phàm, phong thái phiêu nhiên như một vị Đạo Thần. Ông lão nói với ông: “Con có tướng làm quan. Sang năm, con có thể tham gia kỳ thi và được thăng quan tiến chức. Cớ sao con lại ngừng học?”
Viên Liễu Phàm liền kể lại chuyện nghe lời mẹ bỏ việc đọc sách thánh hiền để theo học nghề y. Ông lão tự xưng mình họ Khổng, là người tỉnh Vân Nam, từng được chân truyền phép xem số Hoàng Cực của tiên sinh Thiệu Khang Tiết đời nhà Tống. Ông nói rằng số mệnh của Viên Liễu Phàm đã định sẵn rồi, cần phải nói hết cho ông ta biết.
Viên Liễu Phàm liền thỉnh mời Khổng tiên sinh về nhà mình và đem mọi chuyện kể lại cho mẹ. Mẹ ông nói: “Nếu vị tiên sinh ấy tự xưng là người tinh thông tướng số, vậy hãy mời tiên sinh bói thử cho con, xem xem liệu những điều được tiên đoán có chính xác hay không”. Kết quả, Khổng tiên sinh đều nói đúng, ngay cả những chi tiết nhỏ cũng cực kỳ chính xác. Tiếp đó, Khổng tiên sinh nói về số mệnh tương lai của Viên Liễu Phàm cát hung họa phúc ra sao, như là năm nào ông sẽ trúng tuyển, năm nào ông nên ra ứng thí Lẫm Sinh, năm nào ông sẽ trở thành Cống Sinh, sau khi tốt nghiệp, ông sẽ làm quan huyện ở tỉnh nào. Làm quan được ba năm rưỡi, Viên Liễu Phàm sẽ từ quan và về quê nhà. Cuối cùng, ông sẽ qua đời vào giờ Sửu ngày 14 tháng 8 âm lịch, hưởng thọ 53 tuổi. Đáng tiếc là trong mệnh ông đã định là sẽ không có con trai để nối dõi.
Viên Liễu Phàm ghi lại những lời của Khổng tiên sinh, thế là lại bắt đầu tiếp tục học hành. Từ đó về sau, hễ tham gia cuộc khảo thí nào thì thứ hạng của ông luôn đúng như lời Khổng tiên sinh đã dự đoán. Có một lần, dựa theo lời Khổng tiên sinh đã tiên đoán thì Viên Liễu Phàm khi làm Lẫm Sinh được cấp gạo ăn, đến khi lĩnh đủ 91 thạch 5 đấu gạo mới trở thành Cống Sinh. Nhưng khi ông mới chỉ lĩnh được 71 thạch thì tôn sư họ Đồ là quan Học Đài (chức quan Học Đài ngày xưa tương đương với Giám đốc Sở Giáo dục ngày nay) đã tiến cử ông làm Cống Sinh. Viên Liễu Phàm bắt đầu hoài nghi lời tiên đoán của Khổng tiên sinh lúc trước đã có phần sai trật.
Sau đó, quả nhiên việc này bị một vị đại diện của quan Học Đài là tôn sư họ Dương bãi bỏ, không chấp nhận việc tiến cử ông làm Cống Sinh. Trải qua bao trắc trở mãi đến năm Đinh Mão ông mới được chấp thuận. Trước đã nhận được 71 thạch gạo, cộng với số gạo nhận thêm cho đến thời điểm ấy thì vừa đúng 91 thạch 5 đấu. Viên Liễu Phàm trải phen trắc trở ấy lại càng tin rằng: con đường công danh của mỗi người dẫu có tiến thoái thăng trầm thì đều là điều đã định sẵn trong số mệnh rồi. Dẫu vận may tới sớm hay muộn thì thời điểm cũng đã định trước rồi, vậy nên ông coi nhẹ mọi thứ, không truy cầu điều gì nữa.
Vốn đã được biết trước cả cuộc đời của mình, Viên Liễu Phàm trở nên an phận thủ thường. Khi được tiến cử làm Cống Sinh, theo quy định, ông sẽ đến học tại trường Quốc Học tại Nam Kinh. Trước khi đến trường Quốc Học, ông lên núi Tây Hà ở ngoại ô Nam Kinh bái kiến Vân Cốc thiền sư, là một vị cao tăng đắc Đạo.
Tại thiền phòng của Vân Cốc thiền sư, nhà sư kinh ngạc hỏi Viên Liễu Phàm: “Từ khi thí chủ bước vào đây, bần tăng không hề thấy thí chủ khởi vọng niệm nào, đó là duyên cớ làm sao?”
Viên Liễu Phàm giãi bày với thiền sư: “Số mệnh của tôi đã được Khổng tiên sinh đoán định chính xác rồi, lúc nào sinh, lúc nào tử, khi nào gặp vận, khi nào gặp hạn, đều đã biết trước cả rồi, chẳng có cách nào thay đổi được. Chính là vì tôi có muốn nghĩ ngợi lung tung thì cũng không ích lợi gì, cũng là mơ tưởng viển vông cả, cho nên quả thực là tôi không nghĩ gì nữa, trong lòng cũng không còn vọng niệm gì”.
Vân Cốc thiền sư cười nói: “Tôi vốn nghĩ rằng ông là một hào kiệt hiếm có trên đời, giờ tôi mới biết hóa ra ông chỉ là một phàm phu tục tử tầm thường mà thôi”. Viên Liễu Phàm hỏi thiền sư: “Tại sao lại như vậy?”
Vân Cốc thiền sư đáp: “Một người bình thường, thông thể nói rằng họ hoàn toàn không nghĩ những điều xấu; chẳng may có lúc không kiềm chế tham vọng lại được thì cũng vẫn bị vận mệnh trói buộc thôi; mà còn bị vận mệnh trói buộc thì làm sao nói đến chuyện vượt qua số mệnh? Tuy nói số mệnh đều là tiền định, nhưng chỉ những người bình thường mới bị trói buộc vào số mệnh được an bài sẵn đó thôi. Nếu là người cực thiện thì số mệnh sẽ không thể trói buộc nổi người đó”.
Mở chương đầu tiên trong Kinh Dịch, thiền sư nói: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh” (Nhà mà làm việc thiện tích đức thì tất nhiên sẽ gặp nhiều điều tốt lành). Vì vậy, số mệnh của con người là có thể tự thay đổi được. Phật gia giảng con người cần phải hiểu thấu điều thiện và điều ác, dựa theo đó mà hành động. Số mệnh là do tự mình tạo, phúc là bởi tự mình cầu, kẻ làm ác tất sẽ tổn phúc đức, người tu thiện ắt sẽ được phúc đức. Điều trong các kinh thư thuở xưa đã nói, thật sự là lời giáo huấn rất giá trị, rõ ràng và chính xác. Trong kinh Phật, chúng ta cũng được dạy rằng: người như thế cầu phú quý ắt sẽ được phú quý, cầu con cái ắt sẽ có con cái, cầu trường thọ ắt sẽ được trường thọ!”
Những lời nói đó như đánh thức người trong mộng, Viên Liễu Phàm bắt đầu thay đổi. Kể từ đó về sau, ông ngày ngày trau dồi đức hạnh, dẫu là ở nơi không người cũng nhất định không làm gì đắc tội với đất trời. Khi gặp phải những người ganh ghét và phỉ báng mình, ông có thể thản nhiên như không, cũng không màng so đo tranh luận với họ.
Một năm sau lần gặp Vân Cốc thiền sư, ông tham dự kỳ thi Đình. Theo lời của Khổng tiên sinh, ông sẽ xếp hạng thứ ba trong kỳ thi này, vậy mà lạ kỳ thay ông lại đỗ đầu, lời của Khổng tiên sinh thực sự đã bắt đầu không còn linh nghiệm nữa. Khổng tiên sinh không bói được rằng Viên Liễu Phàm đỗ cao như vậy trong kỳ thi, những điều này vốn không có trong số mệnh của ông.
Sau đó, Viên Liễu Phàm phát nguyện sẽ làm 3.000 việc thiện. Qua hơn mười năm nỗ lực, ông đã hoàn thành được ước nguyện ấy, và kết quả là vợ ông sinh được một đứa con trai, đặt tên là Thiên Khải. Sau này, mỗi lần làm được một việc thiện, lúc nào ông cũng đều dùng bút ghi chép lại; vợ ông không biết viết chữ, mỗi lần chồng làm được một việc thiện đều dùng bút lông ngỗng mà vẽ một vòng tròn màu đỏ trên lịch, dẫu là phân phát lương thực cho người nghèo, hay là mua vật sống để phóng sinh thì đều nhớ ghi lại. Có khi một ngày đã hơn 10 vòng tròn đỏ, chính là một ngày mà làm được hơn 10 việc thiện. Mấy năm sau, đến năm Bính Tuất, ông tự nhiên lại thi đỗ tiến sĩ, bộ Lại bèn bổ nhiệm Viên Liễu Phàm làm chức quan huyện lệnh coi sóc huyện Bảo Trì, vậy là ông lại phát nguyện tiếp tục làm thêm một vạn điều thiện nữa.
Khi đang làm tri huyện Bảo Trì, ông chuẩn bị viết một cuốn sách nhỏ. Viên Liễu Phàm gọi nó là sách “Trì Tâm”. Ý là sợ rằng bản thân mình nảy sinh tâm xấu, bởi vậy mới đặt hai chữ là “Trì Tâm” – nghĩa là giữ vững tâm tính. Mỗi ngày khi xử lý mọi việc, dù là việc nhỏ đến đâu, ông đều nhớ lấy những điều trong cuốn “Trì Tâm” mà suy xét. Đến tối, ông lập đàn ở sân sau nhà, thay quan phục, bắt chước quan Thiết Diện Ngự Sử (Chức quan chuyên xét xử quan lại và can ngăn vua) Triệu Duyệt Đạo đời nhà Tống, và thắp hương cầu khấn Thượng Đế, mỗi ngày ông đều làm như vậy. Vợ ông thấy chồng mình bận bịu quá nhiều công vụ không có nhiều thời gian để làm việc thiện nên thường hay cau mày nói: “Thiếp thuở xưa ở nhà giúp chàng làm việc thiện mới có thể hoàn thành tâm nguyện làm 3 nghìn việc tốt. Bây giờ chàng lại nguyện sẽ làm một vạn việc tốt, nhưng đâu có được bao nhiêu việc tốt mà làm trên công đường, chẳng biết bao lâu nữa mới hoàn thành được tâm nguyện đây?”
Sau khi nghe vợ nói ra những suy nghĩ ấy, tối đó Viên Liễu Phàm nằm mơ thấy một vị thần. Ông nói với vị thần ấy rằng tâm nguyện làm một vạn việc thiện thật khó hoàn thành được. Vị thần đáp: “Chỉ tính riêng việc ông lấy danh nghĩa là tri huyện mà giảm tiền thuế ruộng cho dân là đã làm được một vạn việc thiện rồi, đã hoàn thành tâm nguyện của ông rồi đó”.
Nguyên là ở huyện Bảo Trì, mỗi mẫu đất nông dân phải nộp thuế 2 phân 3 ly 7 hào. Viên Liễu Phàm nghĩ rằng người dân trăm họ phải đóng thuế quá nặng, vậy nên sau khi đi kiểm kê toàn huyện một lượt, ông quyết định mỗi mẫu ruộng sẽ chỉ phải đóng 1 phân 4 ly 6 hào.
Cả cuộc đời Viên Liễu Phàm không ngừng làm việc thiện, Khổng tiên sinh đoán rằng khi được 53 tuổi ông sẽ qua đời, nhưng tới tận năm 69 tuổi ông vẫn rất khỏe mạnh. Sau đó, Viên Liễu Phàm tiếp tục làm việc thiện trong suốt phần đời còn lại của mình. Ông đã lấy toàn bộ câu chuyện thay đổi vận mệnh mà bản thân đã tự thể nghiệm trong suốt cuộc đời để viết thành một cuốn sách nhỏ “Liễu Phàm Tứ Huấn”, truyền lại cho con trai mình là Thiên Khải và cho hậu thế.
Câu chuyện Viên Liễu Phàm tự mình thay đổi vận mệnh khiến chúng ta phải suy ngẫm. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc thì chủ đề chính yếu nhất đều là “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Nhìn lại trong sử sách, có vô số tiểu thuyết của người xưa đều ghi lại và trình bày đạo lý này, mà Viên Liễu Phàm chỉ là một người trong số đó. Ông đã lấy trải nghiệm thực tế của bản thân mà ghi chép lại, cho nên “Liễu Phàm Tứ Huấn” mãi cho đến ngày nay vẫn có sức ảnh hưởng lớn. Năm tháng đã tôi luyện nó trở thành một mũi tên nhọn chọc thủng sự lừa dối của học thuyết vô thần.
Sư phụ Lý Hồng Chí đã giảng trong sách Chuyển Pháp Luân, bài giảng thứ hai rằng:
“Còn có một cách có thể cho phép con người biến đổi đời của họ; đây là cách duy nhất; chính là cá nhân ấy từ nay trở đi sẽ bước trên con đường tu luyện”.
Chú thích:
Lẫm sinh: là những học trò được học bổng của các châu, huyện, hoặc phủ thời xưa.
Cống sinh: học trò giỏi thời xưa được chọn qua các kì thi sát hạch ở tỉnh, được cấp lương ăn để chuẩn bị đi thi Đình.
Giờ Sửu: ngày xưa, khoảng thời gian từ 0h đến 2h sáng ở Trung Quốc.
Thạch và đấu là 2 đơn vị đo lường của Trung Quốc. 10 đấu bằng 1 thạch.
Lời tác giả: Trong sử sách Việt Nam, chúng ta thường nghe rằng người xưa coi trọng việc giữ lời hứa hơn là giữ của cải hay người ta thà chết vì một người huynh đệ tốt còn hơn sống chỉ cho bản thân mình. Ngày nay những hành động như vậy thật là hiếm gặp. Thời đại đó đã biến mất từ lâu; nó cũng là một thời đại mà chúng ta không hiểu. Điều gì đã xảy ra với sự cao quý của con người? Tại sao điều đó không còn nữa? Đó là một vấn đề đáng bàn cãi, tuy nhiên câu chuyện mà tôi kể dưới đây là về sự cao thượng của người Tây phương, song người Á Đông vẫn có thể cảm thấy thích thú khi đọc bài viết này.
Người Á Đông đã hiểu lầm về sự cao quý của người châu Âu
Ngày nay, rất nhiều bậc cha mẹ giàu có ở Việt Nam đã gửi con cái của họ đến các trường học ưu tú tại Anh quốc với hy vọng chúng có thể trở thành những người cao quý sau khi tốt nghiệp. Họ sớm nhận thấy rằng các sinh viên gia nhập vào ngôi trường tốt nhất tại Anh quốc, trường Eton, ngủ trên giường ván, ăn các món ăn đơn giản và nhận được sự dạy dỗ hàng ngày khắt khe hơn nhiều so với những trường học thông thường. Họ không thể hiểu được sự liên hệ giữa một lối sống khổ hạnh và một tâm hồn thanh cao.
Thật ra, điều này không lạ bởi vì sự cao quý mà người phương Tây kính trọng không phải là sự cao ngạo của những kẻ gặp thời, mà là sự đề cao danh dự, tinh thần trách nhiệm, lòng can đảm và kỷ luật tự giác, đó mới là những giá trị cốt lõi. Điều đó không hề đối lập với những người bình thường và cũng không hề tương đương với một cuộc sống xa hoa.
Giàu có và cao quý không như nhau
Tại sao những trường học ưu tú danh tiếng bậc nhất thế giới lại thực hiện quy trình đào tạo khắc nghiệt và nghiêm túc đến như vậy? Đó là để tạo cho sinh viên cách nuôi dưỡng một ý thức hợp tác và kỷ luật tự giác. Sự cao quý thật sự chính là phải có đầy đủ tính tự chủ và năng lực tinh thần. Loại sức mạnh tinh thần đó phải được tạo dựng từ thuở bé.
Trường Eton đã đào tạo rất nhiều con người ưu tú, trong đó có Công tước đầu tiên của nhà Willington, Arthur Wellesley, người đã đánh bại Napoleon. Wellesley từng là sinh viên đứng đầu của trường Eton và cũng nổi tiếng trong lịch sử quân sự thế giới. Ông để lại một câu nói bất hủ trong trận chiến quyết định với Napoleon. Khi ông đang quan sát quân địch từ phía trực diện, người phụ tá của ông đã nhắc đi nhắc lại lời khuyên rằng ông nên rời khỏi nơi đó bởi vì nó quá nguy hiểm, tuy nhiên ông đã không xê dịch chút nào. Cuối cùng thì người phụ tá của ông đã hỏi ông rằng nếu có điều gì bất trắc xảy ra với ông, thì ông có lời nào để nhắn nhủ lại không. Wellington trả lời mà không nhìn lại, “Hãy nói với họ, câu nói cuối cùng của tôi cũng giống như tôi vậy: Hãy giữ vị trí.”
Đối với nhiều người Á Đông, sự quý phái có nghĩa là sống trong một ngôi biệt thự, lái xe Bentley, chơi gôn, làm một kẻ tiêu tiền hoang phí và xem người ta như đầy tớ. Trong thực tế, đó không phải là sự cao quý, mà là tâm thần của những kẻ mới giàu lên. Đối với những người Á Đông này, sự giàu có và sự quý phái có nghĩa như nhau. Thực ra thì, chúng hoàn toàn khác biệt. “Giàu có” liên quan đến sự sung túc về của cải vật chất trong khi đó “sự quý phái” liên quan đến sự sung túc về tâm hồn.
Hoàng tử nước Anh Harry là một ví dụ điển hình về sự quý phái. Sau khi tốt nghiệp Học viện quân đội Hoàng gia Anh quốc, ông được cử đến tiền tuyến Afghanistan để làm một xạ thủ súng máy. Gia đình hoàng gia biết rõ sự nguy hiểm ở nơi tiền tuyến, nhưng họ vẫn tin tưởng rằng phụng sự Tổ quốc là một trách nhiệm cao quý. Do vậy, việc làm đó là tất nhiên.
Trong suốt chiến tranh thế giới thứ II, một bức ảnh đã được lưu truyền rộng rãi tại nước Anh. Đó là bức ảnh chụp nhà vua George VI của nước Anh đang thăm khu nhà ổ chuột tại London. Ông đứng trước một căn nhà tồi tàn, nơi ở của một phụ nữ già nghèo xơ xác và hỏi, “Tôi có thể vào không?” Điều này phản ánh một sự tôn trọng đối với những người ở tầng lớp thấp hơn. Một người quý tộc thật sự biết cách tôn trọng người khác.
Vào ngày 21 tháng Giêng năm 1973 trong tòa lâu đài “Place de la Concorde” ở Paris, một tù nhân sắp sửa bị hành hình. Bước đến máy chém, người tù nhân vô tình dẫm lên chân của người đao phủ, ngay lập tức cô ấy nói: “Tôi xin lỗi, thưa ông.” Trong cùng ngày hôm đó, chồng của người phụ nữ ấy, vua Louis XVI đã để lại những lời nói điềm tĩnh và cao thượng khi đứng trước tên đồ tể tàn bạo: “Ta chết một cách vô tội bởi những tội danh được gán cho ta. Ta tha thứ cho kẻ đã gây ra cái chết của ta, và cầu Chúa rằng máu của ngươi sẽ không bao giờ rơi trên đất Pháp.” Một vài phút sau, vua Louis XVI và hoàng hậu của ông bị chém đầu. Hai thế kỷ sau, Tổng thống Pháp Francois Mitterrand, trong buổi lễ kỷ niệm 200 năm cuộc Cách mạng Pháp đã phát biểu một cách long trọng, “Vua Louis XVI là một người tuyệt vời, và cái chết của ông là một bi kịch.”
Vào ngày 28 tháng Mười năm 1910, một người đàn ông 83 tuổi quyết định hiến tặng tất cả tài sản của ông cho người nghèo để giải thoát linh hồn của họ khỏi cuộc sống đầy đau khổ. Ông bước ra khỏi ngôi biệt thự của mình, và cuối cùng ông chết như một người vô gia cư trong một sân ga nhỏ hoang vắng. Ông chính là nhà văn vĩ đại người Nga Leo Tolstoy. Nhiều năm sau, nhà văn nổi tiếng người Áo Stefan Zweig đã bình luận về Tolstoy, “Nếu ông không chịu đựng sự đau khổ thay cho chúng ta thì ông đã không có được tiếng thơm toàn nhân loại.”
Tất cả những người đã được đề cập ở trên đều có những số phận khác nhau, nhưng họ đều có chung một điểm: sự cao quý.
Sự cao quý đại diện cho phẩm giá và nhân cách cao cả
Ở phương Tây, cho đến thế kỉ thứ 18, giới quý tộc vẫn là chủ đạo và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội. Thậm chí cho đến tận ngày nay, Vương quốc Anh vẫn phong tước và danh hiệu cho những người cao quý.
Khi xã hội quý tộc ở phương Tây trở thành xã hội của thường dân, tầng lớp trung lưu cũng không hề tạo ra làn sóng phủ nhận và phê phán văn hóa quý phái. Trái lại, họ còn gửi con em mình đến học ở những trường học ưu tú để học hỏi, để được tặng danh hiệu về tất cả các loại biểu chương hay trang phục, một huy hiệu và một tước vị cao quý, để qua đó họ có thể kế thừa hoàn chỉnh thể hiện của sự cao quý.
Nói về giới quý tộc Vương quốc Anh, một nhà báo người Á Đông là Chu An Bình đã từng nói rằng nguyên nhân giúp cho giới quý tộc Anh có thể tồn tại đến ngày nay là nhờ vào sự ủng hộ của dân chúng. Nhìn chung, người Anh luôn tin rằng tinh thần của giới quý tộc đại diện cho phẩm giá và nhân cách cao cả.
Khi vua Henry I của Anh mất năm 1135, cháu trai Stephen và cháu nội Henry II của ông đều tự nhận mình là người thừa kế ngai vàng hợp pháp. Khi đó, Stephen đang ở Vương quốc Anh nên đã được thừa kế ngai vàng. Henry II, lúc này lại đang ở lục địa châu Âu, đã rất tức giận khi nghe tin và tập hợp quân đội tấn công Stephen. Khi ấy, Henry II vẫn còn rất trẻ và chưa có kinh nghiệm nên không có kế hoạch tốt. Khi vừa mới tiến vào bờ biển British Isles (quần đảo ở miền đông bắc Đại Tây Dương, ngăn cách với lục địa châu Âu bởi biển Bắc và biển Măng-sơ), đội quân của Henry II đã cạn kiệt tiền và lương thực. Vậy Henry II đã làm gì sau đó? Ông đã làm một việc mà không có bất cứ người Việt Nam nào có thể làm. Đó là viết thư cho Stephen để cầu cứu. Trong thư, ông nói với Stephen rằng ông đã không lên kế hoạch chu đáo và quân đội của ông giờ đây đã hết lương thực. Ông mong Stephen viện trợ để ông có thể đưa đội quân đánh thuê trở về châu Âu. Và Stephen đã rất hào phóng gửi tiền cho Henry II. Và ngay sau đó, Henry II lại phát động cuộc chiến tranh lần thứ 2 để giành lấy ngai vàng.
Người dân Việt Nam sẽ nghĩ rằng Henry II là kẻ vô ơn bạc nghĩa. Một người vừa mới giúp bạn vượt qua khó khăn, và bây giờ bạn lại tấn công người ấy. Nhưng nhiều quý tộc châu Âu lại khoan dung với địch thủ của mình. Một vài năm sau, khi Henry II trưởng thành hơn, ông lại dẫn một đội quân khổng lồ tấn công Stephen một lần nữa. Và lần này, ông đã giành chiến thắng. Một kết quả thú vị ở đây là ông đã kí một hiệp ước với Stephen cho phép Stephen tiếp tục ngồi trên ngai vàng và Henry II sẽ chỉ lên làm vua sau khi Stephen qua đời.
Trong con mắt của người bình thường, một người cuối cùng giành chiến thắng mà lại không có được ngai vàng thì cũng chẳng có giá trị gì. Ở Việt Nam, trong một trận chiến giành ngai vàng, một bên chắc chắn phải chết.
Câu chuyện sau đây cũng để lại ấn tượng sâu sắc:
Hai người con trai của vua Edward III thuộc dòng họ Công tước xứ Lancaster của Anh và hậu duệ của Công tước xứ York đều mong muốn có được ngai vàng. Điều này đã dẫn đến cuộc chiến tranh giữa hai dòng họ. Nhưng rồi Henry VII của dòng họ Lancaster kết hôn với con gái của Công tước xứ York. Và sau khi hai người kết hôn, hai dòng họ hợp nhất thành một và lập ra Vương triều Tudor.
Những cuộc chiến tranh thời kì Trung cổ ở phương Tây cũng khá giống với những cuộc chiến trong thời kì Xuân Thu của Trung Quốc. Trên chiến trường là kẻ địch nhưng rời chiến trường thì vẫn là bạn. Và cũng có rất nhiều cuộc chiến thời Trung cổ giống như những cuộc chơi của trẻ nhỏ ngày nay. Một số chính trị gia châu Âu có truyền thống đặc biệt – một vị vua, dù đã bị lật đổ, vẫn luôn được đối xử một cách lịch sự đàng hoàng. Điều này đã phản ánh phong cách hiệp sỹ của người châu Âu. Đó cũng là lý do vì sao trong những cuộc đấu tranh giành quyền lực ở châu Âu rất hiếm khi xảy ra việc tuyệt diệt kẻ thù – vốn thường xuyên xảy ra trong những cuộc chiến tại Việt Nam hay Trung Quốc.
Tranh giành địa vị một cách khoan hồng, rộng lượng
Giới quý tộc châu Âu thích để lại vấn đề để giải quyết sau đó hơn là đánh mất phong thái của mình. Vào năm 1688, khi tấn công người cha của vợ mình – James II, William III thấy rằng ngai vàng lẽ ra phải thuộc về mình. Và vì thế ông đã giành lấy ngai vàng và giam cầm James II. Ông đã giam lỏng người cha vợ của mình trong một lâu đài gần biển và đồng thời cũng để một chiếc thuyền nhỏ ở gần lâu đài đó. James II đã thấy chiếc thuyền ấy và dùng nó để chạy trốn đến châu Âu.
Sau khi phương Tây phát triển trở thành xã hội dân chủ, truyền thống quý tộc vẫn được duy trì trong những tầng lớp chính trị cao hơn. Chẳng hạn như, trong cuộc nội chiến của nước Mỹ, khi miền Nam phải đối mặt với việc bị đánh bại về lực lượng quân sự, một số quan chức đã đề xuất kế hoạch phân tán lực lượng – đưa binh lính sống cùng nhân dân và rời lên vùng đồi núi để tiến hành chiến tranh du kích. Nhưng chỉ huy trưởng, đại tướng Robert Lee không thông qua đề xuất này; ông nói rằng: “Chiến đấu là nghĩa vụ của quân lính. Nếu chúng ta làm như vậy đồng nghĩa với việc chúng ta đẩy trách nhiệm ấy sang dân thường. Cho dù không phải là một chiến binh xuất sắc, tôi cũng sẽ không đồng ý làm như vậy. Tôi thà chết như một tù nhân chiến tranh để mang lại cuộc sống yên bình cho nhân dân”.
Kẻ thù của ông là vị tổng thống lừng danh, Abraham Lincoln. Tổng thống Lincoln cũng là người khoan hồng, rộng lượng như một nhà quý tộc. Ban đầu, theo quân pháp lẽ ra tổng thống đã nên bắt giam và xử tử tướng Robert Lee. Nhưng vì mong muốn xoa dịu lòng hận thù giữa 2 miền Bắc Nam nên tổng thống Lincoln đã nói với tướng Lee rằng: “Đã đến lúc ông về hưu rồi. Tại sao ông không về nhà đi?”. Và ngay sau đó, tướng Lee đã về hưu trong danh dự và bắt đầu viết ký sự về cuộc đời mình.
Có rất nhiều điều về tinh thần quý tộc mà chúng ta khó có thể hiểu được. Ví dụ trong ngành công nghiệp biển phương Tây có một quy định không thành văn là khi tàu gặp vấn đề và có thể sẽ bị đắm, thuyền trưởng sẽ là người cuối cùng rời khỏi tàu – một số thuyền trưởng thậm chí còn chọn chìm cùng con tàu của họ. Đó cũng chính là ý thức trách nhiệm xuất phát từ tinh thần cao thượng.
Trong bộ phim Titanic, khi con tàu sắp chìm, thuyền trưởng đến khoang điều khiển và quyết định sẽ chết cùng con tàu của mình. Đó chính là ý thức trách nhiệm. Khi tàu bắt đầu chìm dần, thuyền trưởng mời một ban nhạc nhỏ trên tàu chơi nhạc chỉ để giúp mọi người có thể bớt hoang mang lo sợ. Sau khi họ chơi nhạc xong, nhạc trưởng đứng nhìn những nhạc công khác bỏ đi. Và khi hành khách lại hoảng sợ, ông quay về vị trí của mình và chơi violon. Và rồi, tất cả các nhạc công khác cũng quay lại và tiếp tục chơi nhạc. Vào thời điểm trước khi con tàu chìm hẳn, họ bắt tay nhau và nói lời tạm biệt. Người nhạc trưởng nói rằng: “Niềm vinh dự trong cuộc đời tôi là được chơi nhạc với tất cả mọi người tối nay.” Đây chính là sự thể hiện rõ nhất của tinh thần cao thượng, tinh thần ấy cho chúng ta biết được rằng đôi khi “cái chết” còn ý nghĩa hơn “cuộc sống tầm thường”.
Bản chất của tâm hồn cao quý
“Một quý ông thực sự là người xem nhẹ tiền bạc…”. Người Anh cho rằng một quý ông phải là một người quý phái với phẩm chất chính trực, sự công minh, không e sợ trước khó khăn và còn có khả năng hy sinh bản thân mình. Anh ta không chỉ là một người có danh dự, mà còn là một người có lương tâm. Cũng giống như học giả khoa học chính trị nước Pháp Alexis de Tocqueville đã nói: “Bản chất thực sự của tinh thần cao quý nằm ở danh dự”. Tinh thần cao quý không liên hệ gì đến những điều kiện vật chất. Nhà văn Trung Quốc Eileen Trương nói rằng ngày xưa, một nhân viên vận hành thang máy ở Thượng Hải sẽ không bước ra để điều khiển thang máy cho đến khi anh ta ăn vận thật đàng hoàng. Đó cũng là một biểu hiện của tinh thần cao quý.
Giáo sư Hứa Kỷ Lâm nói: “Một người đạp xe ba bánh đã hỗ trợ cho hơn một tá trẻ em mồ côi và đã cho tất cả những đứa trẻ đó đến trường bằng đồng lương còm cõi của mình”. Chúng ta có thể nói rằng đó là phản ánh của một tâm hồn thanh cao. Do vậy, một tinh thần cao quý có thể rất gần gũi với chúng ta và mọi người đều có thể học cách làm điều đó.
Danh từ “quý phái” trong tiếng Anh không chỉ có nghĩa là “dòng dõi quý tộc” mà nó còn mang ý nghĩa về sự huy hoàng, sự ưu tú, tài giỏi và đáng tôn kính. Tinh thần cao quý bao gồm cả phẩm chất cao quý, tình yêu bao dung, thiện tâm, tâm hồn trong sáng, tinh thần trách nhiệm, sự ngoan cường, lòng tự tôn, lương tâm, không xu nịnh, không cầu xin, không tự thương xót bản thân và đặt danh dự và đức hạnh lên trên tất cả mọi thứ.
Tinh thần cao quý là phẩm chất bắt buộc phải có đối với các nhà quý tộc. Nếu như những người bình thường có thể rèn luyện tâm tính của họ một cách kiên định, họ cũng có thể đạt được tinh thần cao quý. Chúng ta nên nhấn mạnh tinh thần của giới quý tộc.
Dù sao đi nữa, ngày hôm nay, người ta có thể sở hữu một biệt thự cao cấp, lái một chiếc xe hơi hạng sang, được vây quanh bởi những cô gái xinh đẹp và tiêu dùng các loại hàng hóa đến từ châu Âu, nhưng đó chỉ là hình thức bên ngoài của đời sống vật chất của giới “quý tộc”. Nó không phản ánh được những phẩm chất tinh thần và thẩm mỹ của con người. Cái mà các phương tiện truyền thông truyền đạt cho chúng ta chỉ là một cuộc sống giàu có về vật chất, vốn là điều thực sự hời hợt, trẻ con và không có chút quan hệ gì với tinh thần quý tộc thật sự.
Ba yếu tố quan trọng của tinh thần cao quý
Đầu tiên là sự giáo dục văn hóa bao gồm việc chống lại những cám dỗ vật chất và sự hưởng thụ cuộc sống, và rèn luyện một tâm tính, đạo đức cao quý. Thứ hai là trách nhiệm xã hội, là một tầng lớp xã hội, họ phải đạt được sự tự kỷ luật, trân quý danh dự của một con người và biết giúp đỡ những nhóm người đang chịu thiệt thòi, phục vụ cộng đồng và đất nước. Thứ ba là sự giải thoát tâm hồn; chỉ giữ lại một ý chí độc lập, nói không với quyền lực và tiền tài, giữ vững quyền tự trị về đạo đức và trí thức, và từ chối không trở thành nô lệ của quyền lực chính trị và ý kiến của số đông.
Ý nghĩa thật sự của sự cao quý nằm ở tâm hồn và tư cách đạo đức cao quý của một cá nhân. Điều tốt nhất về sự quý phái là một người sống một cuộc đời trung thực, khoan dung, và tự trọng. Người đó sẽ không từ bỏ phẩm giá của mình vì tiền. Từ quan điểm đó, tinh thần cao quý không có liên hệ gì với sự giàu có. Những người có được một tâm hồn cao quý có thể không giàu và những người giàu sang có thể không cao quý.